Đón “sóng” TPP: Ngành chăn nuôi tìm lợi thế cạnh tranh
Theo Hiệp hội Gia cầm, hiện nay, Việt Nam xếp thứ 21 về các quốc gia sản xuất thịt gia cầm trên thế giới và là nước có tổng đàn vịt đứng thứ 2 trên thế giới, thuộc top 10 quốc gia có sản lượng thịt và trứng vịt lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, tại Hội thảo Tăng cường Năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam trước thềm hội nhập TPP, ngày 24/9, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định, mặc dù có sản lượng lớn nhưng ngành chăn nuôi còn rất nhiều khó khăn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP.
Một trong những khâu yếu nhất của ngành chăn nuôi hiện nay chính là chất lượng con giống gia súc, gia cầm chưa cao. Hầu hết các giống bò, lợn, gia cầm cao sản nước ta đều phải nhập từ
Bên cạnh đó, hầu hết chăn nuôi nước ta có quy mô nhỏ lẻ phân tán, chăn nuôi nông hộ đang chiếm 65%-70%. Trong khi tỷ lệ chăn nuôi theo quy trình VietGap vẫn còn quá khiêm tốn, cả nước mới có 186 mô hình được công nhận.
Ngoài ra, đầu vào của ngành chăn nuôi còn phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài cũng là nguyên nhân làm cho sức cạnh tranh của ngành yếu đi. Nguyên liệu thức ăn phải nhập khẩu tương đối nhiều, thời gian gần đây, nước ta phải nhập tới 90% các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm, như: khô dầu, bột cá, riêng khoáng vi lượng, vitamin nhập gần như 100%. Năm 2014, Việt
Mặc dù thách thức đối với ngành chăn nuôi là quá lớn, song theo các chuyên gia “chăn nuôi vẫn còn nhiều lợi thế, nếu quyết tâm thúc đẩy quyết liệt ngành phát triển, thì vẫn tồn tại được”.
Đưa ra quan điểm của mình, ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam khẳng định, gia nhập TPP chăn nuôi gà công nghiệp cũng như thịt gà công nghiệp nhập khẩu có thể gia tăng lớn. Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng của người Việt thích ăn thịt tươi chính là một lợi thế cho chăn nuôi nội địa, nên chăn nuôi giống gà ta vẫn đầy lạc quan.
Đồng tình với quan điểm này, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định: cho đến nay đa số người Việt Nam vẫn tiêu dùng thịt tươi, trong khi nhập khẩu chủ yếu là thịt đông lạnh. Thói quen tiêu dùng này sẽ là “lá chắn” giúp Việt
Theo ông Chinh, cần tiến hành đầu tư cho con giống, bình ổn giá thức ăn chăn nuôi cũng như đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để vừa nâng cao chất lượng, vừa đảm bảo giá cả cạnh tranh của sản phẩm.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, tại Hội thảo Tác động của TPP và hội nhập kinh tế tới ngành chăn nuôi Việt Nam, ngày 16/10, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên Bộ Công Thương: “TPP là hiệp định cấp cao nhất với cam kết xóa bỏ thuế quan về 0%, nhưng có lộ trình với Việt Nam. Ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm (kể từ năm 2015) để chuẩn bị trước khi sức ép của cuộc chơi mới thực sự tác động. Đây là cơ hội vàng về thời gian để ngành Chăn nuôi nâng cao sức cạnh tranh nếu được xốc lại ngay từ bây giờ".
Để chủ động trong xu thế hội nhập toàn cầu, theo ông Khanh các doanh nghiệp trong nước cần không ngần ngại đầu tư kinh phí; nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng an toàn, từng bước tiếp cận các thị trường trên thế giới./.
Tài liệu tham khảo:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015). Hội thảo Tăng cường Năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi gia cầm Việt
Hiệp hội Chăn nuôi Việt
Bình luận