Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để DNNN vận hành theo cơ chế thị trường
Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-CP, ngày ngày 02/10/2017 của Chính phủ về việ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 03/06/2017 của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thường xuyên rà soát, cập nhật Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa theo từng năm giai đoạn 2017-2020 và danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020.
Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN cần được tiếp tục chú trọng
Đồng thời, định kỳ hàng năm tiến hành rà soát thực hiện sắp xếp chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước theo hướng các doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của các lĩnh vực: an ninh quốc phòng, độc quyền tự nhiên, cung cấp hàng hóa dịch vụ công thiết yếu và một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa.
Ngoài ra, theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thực hiện công bố thông tin theo quy định để đảm bảo tính minh bạch, công khai trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Bộ cũng sẽ tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước thật sự vận hành theo cơ chế thị trường. Trong đó, Bộ đề xuất, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định quy định về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo hướng xóa bỏ các cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho doanh nghiệp nhà nước, đối xử bất bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, kinh doanh, tài chính, thuế...
Song song với đó, Bộ cũng nghiên cứu, ban hành cơ chế để phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất cung ứng và chuỗi giá trị trong nước, khu vực và thế giới.
Hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát và việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp; thực hiện nghiệm việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã cổ phần hóa đang có vốn nhà nước về SCIC theo đúng quy định.
Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp (trong đó, tập trung Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Phá sản, Bộ luật Lao động...), cơ chế, chính sách về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước...
Cùng với đó, Bộ sẽ hoàn thiện và đảm bảo các điều kiện để Ủy ban quản lý vốn nhà nước đi vào hoạt động nhằm: Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Phê duyệt và giám sát thực hiện cac chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành.../.
Bình luận