Điều 62, Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể các trường hợp cơ quan có thẩm quyền được phép thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, ở nhiều địa phương, công tác thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đang gặp nhiều bất cập, vướng mắc. Trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, việc nhận diện được nguyên nhân của những hạn chế, bất cập là rất cần thiết, để tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững, hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế với an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và đặc biệt là hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Bài viết, “Quy định nhà nước thu hồi đất sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: Những vướng mắc và giải pháp khắc phục”, tác giả Đinh Thị Ngọc Hà sẽ làm rõ hơn những nội dung trên.

Nền kinh tế số trong thập kỷ tới được kỳ vọng sẽ chiếm khoảng 25% GDP toàn cầu. Sự phát triển sôi động của nền kinh tế số trên thế giới hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, tuy nhiên các quốc gia này cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như: cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thiếu hụt, trình độ nguồn nhân lực thấp… Tác động của xu thế kinh tế này phụ thuộc vào sự phát triển và mức độ sẵn sàng về công nghệ, cũng như việc hoạch định và thực thi các chính sách của các quốc gia đang phát triển. Bài viết, “Kinh tế số ở các quốc gia đang phát triển: Thách thức và giải pháp”, tác giả Vũ Thị Tâm đi sâu phân tích những thách thức trong triển khai thực hiện kinh tế số của các nước đang phát triển, trên cơ sở đó đưa ra một số kinh nghiệm cho các quốc gia này.

Từ năm 2011, Bộ Công Thương đã chính thức phát động thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh, tạo nền tảng cho các bước phát triển thị trường điện trong các giai đoạn tiếp theo. Đây là một quyết định đúng đắn nhằm giải quyết bài toán thiếu vốn cho ngành điện khi nguồn vốn đầu tư công đang ngày càng hạn chế. Trong bối cảnh đó, việc thu hút khối tư nhân, đặc biệt là những nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, kỹ thuật chuyên môn tốt trở thành nhiệm vụ cấp thiết đặt ra với Chính phủ nhằm phát triển nguồn điện ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của người dân. Bài viết “Thu hút đầu tư nước ngoài theo hình thức PPP vào ngành điện tại Việt Nam”, tác giả Trần Thanh Phương đánh giá tình hình thu hút đầu tư nước ngoài theo hình thức đối tác công tư (PPP) vào ngành điện Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào ngành điện.

Với nhiều ưu thế về môi trường kinh doanh, nguồn lao động rẻ và đặc biệt là thành tựu chống đại dịch Covid-19, thì Việt Nam là một điểm đến tiềm năng mà doanh nghiệp FDI mong muốn khi đầu tư vào một quốc gia. Do vậy, trong thời gian tới, luồng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với đó là sự mở rộng các khu công nghiệp sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động di cư và lao động địa phương. Bài viết “Tận dụng cơ hội từ khu vực FDI đối với thị trường lao động của Việt Nam”, tác giả Trần Thị Lan đưa ra những cơ hội đối với thị trường lao động Việt Nam, đồng thời, đề cập đến một số hạn chế, thách thức, từ đó, đưa ra một số giải pháp để tận dụng tối đa cơ hội từ dòng vốn FDI đối với thị trường lao động nước ta.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có 850.000 ha sản xuất trái cây, chỉ bằng 20% diện tích sản xuất lúa, nhưng mang về nguồn kim ngạch xuất khẩu hơn 3,4 tỷ USD. Cùng với đó, trái cây Việt Nam đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. Mặc dù hiện nay, sản xuất, xuất khẩu trái cây tăng trưởng tốt, song, ngành hàng này vẫn còn một số hạn chế, như: năng suất cây ăn quả nhìn chung còn thấp so với bình quân chung của thế giới và khu vực, chất lượng sản phẩm không đồng đều, tính cạnh tranh thấp. Bài viết, “Thực trạng phát triển thị trường trái cây Việt Nam”, nhóm tác giả Phạm Thị Huyền, Bùi Hồng Quý đi sâu phân tích thực trạng, những tồn tại hạn chế của thị trường trái cây Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp trong thời gian tới.

Phát triển bền vững doanh nghiệp hiện nay đang là xu thế tất yếu trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các doanh nghiệp đang có những bước tiến trong việc triển khai các hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bài viết “Thực trạng công bố thông tin phát triển bền vững của doanh nghiệp niêm yết Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Liên Hương trình bày về thực trạng công bố thông tin phát triển bền vững doanh nghiệp, nghiên cứu tại 484 doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, giai đoạn 2014-2019, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho Nhà nước trong việc hoàn thiện khung pháp lý cũng như có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Blockchain là một cơ sở dữ liệu phát tán vô chủ, các máy tính liên tục thực hiện kiểm toán độc lập bằng cách xác minh dữ liệu mới và so sánh chữ ký điện tử của dữ liệu đó. Blockchain sẽ làm thay đổi nghề nghiệp kế toán, con người không cần đối chiếu sổ sách một cách thủ công, giúp đánh giá giá trị kinh tế của tài sản, giúp người sử dụng hiểu được công nghệ được sử dụng tốt nhất ở đâu. Những thay đổi này mang tới tác động tích cực song hành cùng thách thức đối với kế toán Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Bài viết, “Ứng dụng công nghệ Blockchain, những tác động tích cực và thách thức đối với kế toán”, tác giả Nguyễn Thị Giang sẽ làm rõ hơn những nội dung trên.

Chính vì vậy, cần có những giải pháp thiết thực để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường thế giới.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đinh Thị Ngọc Hà: Quy định nhà nước thu hồi đất sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: Những vướng mắc và giải pháp khắc phục

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Vũ Thị Tâm: Kinh tế số ở các quốc gia đang phát triển: Thách thức và giải pháp

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trần Thanh Phương: Thu hút đầu tư nước ngoài theo hình thức PPP vào ngành điện tại Việt Nam

Trần Thị Lan: Tận dụng cơ hội từ khu vực FDI đối với thị trường lao động của Việt Nam

Phạm Thị Huyền, Bùi Hồng Quý: Thực trạng phát triển thị trường trái cây Việt Nam

Nguyễn Thị Liên Hương: Thực trạng công bố thông tin phát triển bền vững của doanh nghiệp niêm yết Việt Nam

Nguyễn Thị Giang: Ứng dụng công nghệ Blockchain, những tác động tích cực và thách thức đối với kế toán

Nhữ Thị Hồng: Một số lưu ý khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp......28

Vũ Thị Minh Huyền: Thực trạng kỹ năng của sinh viên khoa Kinh tế - kỹ thuật, trường Đại học Hoa Lư

Phạm Thị Thu Hoài: Kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập

Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyễn Hương Anh: Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Phạm Thanh Trà: Ảnh hưởng của Chuẩn mực kế toán số 15 đến công tác kế toán doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng trong doanh nghiệp xây lắp

Nguyễn Thị Huy, Hồ Công Hòa: Tiêu chí chuyển giao dịch vụ hành chính công cho khu vực ngoài nhà nước đảm nhiệm

Đậu Vĩnh Phúc, Bùi Ngọc Quỵnh: Giải pháp phát triển kinh tế biển vùng Bắc Trung Bộ

Nguyễn Chi Mai: Xã hội hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

Nguyễn Thị Hậu: Xây dựng chiến dịch influencer marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

NHÌN RA THẾ GIỚI

Trịnh Thu Thủy: Thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Nguyễn Hải Đăng: Nền kinh tế sáng tạo của Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam

Vũ Thị Hương Trà, Nguyễn Thị Thúy Hường: Quản lý thu bảo hiểm y tế: Kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam

Mai Việt Dũng, Nguyễn Đức Hoàng Việt, Hoàng Anh Tuấn: Covid-19 và các giải pháp nhân sự có thể học hỏi từ các doanh nghiệp Mỹ

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Mai Thị Thu Hà: Kinh nghiệm về thực hiện chính sách đầu tư công tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và gợi ý cho tỉnh Thái Nguyên

Hoàng Minh Đẹp: Một số chính sách thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Lào Cai

Lê Văn Liêm, Lê Thị Lan: Đánh giá thực hiện công việc theo chỉ số KPI tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa

Hồ Thị Hằng, Trịnh Thị Lê: Thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An trong thời gian tới

Phạm Ngọc Khanh: Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ chiến lược phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Nguyễn Hồng Thu, Trần Văn Đạt: Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương trong bối cảnh đại dịch Covid-19

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Dinh Thi Ngoc Ha: State regulations on land acquisition for socio-economic development to serve national and public interest: Constraints and solutions to overcome

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Vu Thi Tam: Digital economy in developing countries: Challenges and solutions

RESEARCH - DISCUSSION

Tran Thanh Phuong: Attract FDI in the form of PPP into the power sector in Vietnam

Tran Thi Lan: Taking advantage of opportunities from FDI sector to Vietnam’s labor market

Pham Thi Huyen, Bui Hong Quy: Current development of Vietnam’s fruits market

Nguyen Thi Lien Huong: Situation of sustainable development information disclosure of Vietnamese companies listed on the stock market

Nguyen Thi Giang: Application of blockchain: Positive impacts and challenges for accounting sector

Nhu Thi Hong: Some notes when preparing the statement of cash flows using the direct method

Vu Thi Minh Huyen: Skills of students of Economics - Technical Faculty, Hoa Lu University

Pham Thi Thu Hoai: Management accounting in Vietnam-based manufacturing enterprises in the context of integration

Nguyen Tuan Dung, Nguyen Huong Anh: Improving access to credit for businesses in the context of Covid-19 pandemic

Pham Thanh Tra: Influence of Accounting Standard No. 15 on the accounting of revenue and costs of construction contracts in construction enterprises

Nguyen Thi Huy, Ho Cong Hoa: Criterias for the transfer of public administrative services to the non-state sector

Dau Vinh Phuc, Bui Ngoc Quynh: Solutions to the development of marine economy in North Central region

Nguyen Chi Mai: Socialization in public non-business units

Nguyen Thi Hau: Develop an effective influencer marketing strategy for businesses

WORLD OUTLOOK

Trinh Thu Thuy: Promote business in scientific research and technological innovation: International experiences and lessons for Vietnam

Nguyen Hai Dang: Korea’s creative economy and suggestions for Vietnam

Vu Thi Huong Tra, Nguyen Thi Thuy Huong: Management of health insurance collection: Experience of China, Korea and suggestions for Vietnam

Mai Viet Dung, Nguyen Duc Hoang Viet, Hoang Anh Tuan: Covid-19 and HR lessons learned from companies in the United States

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Mai Thi Thu Ha: Experiences in implementing public investment policy in Hanoi and Ho Chi Minh City and suggestions for Thai Nguyen province

Hoang Minh Dep: Some policies to promote agricultural restructuring in Lao Cai province

Le Van Liem, Le Thi Lan: Using KPI to measure performance at Co.opmart Thanh Hoa

Ho Thi Hang, Trinh Thi Le: Promote economic development in Nghe An province in the coming time

Pham Ngoc Khanh: Improve highly qualified human resources for Ba Ria - Vung Tau province’s economic development strategy

Nguyen Hong Thu, Tran Van Dat: FDI attraction in Binh Duong in the context of the Covid-19 pandemic