Kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp: Giải pháp phát triển công nghiệp toàn diện và bền vững
Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc quốc gia Dự án KCN sinh thái (hàng trên, ngoài cùng, bên trái) tham dự Hội nghị |
Chiều ngày 12/4/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đồng tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với chủ đề: “Thúc đẩy KTTH trong các KCN Việt Nam hướng tới phát triển bền vững”. Hội nghị nằm trong khuôn khổ dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu”.
Hội nghị là diễn đàn thảo luận chính sách và trao đổi các kinh nghiệm thực tiễn. Mục đích của hội nghị nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy đối thoại chính sách và khuyến khích sự hợp tác giữa các bên liên quan để hỗ trợ hiệu quả quá trình chuyển đổi sang phát triển công nghiệp toàn diện và bền vững ở Việt Nam.
Toàn cảnh Hội nghị “Thúc đẩy KTTH trong các KCN Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” |
Tham dự Hội nghị “Thúc đẩy KTTH trong các KCN Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” có ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc quôc gia Dự án KCN sinh thái; bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Việt Nam; bà Lê Thị Thanh Thảo, Đại diện Quốc gia UNIDO tại Việt Nam; ông Christian Susan, Quản lý chương trình GEIPP, Ban Hiệu quả tài nguyên công nghiệp, UNIDO trụ sở chính; ông Smail Alhilali, Trưởng Ban Kinh tế Tuần hoàn và Quản lý Hóa chất của UNIDO trụ sở chính; ông Jerome Stucki, Trưởng ban Kinh tế tuần hoàn và Hiệu quả tài nguyên của UNIDO trụ sở chính; ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng, Vụ Kinh tế Công nghiệp Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban, Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế tuần hoàn; cùng với sự tham gia của hơn 200 đại biểu từ các bộ, ngành; Ban Quản lý các KCN, KKT; các công ty đầu tư hạ tầng KCN; các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp trong các KCN; các tổ chức trong nước, quốc tế; cộng đồng doanh nghiệp; các chuyên gia, nhà khoa học; các cơ quan báo chí, truyền thông đến dự và đưa tin.
Các nhà tài trợ cùng lãnh đạo Vụ Quản lý các Khu kinh tế và các chuyên gia (hàng trên) tham dự Hội nghị |
Phát triển KTTH mang lại nhiều lợi ích to lớn cho đất nước
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Thành Quân cho biết, Hội nghị là một sự kiện hết sức quan trọng kế tiếp sau Hội thảo tổng kết dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng KCN sinh thái toàn cầu”. Tại Việt Nam, phát triển kinh tế xanh, KTTH thân thiện với môi trường là chủ trường lớn của Đảng và Nhà nước. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, lần đầu tiên KTTH được đề cập trong văn kiện của Đảng, xác định KTTH là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. KTTH là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động, tạo ra chuỗi giá trị gia tăng mới hiệu quả cao, đảm bảo tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững.
Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Giám đốc quốc gia Dự án KCN sinh thái phát biểu khai mạc Hội nghị |
Theo ông Quân, các KCN vốn là trung tâm hoạt động kinh tế, đang chuyển hướng từ mô hình kinh tế tuyến tính mà tại đó nguyên vật liệu đầu vào sử dụng, tạo ra sản phẩm và thải bỏ sang sang mô hình ưu tiên thiết kế bền vững, hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu chất thải và tái chế. Bằng cách tích hợp các nguyên tắc của nền KTTH, chẳng hạn như thiết kế sản phẩm bền lâu, tái sử dụng vật liệu và triển khai hệ thống quản lý chất thải hiệu quả.
Bà Lê Thị Thanh Thảo, đại diện Quốc gia của UNIDO tại Việt Nam và các chuyên gia UNIDO (hàng trên) tham dự Hội nghị |
Ông Quân chia sẻ, chính vì vậy trong những năm vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UNIDO thực hiện mô hình KCN sinh thái, trong đó thúc đẩy thực hiện các mô hình cộng sinh công nghiệp được coi là một hình thức sáng tạo để tăng năng suất sử dụng tài nguyên và là một trong những cách tiếp cận để hiện thực hóa nền KTTH và hướng đến đạt được tăng trưởng xanh. Với những mô hình KCN sinh thái tăng cường thực hiện hiệu quả tài nguyên sản xuất sạch hơn và cộng sinh công nghiệp, trong giai đoạn 2020 - 2024, 88 doanh nghiệp tại 5 KCN đã thực hiện hơn 600 giải pháp tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn, tiết kiệm 69,2 tỷ đồng/năm, cắt giảm được 8.910 tấn khí CO2 hàng năm.
Các chuyên gia UNIDO (hàng trên) tham dự Hội nghị |
Ông Quân đánh giá cao vai trò của mô hình KCN sinh thái trong việc xanh hóa các KCN, thực hiện KTTH trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói chung và KCN nói riêng, trong nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, huy động nguồn lực của khu vực tư nhân cho các giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng và thể hiện cam kết chính trị đối với các mục tiêu phát triển bền. Đồng thời khẳng định: Phát triển KTTH đang là xu thế thời đại mà nhiều quốc gia trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21 và phù hợp với định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn tới; trong đó, mô hình KCN sinh thái chính là động lực thúc đẩy KTTH. Hội nghị ngày hôm nay chính là diễn đàn kết nối các bên liên quan đồng hành, trao đổi và tìm ra các giải pháp cùng hành động góp phẩn thúc đẩy các KCN ở Việt Nam theo hướng KTTH.
Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Giám đốc quốc gia Dự án KCN sinh thái và ông Bùi Ngọc Hải, Phó Trưởng ban Quản lý KKT Hải Phòng tham dự phiên thảo luận tại Hội nghị |
Ông cũng lưu ý, việc chuyển đổi theo hướng kinh tế xanh, KTTH trong các KCN, KKT là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững cho từng KCN, KKT, cho từng địa phương và cả nền kinh tế. Lợi ích này là to lớn và lâu dài; nhưng trong ngắn hạn, nhiều thách thức trở ngại làm cho quá trình chuyển đổi chưa diễn ra mạnh mẽ như mong đợi.
“Tôi tin tưởng Hội nghị hôm nay sẽ là cơ hội để các cơ quan, bộ, ngành, tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp cùng lắng nghe, chia sẻ một cách toàn diện đối với các chủ đề và giải pháp từ các diễn giả, chuyên gia trong nước và quốc tế, là cơ sở giải quyết thách thức và cơ hội cho chặng đường phát triển sắp tới”, ông Lê Thành Quân bày tỏ kỳ vọng.
Ông Trần Quốc Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tham dự phiên thảo luận tại Hội nghị |
Chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp phát triển KTTH trong các KCN tại Việt Nam
Hội nghị “Thúc đẩy KTTH trong các KCN Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến chia thành 4 phiên: (1) Phiên mở đầu, bao gồm các bài trình bày: Giới thiệu tổng quan Chương trình hội thảo và công cụ chia sẻ tài liệu; Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh và KTTH tại Việt Nam; Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH tại Việt Nam; Hoạt động thúc đẩy KTTH trong ngành công nghiệp của UNIDO; (2) Phiên toàn thể có chủ đề: KCN sinh thái - hạt nhân thúc đẩy đẩy KTTH, bao gồm các bài trình bày: KCN sinh thái trong bối cảnh KTTH; Chuyển dịch năng lượng thúc đẩy KTTH; Kinh nghiệm về cộng sinh công nghiệp, thúc đẩy thực hiện KTTH tại các nước tham gia chương trình GEIPP; Kinh nghiệm về cộng sinh công nghiệp, thúc đẩy thực hiện KTTH tại các nước tham gia chương trình GEIPP; KTTH tại KCN Nam Cầu Kiền; (3) Phiên đồng thời được chia làm 2 phần: (1) Khu vực tư nhân và các sáng kiến về KTTH Thúc đẩy KTTH tại Việt Nam, bao gồm các bài trình bày: Các sáng kiến KTTH tại Việt Nam; KTTH trong ngành dệt may - Quản lý rác thải vải bền vững trong các KCN; Hệ thống sản xuất tuần hoàn, kinh nghiệm từ Công ty Quốc tế Saitex; (2) Thúc đẩy KTTH tại Việt Nam, bao gồm các bài trình bày: Thúc đẩy KTTH ở Việt Nam thông qua các sáng kiến và quan hệ đối tác; Cộng sinh công nghiệp hướng tới KTTH tại Việt Nam: Tiềm năng và rào cản pháp lý; (4) Phiên toàn thể có chủ đề: Định hướng phát triển KTTH tại các KCN và tổng kết, bao gồm các bài trình bày: Phát triển KTTH ở Việt Nam: Tư duy thử nghiệm chính sách; Chính sách phát triển kinh tế xanh và KTTH tại TP. Hồ Chí Minh; Chiến lược phát triển KTTH của TP. Hải Phòng.
Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Giám đốc quốc gia Ban Quản lý dự án KCN sinh thái chủ trì phiên thảo luận tại Hội nghị |
Phát biểu trực tuyến tại Hội nghị, ông Smail Alhilali, Trưởng Ban Kinh tế Tuần hoàn và Quản lý Hóa chất của UNIDO trụ sở chính, đã nhấn mạnh những cơ hội mà KTTH đem lại góp phần thúc đẩy phát triển bền vững. Ông cho biết: “Thúc đẩy tính tuần hoàn trong các KCN có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường, mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh”.
Ông Smail Alhilali, Trưởng Ban Kinh tế Tuần hoàn và Quản lý Hóa chất của UNIDO trụ sở chính phát biểu trực tuyến tại Hội nghị |
Hội nghị chia thành các phiên thảo luận về vai trò quan trọng của các KCN trong việc thực hiện các nguyên tắc KTTH. Các chuyên gia dẫn dắt các phần thảo luận và trao đổi tương tác về các cơ hội và thách thức tích hợp các hoạt động KTTH giữa các ngành công nghiệp khác nhau trong các KCN. Mặt khác, các chuyên gia trao đổi cách thức gắn kết giữa mục tiêu phát triển đô thị thông qua thúc đẩy các giải pháp cộng sinh công nghiệp và đô thị.
Các đại biểu đến từ Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và các Ban Quản lý KCN, KKT tham dự Hội nghị |
Ông Jerome Stucki, Trưởng ban Kinh tế tuần hoàn và Hiệu quả tài nguyên của UNIDO trụ sở chính phát biểu tại Hội nghị khẳng định cam kết của UNIDO trong việc hỗ trợ các hoạt động sản xuất, tiêu dùng bền vững đề ra trong Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững thông qua thúc đẩy tính tuần hoàn trong ngành công nghiệp. Đồng thời nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của UNIDO trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn chính sách và kỹ thuật về sử dụng các nguồn tài nguyên sạch hơn và hiệu quả hơn bao gồm nguyên vật liệu, năng lượng và nước, qua đó thúc đẩy quá trình thực hiện KTTH và mô hình hợp tác kinh doanh trong phát triển các KCN sinh thái tại Việt Nam.
Ông Jerome Stucki, Trưởng ban Kinh tế tuần hoàn và Hiệu quả tài nguyên của UNIDO trụ sở chính phát biểu tại Hội nghị |
Trình bày bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị, bà Nilgun Tas, Chuyên gia quốc tế về KTTH , nguyên Phó Tổng giám đốc UNIDO cho biết, KCN sinh thái trong bối cảnh KTTH đang được toàn thế giới quan tâm nhất hiện nay, được xem là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững, góp phần thực hiện các cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam. KCN sinh thái tăng cường tính tuần hoàn của các nguồn tài nguyên quan trọng đối với các quy trình công nghiệp (nước, năng lượng, vật liệu…).
Ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày bài Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH tại Việt Nam |
Bà Nilgun Tas đưa ra các ví dụ thực tiễn triển khai KTTH ở một số quốc gia, đồng thời nhấn mạnh: KTTH đã góp phần tăng cường và thúc đẩy nền kinh tế có chất lượng, sản xuất kinh doanh hiệu quả; tăng cường được tính liên kết giữa cộng đồng và doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp đang tham gia vào phát triển kinh tế xanh, KTTH đều khẳng định những lợi ích về kinh tế và môi trường đem lại, giúp các công ty có năng lực để nâng cao khả năng cạnh tranh, chống chịu của nền kinh tế. Vì vậy, phát triển KCN sinh thái chính là con đường đến gần nhất cho sự thịnh vượng và tăng trưởng của Việt Nam.
Ông Bùi Ngọc Hải, Phó trưởng ban Quản lý KKT Hải Phòng trình bày Chiến lược phát triển KTTH của TP. Hải Phòng |
Bài trình bày của các chuyên gia trong nước đã phân tích các chính sách phát triển KTTH của Việt Nam và đưa ra “bức tranh” KTTH , được minh chứng bằng hiện thực các dự án đã và đang triển khai tại Việt Nam, qua đó giúp các đại biểu tại Hội nghị hình dung và hiểu rõ hơn về khái niệm KTTH, nguyên lý hoạt động, các lĩnh vực, dự án đã và đang triển khai thành công KTTH tại Việt Nam, các khuyến nghị và giải pháp phát triển KTTH.
Các đại biểu đến từ KCN WHA trong KKT Đông Nam, Nghệ An tham dự Hội nghị |
Các chuyên gia trong nước và quốc tế, các nhà nghiên cứu và nhà quản lý nhà nước đều khẳng định, phát triển KCN sinh thái đã và đang trở thành thành trụ cột đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước. KCN sinh thái là một phương tiện hiệu quả để đạt được một nền KTTH và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành công nghiệp. KCN sinh thái tăng cường tính tuần hoàn của các nguồn tài nguyên quan trọng đối với các quy trình công nghiệp (nước, năng lượng, vật liệu và chất thải...) bằng cách giảm đáng kể sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt (như nhiên liệu hóa thạch). Vì vậy, phát triển KCN sinh thái là xu hướng tất yếu của toàn cầu hiện nay để tiến đến gần hơn với KTTH.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban, Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW(Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trình bày bài thuyết trình " Phát triển KTTH ở Việt Nam: Tư duy thử nghiệm chính sách" tại Hội nghị |
Thay mặt nhà tại trợ Thuỵ Sỹ, bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam đánh giá cao lợi ích của quá trình chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia nhằm thúc đẩy lồng ghép các mô hình KTTH tại các KCN. Bà tin tưởng chương trình KCN sinh thái chính là cơ sở để hình thành môi trường kinh doanh thân thiện theo hướng đổi mới và bền vững. Đồng thời bà khẳng định: Thúc đẩy KTTH sẽ góp phần đáng kể vào tiến trình phát triển công nghiệp bền vững và cạnh tranh ở Việt Nam.
Bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị |
KCN Nam Cầu Kiền đi tiên phong theo mô hình KTTH
Tại Hội nghị, ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec, chủ đầu tư KCN sinh thái Nam Cầu Kiền đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển KTTH tại KCN Nam Cầu Kiền qua bài trình bày: KTTH tại KCN Nam Cầu Kiền.
Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec trình bày bài thuyết trình có chủ đề "Kinh tế tuần hoàn tại KCN Nam Cầu Kiền" tại Hội nghị |
KCN Nam Cầu Kiền là KCN đầu tiên của Hải Phòng đi tiên phong trong việc chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái, hơn 15 năm qua KCN Nam Cầu Kiền đã và đang xây dựng những giá trị bền vững, mang lại hiệu quả kinh doanh ưu việt cho các nhà đầu tư.
Ông Lê Xuân Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam- VNCPC (ngoài cùng) tham dự Hội nghị |
Theo đó, KCN Nam Cầu Kiền ngay từ khi thành lập đã có định hướng xây dựng môi trường đầu tư xanh, thân thiện với môi trường, lấy bảo vệ môi trường làm giá trị cốt lõi cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Cho đến nay, KCN Nam Cầu Kiền đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí sinh thái, góp phần mang lại lợi thế to lớn cho nhà đầu tư trong KCN. Với mục đích mang đến một môi trường đầu tư lý tưởng, các doanh nghiệp phát triển cùng chuỗi liên kết cộng sinh trong mô hình KTTH trong KCN.
Các đại biểu đến từ KCN DEEP C, Hải Phòng tham dự Hội nghị |
Shinec đã đầu tư KCN theo tiêu chí của KCN sinh thái được quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP (trước đây) và hiện nay là Nghị định số 35/2022/NĐ-CP). Shinec đã hoàn thiện việc kiểm toán ESG áp dụng tại KCN Nam cầu Kiền do Công ty PWC tư vấn triển khai tiến tới thực hiện tín chỉ các bon từng phần, Công ty phấn đấu zero rác thải trong năm 2024.
Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec và bà Nguyễn Trâm Anh, chuyên gia kỹ thuật quốc gia UNIDO (hàng trên) tham dự Hội nghị |
Trong quá trình triển khai chuyển đổi sang KCN sinh thái, KCN đang gặp vướng mắc liên quan đến pháp luật chuyên ngành trong vấn đề xử lý chất thải sinh hoạt (phải đem rác thải ra khu vực chôn lấp hoặc xử lý đã được quy hoạch). Trong khi đó, trong KCN đã có doanh nghiệp xử lý chất thải và áp dụng quy trình xử lý biến rác thải thành điện năng và sử dụng điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất của chính nhà máy. Chủ tịch Phạm Hồng Điệp nhấn mạnh: “Chúng tôi đang hướng đến zero carbon, chúng tôi đi nhanh và đi trước các chỉ tiêu của Chính phủ. Chúng tôi đang chờ quy định của pháp luật chuyên ngành về việc cho phép lắp điện máy trong KCN để tiết kiệm được nhiều trong sản xuất. Chúng tôi cũng đang đợi tái tạo tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu rắn tính chỉ couple, đây là một giải pháp về năng lực tái tạo là rất lớn”.
Lãnh đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ tham dự Hội nghị |
Định dạng là doanh nghiệp tư nhân đầu tư khu vực sinh thái phát triển được ba hệ KTTH và đang xây dựng hệ KTTH thứ tư là năng lượng tái tạo; Shinec xây dựng các mối liên kết cộng sinh cho công nghiệp mang giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp. Tại KCN Nam Cầu Kiền, các doanh nghiệp cùng quốc tịch ở cộng sinh với nhau, cùng mang giá trị về kinh tế và sống hài hòa với nhau. Họ có các chứng chỉ xanh và non là chất lượng về sản phẩm xuất khẩu rất tốt đảm bảo các yêu cầu khách khe của các nước như: Nhật Bản, châu Âu.
Các đại biểu đến từ Khu kinh tế Quảng trị tham dự Hội nghị |
Trong thời điểm kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp trong KCN vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển. Đặc biệt, Nhà máy thép tại KCN Nam Cầu Kiền hoạt động cộng sinh công nghiệp rất hiệu quả. Các sỉ thép của Nhà máy thông thường khi xử lý sẽ mất tiền, nhưng sỉ thép của nhà máy sản xuất thép tại KCN đã trở thành nguyên liệu quý cho các doanh nghiệp khác và tạo thành sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp.
Cán bộ Ban Quản lý dự án KCN sinh thái tham dự Hội nghị |
Định hướng hoạt động của Shinec là lấy phát triển kinh tế xanh làm “ kim chỉ nam” cho mọi hoạt động, vì vậy Nam Cầu Kiền đã giải quyết bài toán cộng đồng với các phương pháp như: liên kết phòng chữa cháy đến các hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động cộng đồng xã hội, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cộng đồng xung quanh; hỗ trợ phát triển các dịch vụ địa phương như cung ứng các sản phẩm nông nghiệp, nông sản của địa phương cung cấp cho chính các doanh nghiệp trong KCN, đây là một mối liên kết bền vững giữa KCN và cộng đồng dân cư xung quanh; quan tâm đầu tư phát triển các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xây dựng các công viên cảnh quan sinh thái, tạo thành văn hóa của địa phương; thường xuyên có các buổi đào tạo truyền thông về KTTH, bảo vệ môi trường; huy động các doanh nghiệp cùng tham gia trồng cây để tạo cảnh quan cho khuôn viên xung quanh KCN.
Đại biểu đến từ khối doanh nghiệp tham dự Hội nghị |
Tại KCN Nam Cầu Kiền, nhà máy xử lý nước thải, thư viện, chụp ảnh, cà phê, tổ chức sự kiện… đã và đang là không gian mở, với dịch vụ toàn diện, tiện ích thông minh, đã và đang trở thành điểm đến tham quan yêu thích của du khách. KCN cũng quản trị môi trường bằng hệ thống online; xây dựng các công trình văn hóa thể thao phục vụ người lao động như hệ thống trung tâm thể thao (sân bóng, bể bơi).
Các đại biểu đến từ Ban Quản lý các KCX và CN TP. Hồ Chí Minh và KCN Hiệp Phước tham dự Hội nghị |
Với tiêu chí về cây xanh trong KCN đạt được tỷ lệ cây xanh không quá 21%, do có sự góp sức của các doanh nghiệp cùng tham gia, nên tỷ lệ này đã lên đến 31%. Đây là một minh chúng cho sự đồng hành và ủng hộ của các doanh nghiệp với chủ đầu tư KCN, đóng góp tích cực cho phát triển KCN sinh thái; qua đó thể hiện trách nhiệm cao vì cộng đồng chung, góp phần tạo nên một KCN sinh thái tiền phong do người Việt Nam làm chủ đầu tư.
“KCN Nam Cầu Kiền luôn sẵn sàng tham gia các chương trình hỗ trợ phát triển KCN sinh thái của UNIDO, tính toán các chỉ số theo khung quốc tế. Với KCN Nam Cầu Kiền, để đánh giá và thấy giá trị của Nam Cầu Kiền đem lại, tôi muốn mang một thông điệp tới mọi người là đầu tư KCN sinh thái mang lại sự gia tăng các giá trị cho tất cả mọi người, cho chính bản thân chủ đầu tư công nghiệp và chính các nhà đầu tư thứ cấp. Một trong những vấn đề cần phải làm bây giờ, đó chính là hoàn thiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để thúc đẩy KCN sinh thái phát triển nhanh hơn. Chúng tôi rất mong chờ là Luật KCN, KKT, cũng như Nghị định về năng lượng tái tạo ra đời, để chúng tôi có thể áp dụng nhanh hơn, tốt hơn, góp phần đem lại các giá trị công nghiệp sinh thái”, Chủ tịch Phạm Hồng Điệp bày tỏ.
Toàn cảnh phiên thảo luận với chủ đề: KTTH và năng lượng tái tạo - Thực tế triển khai tại nhà máy điện rác Sóc Sơn do ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng, Vụ Kinh tế Công nghiệp Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì |
UNIDO sẽ tiếp tục đồng hành cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phát triển công nghiệp bền vững
Phát biểu kết thúc Hội nghị, ông Jerome Stucki chia sẻ cảm xúc của mình trong quá trình ông và các cộng sự của UNIDO đồng hành cùng Ban Quản lý dự án KCN sinh thái, để làm nên thành công phát triển KCN sinh thái của Việt Nam ngày hôm nay. Dự án KCN sinh thái giai đoạn I đã khép lại với cột mốc đáng nhớ, mở ra tương lai tươi sáng cho dự án KCN sinh thái giai đoạn II như một làn sóng thay đổi mạnh mẽ nhận thức và hành động của các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển KCN sinh thái hướng đến nền KTTH. “Sự kiện này là một cột mốc đáng nhớ để thúc đẩy phát triển KCN sinh thái và KTTH tại Việt Nam”, ông Jerome Stucki khẳng định.
Ông Giang Ngọc Phương, Phó Tổng giám đốc KCN Hiệp Phước phát biểu tại Hội nghị |
Tiếp đó, ông Christian Susan, Quản lý Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, Ban Hiệu quả tài nguyên công nghiệp, UNIDO trụ sở chính gửi lời cảm ơn chân thành đến các đối tác và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đồng hành cùng UNIDO để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam, với nhiều hoạt động thúc đẩy công nghiệp hóa bền vững và giảm thiểu tác động tới môi trường. Một trong những đóng góp của UNIDO cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), và cụ thể là Phát triển Công nghiệp Bền vững và Toàn diện (SDG 9) là thông qua việc thúc đẩy mô hình KCN sinh thái. Ông Christian Susan vui mừng chia sẻ, sau 4 năm triển khai dự án KCN sinh thái tại Việt Nam với biết bao khó khăn, thách thức, giờ đây dự án đã thành công mỹ mãn, giúp Việt Nam thực hiện được các mục tiêu về tăng trưởng xanh và Kế hoạch Hành động quốc gia thực hiện KTTH đến năm 2035. UNIDO sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam, giúp Việt Nam hiện thực hoá được mục tiêu phát triển KCN sinh thái toàn diện và bền vững.
Ông Phạm Bình An, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh (HIDS) trình bày bài thuyết trình với chủ đề "Chính sách phát triển kinh tế xanh và KTTH tại TP. Hồ Chí Minh" |
Hoạt động triển khai mô hình KTTH trong các KCN tại Việt Nam là bước đi quan trọng hướng tới sự phát triển bền vững. Các doanh nghiệp trong KCN tại Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN truyền thống sang mô hình KCN sinh thái và đã tiến hành các hoạt động sản xuất sạch hơn và cộng sinh công nghiệp, cộng sinh đô thị (chủ yếu trong các KCN đang được thụ hưởng dự án KCN sinh thái). Song kết quả bước đầu vẫn còn rất khiêm tốn, vì vẫn còn rất nhiều rảo cản đã gây ảnh hưởng đến quá trình triển khai các hoạt động sản xuất. Do vậy, để đạt được hiệu quả tối ưu của KTTH, thì việc tăng cường chính sách và ưu đãi để thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN, doanh nghiệp đầu tư thứ cấp trong các KCN, KKT và các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương là hết sức cần thiết, góp phần tạo nền tảng quan trọng để KKTH phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới./.
Ông Christian Susan, Quản lý Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, Ban Hiệu quả tài nguyên công nghiệp, UNIDO trụ sở chính phát biểu kết thúc Hội nghị |
Kể từ khi khu chế xuất (KCX) Tân Thuận- KCX đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm 1991, trong 33 năm qua, Việt Nam đã hình thành một hệ thống các KCN có mặt trên 61 tỉnh, thành trong cả nước với 422 KCN. Các KCN, KKT đã được ghi nhận vai trò to lớn, đóng góp cho các thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam; trong đó có sự lớn mạnh về quy mô của nền kinh tế, tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu nhập, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, đổi mới công nghệ, thúc đẩy hội nhập, cải thiện vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. |
Các nhà tài trợ, Ban Quản lý dự án KCN sinh thái và các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội nghị |
Bình luận