Các hạt vi nhựa có kích thước dưới 5 mm (vi nhựa) được giải phóng trong quá trình phân hủy của những mảnh nhựa lớn. Việc tìm thấy nhựa trong các đám mây làm dấy lên mối lo ngại về mức độ ô nhiễm có thể lan rộng trên khoảng cách xa, gây hại đến cây trồng và ô nhiễm nguồn nước trên khắp thế giới thông qua những “cơn mưa nhựa”.

Nghiêm trọng hơn, lượng vi nhựa trong các mẫu được các nhà nghiên cứu tìm thấy có nồng độ rất cao, không chỉ hình thành các “đám mây vi nhựa” mà còn đồng thời thải ra khí nhà kính. Tác giả chính của nghiên cứu, Hiroshi Okochi, nhấn mạnh tính cấp thiết của vấn đề “ô nhiễm không khí nhựa” và hiểm họa về những thiệt hại môi trường nghiêm trọng trong dài hạn [2].

Núi Phú Sĩ của Nhật Bản được bao quanh bởi những đám mây [2]
Núi Phú Sĩ của Nhật Bản được bao quanh bởi những đám mây

Ô nhiễm môi trường do vi nhựa là chủ đề được bàn luận rất nhiều trong thời gian gần đây do mức độ nghiêm trọng của nó khi các nhà khoa học từng tìm thấy vi nhựa ở sâu trong đại dương và Nam Cực. Tuy nhiên với phát hiện của các nhà khoa học về những “đám mây vi nhựa” và “cơn mưa nhựa”, mối hiểm họa đang trực tiếp ảnh hưởng tới chu trình sinh địa hóa trên toàn thế giới, gây ô nhiễm đất, nguồn nước, cây trồng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Dù việc hành động để giảm tác động của vi nhựa lên môi trường là vô cùng cấp thiết, tuy nhiên ở nhiều nơi, việc lạm dụng nhựa sử dụng một lần và các hoạt động xử lý nhựa sai quy cách vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nguyên nhân cho việc này chủ yếu do xã hội chưa xây dựng được văn hóa thặng dư sinh thái, từ đó khiến con người có những cân nhắc về ảnh hưởng hoạt động và sinh hoạt của bản thân đối với môi trường trong ngắn hạn và dài hạn, và ngược lại [3]. Đồng thời, doanh nghiệp lại muốn tối đa lợi nhuận, người tiêu dùng lại muốn ưu tiên sự tiện lợi của mình, điều này khiến cho vòng lặp về văn hóa thâm hụt sinh thái mãi tiếp diễn, các vật liệu thân thiện với môi trường khó được giới thiệu rộng rãi và thay thế các vật liệu nhựa [4].

*Ghi chú: bài đóng góp từ chương trình nghiên cứu môi sinh AISDL.

Tài liệu tham khảo

[1] Wang, Y., et al. (2023). Airborne hydrophilic microplastics in cloud water at high altitudes and their role in cloud formation. Environmental Chemistry Letters, 21, 3055-3062. https://doi.org/10.1007/s10311-023-01626-x

[2] Perkins, T. (2023, Oct. 9). Microplastics detected in clouds hanging atop two Japanese mountains. https://www.theguardian.com/environment/2023/oct/09/microplastics-clouds-study-mount-fuji-mount-oyama

[3] Nguyen, M. H., & Jones, T. E. (2022). Building eco-surplus culture among urban residents as a novel strategy to improve finance for conservation in protected areas. Humanities and Social Sciences Communications, 9, 426. https://www.nature.com/articles/s41599-022-01441-9

[4] Vuong, Q. H. (2021). The semiconducting principle of monetary and environmental values exchange. Economics and Business Letters, 10(3), 284-290. https://doi.org/10.17811/ebl.10.3.2021.284-290