Bức tranh 9 tháng đầu năm

Báo cáo của VEPR cho thấy kinh tế 3 quý năm 2021 suy giảm nặng nề do tác động lớn từ dịch Covid-19 kéo dài. Cụ thể, theo PGS.TS Phạm Thế Anh, chuyên gia Kinh tế vĩ mô Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trưởng nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo, do tác động bởi đợt bùng phát dịch lần thứ tư, kinh tế Việt Nam giảm 6,17% so với cùng năm 2020 trong Quý III/2021, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi Việt Nam thống kê kinh tế - xã hội theo quý.

VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 tối đa chỉ đạt 2,5%
Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2021

Tính chung, mức tăng GDP 9 tháng chỉ đạt 1,42%. Tính theo ngành, khu vực dịch vụ giảm 9,28%, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng nhẹ 1,04%. Tăng trưởng của ngành Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 38,56% so với cùng kỳ, cao nhất trong các ngành Quý 3/2021. Các ngành còn lại đều tăng trưởng ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Đặc biệt, nhiều ngành dịch vụ ghi nhận mức tăng trưởng âm dưới ảnh hưởng của những chính sách nhằm đối phó với làn sóng lây nhiễm COVID19 trên cả nước.

VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 tối đa chỉ đạt 2,5%
Nguồn VEPR

Đáng chú ý, chỉ số PMI của các tháng trong quý III/2021 giảm sâu, chỉ quanh mốc 40 điểm, cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt. Trong khi CPI trung bình 9 tháng tăng thấp so với cùng kỳ, ở mức 1,82%, tổng cầu suy yếu, doanh thu và dịch vụ tiêu dùng đều giảm, thì chi phí sản xuất tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng và thực thi các biện pháp giãn. Bên cạnh chi phí nguyên vật liệu đầu vào gia tăng, các chi phí liên quan đến kiểm soát dịch bệnh cũng đang là gánh nặng của các doanh nghiệp tại các vùng có dịch khiến cho tình hình tài chính của các doanh nghiệp sản xuất tại các địa phương, đặc biệt là các tỉnh/thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ngày càng khó khăn.

VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 tối đa chỉ đạt 2,5%
Nguồn VEPR

Để thực hiện “sản xuất 3 tại chỗ” các doanh nghiệp không những xây dựng thêm các khu vực lưu trú tại chỗ cho công nhân, nhân viên trong suốt quá trình sản xuất mà còn phải gánh chiu thêm chi phí xét nghiệm COVID-19 nhằm đảm bảo tình trạng lây lan của dịch bệnh trong khu vực sản xuất. Nhìn chung, các doanh nghiệp thực hiện “sản xuất 3 tại chỗ” đa phần là các doanh nghiệp vừa và lớn với quy mô lao động cao nên chi phí để thực hiện các quy định phòng chống dịch bệnh theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là rất lớn, khiến cho các doanh nghiệp ngày càng kiệt quệ về tài chính.

Về bức tranh thành lập doanh nghiệp, khó khăn nhiều mặt cùng với ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh bùng phát trở lại khiến tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong quý III/2021 giảm hơn 50,1% so với cùng năm trước với 36,9 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường, hàng trăm nghìn doanh nghiệp và hàng triệu lao động đã phải ngừng hoạt động, tạm nghỉ việc, giãn việc.

Tuy nhiên, theo báo cáo của VEPR, điểm sáng tín hiệu khả quan cho quý IV khi thặng dư thương mại xuất hiện vào tháng 9. Lãi suất liên ngân hàng giảm. Thị trường tín dụng tăng cường nguồn vốn vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời giảm bớt vốn vào các lĩnh vực rủi ro khác.

Dự báo hai kịch bản tăng trưởng 2021

Trong bối cảnh này, VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng với nhận định tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 dự báo tăng 1,0 - 1,5% đối với kịch bản xấu hoặc 2,0 - 2,5% đối với kịch bản tốt.

VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 tối đa chỉ đạt 2,5%
Hai kịch bản tăng trưởng theo dự báo của VEPR

Cụ thể, với kịch bản tốt, cả nước thống nhất được các biện pháp thích ứng với bệnh dịch với tinh thần chống dịch nhưng vẫn đảm bảo sản xuất và lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy, đặc biệt là ở các trung tâm kinh tế với tỷ lệ tiêm chủng cao. Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng được hồi phục một cách chậm chạp nhưng chắc chắn. Các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng ngay trong nửa đầu Quý IV. Tình trạng phong tỏa như trong Quý III không lặp lại. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 2,0 – 2,5%.

Còn ở kịch bản xấu, bệnh dịch có nguy cơ tái bùng phát trong khi Việt Nam chưa thống nhất được chiến lược ứng phó một cách hiệu quả giữa các tỉnh thành. Tình trạng “đóng – mở” lặp lại ở một số nơi xuất hiện các ca nhiễm gây thiệt hại cho sản xuất. Một số đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do không đảm bảo được tiến độ sản xuất. Tình trạng thiếu hụt lao động có thể xảy ra do người lao động còn bất an. Chi phí tăng cao khiến nhiều ngành thu hẹp, đặc biệt là trong nông nghiệp. Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt khoảng 1,0-1,5%. Như vậy, theo đánh giá của VEPR, nếu các rào cản được gỡ bỏ thì tăng trưởng GDP cả năm trong kịch bản lạc quan có thể đạt khoảng 2% - 2,5%. Còn không, rất có thể tình trạng của Quý 3 sẽ lặp lại. Khi đó, Việt Nam không chỉ đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế mà còn là sự khó khăn và tốn kém hơn trong hồi phục sau đại dịch.

Triển vọng tăng trưởng tương ứng với chiến lược và mức độ ứng xử chống dịch

Theo nhận định của TS Phạm Thế Anh, nhìn chung, sức khỏe của nền kinh tế suy giảm rất nghiêm trọng. “Mức tăng trưởng âm 6,17% trong quý III có lẽ chưa phản ánh hết được sự đứt gãy sản xuất và lưu thông hàng hóa, sự đình trệ của các hoạt động kinh doanh diễn ra trên quy mô lớn, sự bất ổn trong đời sống của hàng triệu người lao động. Sức chống đỡ của doanh nghiệp và người dân ở các vùng có dịch bùng phát trong thời gian vừa qua đã tiến tới gần điểm tới hạn. Kết quả này cho thấy chúng ta không thể tiếp tục sử dụng các biện pháp chống dịch cực đoan được nữa. Các hoạt động kinh tế cần được “cởi trói” để hoạt động bình thường trở lại”, TS Thế Anh khuyến nghị.

VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 tối đa chỉ đạt 2,5%
Triển vọng hồi phục kinh tế phụ thuộc rất lớn vào chiến lược ứng xử với đại dịch trong thời gian tới

Trong bối cảnh này, VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng với nhận định tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 dự báo tăng 1,0 - 1,5% đối với kịch bản xấu hoặc 2,0 - 2,5% đối với kịch bản tốt.

Triển vọng hồi phục kinh tế do vậy phụ thuộc rất lớn vào chiến lược ứng xử với đại dịch trong thời gian tới. Theo đó, VEPR đưa ra 2 kịch bản với nhận định GDP của Việt Nam trong năm 2021 tăng 1,0 - 1,5% đối với kịch bản xấu hoặc 2,0 - 2,5% đối với kịch bản tốt.

Cũng theo nhóm chuyên gia VEPR, việc chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam của một vài doanh nghiệp FDI hay sự rời bỏ các trung tâm sản xuất của các lao động có thể chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, vấn đề là nếu không thay đổi tư duy chống dịch, không đảm bảo được sự liên tục của sản xuất và lưu thông hàng hóa dựa trên các biện pháp phòng chống bệnh dịch hợp lý và hiệu quả thì rất có thể các vấn đề trên sẽ trở thành lâu dài. Các doanh nghiệp sẽ không mở rộng đầu tư, hay người lao động sẽ không quay trở lại thành phố cho tới khi họ an tâm với các biện pháp phòng chống bệnh dịch trong tương lai.

Triển vọng hồi phục kinh tế do vậy phụ thuộc rất lớn vào chiến lược ứng xử với đại dịch trong thời gian tới. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn thiếu một hướng dẫn tổng thể, nhất quán giữa các địa phương, giữa các bộ ngành về việc sản xuất thích ứng an toàn, linh hoạt, và đặc biệt là phải tiết giảm chi phí và khả thi đối với doanh nghiệp. Bệnh dịch đã lắng xuống, tỷ lệ tiêm phủ vắc xin đã khá cao ở các trung tâm kinh tế, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chưa thể quay trở lại hoạt động bình thường, nhiều hoạt động lưu thông vận tải hành khách và hàng hóa vẫn bị ngưng trệ.

Do đó bên cạnh thay đổi chiến lược thích ứng hiệu quả với đại dịch, theo khuyến nghị của VEPR, các hỗ trợ an sinh xã hội và tài khóa cũng đóng vai trò quan trọng cho sự hồi phục của nền kinh tế. “Các gói hỗ trợ cho tới nay là rất hạn hẹp. Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam có thể tạm thời chấp nhận mức thâm hụt ngân sách cao hơn bình thường nhằm an dân và hỗ trợ doanh nghiệp nối lại hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, khi đại dịch qua đi, các kỉ luật tài khóa cần phải được tuân thủ chặt chẽ trở lại để tránh các rủi ro về tài khóa và nợ công trong dài hạn. Cũng cần lưu ý rằng, dù cố gắng tới đâu, các gói hỗ trợ của Chính phủ vẫn là hữu hạn, không thấm tháp gì với nhu cầu của nền kinh tế. Không có cách nào khác là phải để nền kinh tế tự cứu lấy nó bằng cách “mở cửa” trở lại các hoạt động sản xuất và tiêu dùng”, TS Phạm Thế Anh lưu ý.

Thách thức lớn đối với tăng trưởng

Có cùng dự báo với 2 kịch bản tăng trưởng cho năm 2021 của VEPR, tại Hội thảo công bố Báo cáo của VEPR, các chuyên gia đều thống nhất cho rằng, thách thức cho tăng trưởng năm 2021 là rất lớn và hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát của dịch bệnh Covid-19, cũng như chiến lược và mức độ chính sách ứng phó của cơ quan chức năng trong phòng, chống dịch bệnh từ nay đến cuối năm.

VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 tối đa chỉ đạt 2,5%
Các chuyên gia chia sẻ tại Tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2021
TS Lê Đăng Doanh cho rằng, Chính phủ cần nghiên cứu thêm gói hỗ trợ đủ lớn, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ngoài các gói hiện tại, với tổng gói hỗ trợ tương đương khoảng 8% - 10% GDP Việt Nam.

PGS. TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý tăng trưởng quý III/2021 âm cao sẽ khó tạo động lực cho sự bứt lên của quý IV và duy trì tăng trưởng trung bình cả năm. Do đó, để đạt được dự báo tăng trưởng 2,0-2,5% như kịch bản tốt thì thực sự rất cần nỗ lực rất lớn của cả nền kinh tế cũng như tư duy ứng xử chống dịch thống nhất, đồng bộ của các cấp. Để thực hiện được mục tiêu này, PGS. TS Bảo đề xuất 10 giải pháp cần làm ngay để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó, đặc biệt tập trung vực dậy hoạt động của khu vực doanh nghiệp, sớm phục hồi sản xuất kinh doanh. “Tuy nhiên muốn làm được như vậy, cùng với việc trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong phòng, chống dịch bệnh, để họ tự lựa chọn phương án sản xuất, tăng niềm tin cho doanh nghiệp vào phục hồi sản xuất, kinh doanh, thì Chính phủ và các bộ, ngành địa phương cần sớm cho phép hàng hóa, con người lưu thông một cách tự do, thuận lợi, tạo tiền đề cần thiết cho phục hồi kinh tế và hoạt động giao thương được diễn ra dễ dàng”, ông Bảo đề xuất.

Tương tự, chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào khả năng kiểm soát dịch bệnh và độ phủ tiêm vắc-xin. Nếu tiêm vắc xin thành công cho tất cả công nhân trong khu công nghiệp, khu chế xuất thì khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam sẽ thuận lợi vào quý IV và những năm tiếp theo. Đối với chính sách khôi phục sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường mới, các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh các địa phương trên cả nước cần thực hiện thống nhất, đồng bộ Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19”, không được tạo ra sự bất nhất trong áp dụng chính sách phòng, chống dịch. Từ đó, có các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp hoạt động trở lại càng sớm càng tốt, đồng thời không tiếp tục áp dụng phương pháp chống dịch cực đoan, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ông cũng đồng thời lưu ý thêm ngoài dịch bệnh, kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt rủi ro do thiên tai, biến đổi khí hậu tại ĐBSCL, xâm nhập mặn, khô hạn, lũ lụt ở miền Trung. Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nền kinh tế sớm phục hồi. TS Lê Đăng Doanh cho rằng, Chính phủ cần nghiên cứu thêm gói hỗ trợ đủ lớn, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ngoài các gói hiện tại, với tổng gói hỗ trợ tương đương khoảng 8% - 10% GDP Việt Nam.

Đáng chú ý, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đặc biệt nhấn mạnh tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc đến kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang nhập khẩu rất nhiều từ Trung Quốc, với tỷ trọng hơn 33%. Theo phân tích của ông Lực, Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc ngưng trệ chắc chắn sẽ tác động trực tiếp tới nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp ở Việt Nam bởi lâu nay vẫn phụ thuộc nhập khẩu từ thị trường này Do đó, nếu cường quốc này gặp khó khăn, thì sự phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ càng phải đối mặt với nhiều sức ép, đặc biệt là trong quý IV, ông Lực nhận định và dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 sẽ dao động ở mức 2,3 - 2,5%./.