IIP tháng 2/2024 giảm 18% so với tháng trước
Trong đó, ngành khai khoáng giảm 3,5%, làm giảm 0,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9%, đóng góp 5,2 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,2%, đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm.
Cơ quan thống kê quốc gia cũng cho biết, khi tính chung 2 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%).
Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 56 địa phương và giảm ở 7 địa phương trên cả nước.
Như vậy, tình hình sản xuất công nghiệp tháng 2/2024 không được khả thi, trái ngược so với tháng đầu năm khi sản xuất công nghiệp tháng 1/2024, khu vực công nghiệp phục hồi mạnh; IIP tháng 1/2024 ước tăng 18,3% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,3%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương trên cả nước.
2 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%). |
Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng năm 2024 và ổn định đời sống kinh tế - xã hội, một trong những mục tiêu quan trọng nhất là yêu cầu tăng tốc sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tập trung giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ổn định vĩ mô.
Đáng chú ý, Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 5/1/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, với 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và 168 nhiệm vụ cụ thể; Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, là nền tảng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, hướng tới phát triển nhanh, bền vững.
Để hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại các địa phương, Bộ Công Thương cho hay, năm 2024, Bộ sẽ tập trung những giải pháp trọng tâm như: Chủ động triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ thông qua nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung thúc đẩy, đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp, phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Với vai trò trụ cột của nền kinh tế, sản xuất công nghiệp đòi hỏi những lực đẩy mới mạnh mẽ, toàn diện hơn để hồi phục trong năm 2024. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, dự báo năm 2024 sản xuất công nghiệp sẽ vẫn sẽ gặp khó khăn, cần có nhiều biện pháp tích cực hỗ trợ sản xuất và các biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
Để có thể lấy lại đà tăng trưởng cao cần rất nhiều sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ, các bộ, ngành, hệ thống ngân hàng, các địa phương. Qua đó, tiếp tục có các biện pháp tích cực hơn nữa hỗ trợ sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đầu ra cho sản xuất thông qua các biện pháp kích cầu tiêu dùng trong nước, tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng đơn hàng xuất khẩu, khơi thông lượng hàng hóa tồn kho cao vào cuối năm 2023.
Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, để góp phần bảo đảm chỉ tiêu tăng trưởng công nghiệp 7%- 8%, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, ngành Công Thương tiếp tục chủ động triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ thông qua nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - đặc biệt trong các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày và các ngành nền tảng như ô tô, cơ khí, thép.../.
Bình luận