Từ khóa: GDP, tăng trưởng kinh tế, giải pháp tăng trưởng

Summary

In the recent context of world economic fluctuations, Vietnam still achieved the goal of macroeconomic stabilization, controlling inflation, promoting economic growth, and ensuring major balances of the economy. However, the economy is still facing great difficulties and challenges, suffering form "double effects" of negative external factors and long-lasting internal limitations and inadequacies. This requires synchronous and timely solutions to promote fast and sustainable economic growth.

Keywords: GDP, economic growth, growth solutions

GIỚI THIỆU

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của một quốc gia. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất mà các chính phủ lựa chọn để đánh giá và so sánh tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế của các nước trên thế giới nói chung và nền kinh tế của Việt Nam nói riêng đều đối mặt với nhiều khó khăn. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp đã đề ra cùng với sự nỗ lực của tất cả các tác nhân trong nền kinh tế.

TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

GDP của Việt Nam trước khi xuất hiện dịch Covid-19 tăng trưởng tương đối ổn định, khoảng 6%-7%/năm. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 diễn ra đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, điều này làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP xuống còn 2,91% năm 2020 và 2,58% năm 2021. Sau khi kiểm soát được dịch bệnh, GDP của Việt Nam cải thiện nhanh chóng, đạt 8,02% vào năm 2022, vượt mục tiêu đề ra (Hình).

Hình: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2021-2022

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trước biến động kinh tế thế giới hiện nay
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

Bảng: Cơ cấu GDP theo ngành của Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Tổng giá trị

Cơ cấu (%)

Tổng giá trị

Cơ cấu (%)

Tổng giá trị

Cơ cấu (%)

TỔNG SỐ

6.293.145

100,00

8.398.606

100,00

9.513.327

100,00

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

934.731

14,85

1.038.113

12,36

1.129.908

11,88

Nông nghiệp

680.827

10,82

763.982

9,10

819.289

8,61

Lâm nghiệp

45.064

0,71

46.011

0,55

52.101

0,55

Thủy sản

208.840

3,32

228.119

2,71

258.518

2,72

Công nghiệp và xây dựng

2.122.307

33,72

3.180.065

37,86

3.639.730

38,26

Công nghiệp

1.732.819

27,53

2.680.216

31,91

3.050.017

32,06

Khai khoáng

349.425

5,55

203.148

2,42

268.076

2,82

Công nghiệp chế biến, chế tạo

1.050.712

16,69

211.0621

25,13

2.355.434

24,76

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

298.903

4,75

317.159

3,77

380.092

3,99

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

33.779

0,54

49.288

0,59

46.415

0,49

Xây dựng

389.488

6,19

499.849

5,95

589.713

6,20

Dịch vụ

2.619.539

41,63

3.438.989

40,95

3.932.450

41,33

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

734.077

11,66

792.260

9,43

915.473

9,62

Vận tải, kho bãi

155.964

2,48

368.429

4,39

442.374

4,65

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

197.333

3,14

143.934

1,71

216.156

2,27

Thông tin và truyền thông

42.493

0,68

295.916

3,52

334.272

3,51

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

338.150

5,37

387.838

4,62

452.546

4,76

Hoạt động kinh doanh bất động sản

277.990

4,42

300.454

3,58

328.747

3,46

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

81.013

1,29

191.292

2,28

204.898

2,15

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

19.213

0,31

82.940

0,99

107.392

1,13

Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

180.527

2,87

185.824

2,21

192.457

2,02

Giáo dục và đào tạo

253.323

4,03

326.019

3,88

355.908

3,74

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

188.751

3,00

256.807

3,06

255.741

2,69

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

35.573

0,57

49.404

0,59

56.059

0,59

Hoạt động dịch vụ khác

104.384

1,66

47.154

0,56

58.753

0,62

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

10.748

0,17

10.717

0,13

11.674

0,12

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

616.568

9,80

741.439

8,83

811.239

8,53

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

Đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của Việt Nam có sự nỗ lực của các ngành. Số liệu ở Bảng cho thấy, trong cơ cấu GDP, năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8%. Đến năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%. Sang năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%. Nhìn chung, trong cơ cấu GDP, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng.

Theo Tổng cục Thống kê, điều đáng mừng là, năm 2022, lần đầu tiên GDP của Việt Nam vượt 400 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Đặc biệt, GDP năm 2022 của Việt Nam ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 12 năm qua với mức tăng 8,02% so với năm 2021.

Có được những kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo thống nhất của hệ thống chính trị và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành những quyết sách kịp thời để phòng, chống dịch bệnh. Việt Nam đã từng bước chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" để phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó là sự đồng lòng, nhất trí của các cấp, các ngành, các địa phương; sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, tăng trưởng của Việt Nam cũng còn những tồn tại, hạn chế. Ổn định kinh tế vĩ mô đối mặt với nhiều thách thức, sức ép lạm phát lớn, giá xăng, dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh; các thị trường xuất - nhập khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp. Một số quy định pháp luật còn vướng mắc, bất cập, chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Giải ngân vốn đầu tư công, triển khai thực hiện một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia và việc lập các quy hoạch còn chậm. Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro; cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng yếu kém còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao...

Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, trong khi năng lực nội tại còn thấp, sức chống chịu và tính cạnh tranh chưa cao, nên chịu tác động lớn bởi các yếu tố bên ngoài, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao; lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán… đã làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Để thúc đẩy tăng trưởng GDP đạt được mục tiêu đề ra, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cần nắm chắc tình hình, tăng cường phân tích, dự báo, kịp thời đưa ra chính sách phù hợp, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ về chiến lược, chuyển trạng thái đột ngột.

Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung cho các động lực tăng trưởng (về tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu); tận dụng tốt các cơ hội và tạo không gian phát triển mới.

Thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Điều hành tỷ giá, lãi suất linh hoạt, phù hợp; tập trung chỉ đạo hệ thống ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay; bảo đảm thanh khoản hệ thống các tổ chức tín dụng; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt… Tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên.

Thứ hai, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư và khuyến khích các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai, tài nguyên, bãi đổ thải… Thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng. Chủ động rà soát điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn.

Đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, phòng, chống biến đổi khí hậu. Tích cực tháo gỡ khó khăn, phát triển thị trường bất động sản, nhà ở xã hội; rà soát, tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án bất động sản, hỗ trợ khôi phục dòng tiền cho doanh nghiệp.

Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tăng cường nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Tiếp tục sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả, phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia. Đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI, tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại giữa các ngành và nội ngành. Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp sinh thái, xanh, tuần hoàn; từng bước chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; có giải pháp kịp thời hạn chế tối đa tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu.

Tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn để sớm đưa vào vận hành các công trình, dự án công nghiệp trọng điểm, góp phần gia tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng. Chủ động phát triển các dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao./.

Ngô Thị Luyện - Trường Đại học Sao Đỏ

(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17, tháng 6/2023)


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2023), Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kết hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

2. Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2020.

3. Tổng cục Thống kê (2021), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2021.

4. Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2022.