“Báo động” an toàn thực phẩm cản đường xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Xuất khẩu giảm, số lô hàng cảnh báo tăng lên
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt hàng chủ lực xuất khẩu thủy sản liên tiếp giảm từ đầu năm 2015 tới nay; cụ thể: giá trị xuất khẩu tháng 11 ước đạt 593 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng qua đạt 6,01 tỷ USD, giảm đến 16,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Năm 2015, ngành Thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu đạt kim ngạch 8 tỷ USD. Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, với xu hướng tăng trưởng âm như hiện nay, dự báo tổng xuất khẩu thủy sản năm 2015 sẽ đạt khoảng 6,6 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2014.
Một trong những nguyên nhân làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua là mặt hàng này bị các nước nhập khẩu trả về.
Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hàng thủy sản bị trả về với số lượng lớn là do dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng. Điều này cho thấy tình hình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (sử dụng hoá chất, chất cấm và thuốc kháng sinh trong nuôi trồng và chế biến) đang có vấn đề, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín ngành thuỷ sản Việt
Tại Hội nghị tổng kết công tác thú y năm 2015, triển khai công tác năm 2016 của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 18/12, cho biết: trong 10 tháng đầu năm 2015, đã có trên 8.000 tấn thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị các nước trả về do dính vi phạm.
Cụ thể, theo báo cáo của cơ quan thú y cửa khẩu, từ tháng 01đến tháng 09/2015, đã có 14 lô hàng cá tra phi lê đông lạnh xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu (như: Tây Ban Nha, xuất khẩu sang Úc và 1 lô hàng tôm sú luộc xuất khẩu sang Đức bị trả về do nhiễm tổng số vi khuẩn vượt mức tối đa cho phép.
Các sản phẩm bị trả về phần lớn là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta, như: tôm đông lạnh, các tra phi lê đông lạnh, thịt ngao làm chín… với các nguyên nhân chủ yếu như: nhiễm kháng sinh, nhiễm vi sinh vật gây hại vượt mức cho phép; nhiễm các mầm bệnh trên tôm (như: bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng…) thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE)...
Theo đánh giá của Cục Thú y, việc các lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị các nước trả về trước đây hàng năm đều có, nhưng trong hai năm 2014 và năm 2015 tình hình có dấu hiệu nghiêm trọng (năm 2014 đã có trên 24 nghìn tấn bị trả về).
Tổ chức Phát triển Công nghiệp (Liên hợp quốc) cho biết, tại 4 thị trường lớn EU, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Việt Nam là một trong 03 nước đứng đầu về số vụ bị từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản giai đoạn 2006-2010. Tính trung bình trong giai đoạn này, mỗi năm Việt
Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), hàng bị trả về chủ yếu do nguyên liệu không sạch. Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản hàng đầu ở nước ta chỉ có khả năng chủ động được tối đa 20% nguyên liệu.
Để đảm bảo đủ số lượng thủy sản theo đơn hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã phải nhập nguyên liệu từ các nước Thái Lan, Ấn Độ… với mức giá nhập khẩu cao hơn giá thu mua nguyên liệu trong nước 5%-10%. Do vậy, trước khi nhập khẩu nguyên liệu, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước để chế biến xuất khẩu. Việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu đã khiến cho nhiều doanh nghiệp phải cạnh tranh để thu mua nguyên liệu trong nước. Với đặc điểm thị trường nguyên liệu của thủy sản nước ta khá nhỏ lẻ, sản xuất phần lớn theo quy mô hộ gia đình, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào.
Nguồn cung nguyên liệu đa dạng trong khi doanh nghiệp không thể mang tất cả các mẫu đi phân tích giám định, chính từ đó tiềm ẩn nguy cơ bị trả hàng.
Hơn nữa, ông Nguyễn Khánh Vinh, Phó Giám đốc Vùng 5, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) cho rằng, do không có quy trình nuôi bền vững, nguồn nước ô nhiễm, liên tục gặp dịch bệnh, nên các hộ nuôi trồng thủy sản bắt buộc phải tăng lượng kháng sinh, thuốc thú y để giảm thiệt hại. Bên cạnh đó, người nuôi sử dụng thuốc thú y không tuân thủ theo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, nguyên tắc bốn đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc và đúng thời gian cách ly) nên sau thu hoạch vẫn tồn dư thuốc thú y vượt mức cho phép; cùng đó, kiểm soát lưu thông thuốc thú y, chất xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng chưa liên tục, chặt chẽ, dẫn đến tình trạng mua bán, sử dụng chất cấm (H. Chung, 2015).
Áp dụng thực hành VietGap không thể để quá chậm
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt
Tại Hội nghị Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, ngày 29/10, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám khẳng định, ngành xuất khẩu thủy sản nước ta vẫn rất bấp bênh khi không kiểm soát được nguồn gốc, dẫn đến việc liên tục bị mất uy tín và giảm sản lượng hàng xuất khẩu ra quốc tế.
Để có thủy sản sạch, doanh nghiệp phải kiểm soát được nguồn nguyên liệu, liên kết xây dựng vùng nuôi. Việc xây dựng được vùng nuôi sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, qua đó không chỉ kiểm soát được chất kháng sinh mà còn tăng được năng suất.
Liên kết vùng nuôi sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được quy trình chăm sóc, áp dụng đúng phác đồ điều trị các bệnh, tạo nguồn nguyên liệu đầu ra tốt và đồng đều.
Bên cạnh đó, để tăng cơ hội xuất khẩu vào các thị trường lớn, doanh nghiệp thủy sản cần tiếp tục triển khai sâu rộng chương trình VietGap, nhất là chú trọng các biện pháp kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ trong nuôi trồng, chế biến thủy sản; giảm chế biến thô và sơ chế, đầu tư nâng cao tỷ trọng chế biến sâu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; gắn việc chế biến, tiêu thụ thủy sản trong mối liên kết chuỗi sản xuất nuôi trồng, khai thác, chế biến, thương mại sản phẩm; giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, phát triển thị trường tiềm năng mới nổi và thị trường tiêu thụ trong nước.
Thứ trưởng cũng cho biết, từ năm 2011 đến nay, ngành thủy sản đã triển khai chương trình VietGap trong nuôi tôm và cá tra. Đồng thời, để đồng bộ giữa VietGap và các tiêu chuẩn quốc tế khác như GlobalGap, ASC, GSSI, BAP... mới đây, ngành đã ký biên bản ghi nhớ với các tổ chức này về việc đánh giá lập bản đồ so sánh và công nhận hài hòa lẫn nhau, dự kiến trong năm 2016 sẽ tiến hành ký kết công nhận.
Theo các chuyên gia, về lâu dài, để tồn tại trên “sân nhà”, phát triển trên “sân khách”, ngoài việc chủ động, đảm bảo được nguồn nguyên liệu, doanh nghiệp thuỷ sản cần chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường...
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015). Hội nghị “Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu”, ngày 29/10, tại TP. Hồ Chí Minh
2. Vũ Hạnh (2015). Mỹ tăng rào cản, Việt
3. H. Chung (2015). Báo động tình trạng sử dụng hóa chất trong ngành thủy sản, truy cập từ http://www.vietnamplus.vn/bao-dong-tinh-trang-su-dung-hoa-chat-trong-nganh-thuy-san/352308.vnp
Bình luận