“Nghiện” chụp hình “tự sướng” có giống như nghiện các loại khác

Chụp hình “tự sướng” hiện đang trở thành một trào lưu phổ biến trong giới trẻ, những người thích chia sẻ hình ảnh bản thân lên trang cá nhân của mình. So với nghiện rượu, nghiện game thì “nghiện” selfie cũng có tính chất gần giống nhau, đó là hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày hay từ ngày này sang ngày khác mà không biết điểm dừng. Bản thân người nghiện luôn có thứ gì đó thôi thúc khiến cho bản thân phải thực hiện hành vi đó cho được bất kì thời gian và hoàn cảnh nào.

Thông thường, đàn ông nghiện rượu và nghiện chơi game trong khi chị em phụ nữ lại thích chụp hình “tự sướng”, nhưng với nhu cầu làm đẹp của nam giới ngày một gia tăng kết hợp với việc thường xuyên tiếp xúc với mạng xã hội thì nhu cầu selfie của nam giới ngày càng gia tăng không thua kém gì chị em phụ nữ. Không những nghiện chụp các bức ảnh “tự sướng” thông thường để đăng tải hình ảnh mà nhiều người còn dùng các phần mềm chỉnh sửa để hình ảnh đẹp long lanh trước khi công khai chúng với bạn bè và mọi người với mục đích để được tán dương và nhiều lượt yêu thích. Thậm chí nhiều người còn có sở thích selfie ở những địa điểm nguy hiểm, khu vực cấm để rồi dẫn đến những cái chết thương tâm không đáng có. Theo cuộc khảo sát gần đây, Ấn Độ là quốc gia có số nạn nhân chết trong lúc chụp hình “tự sướng” nhiều nhất trên thế giới.

Các cấp độ của người nghiện chụp hình “tự sướng”

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Thiagarajar (Ấn Độ) và Đại học Nottingham Trent (Anh Quốc) thì “nghiện” seflie là một biểu hiện của chứng rối loạn tâm thần có tên gọi là “selfitis”. Đó là biểu hiện của những người luôn bị thôi thúc là phải chụp hình “tự sướng” để đăng lên mạng xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu được yêu thích của bạn bè, trong nhóm và cộng đồng. Selfitis được chia ra 3 cấp độ khác nhau từ nhẹ đến mãn tính.

Khởi phát: Đây là giai đoạn người chụp selfie ít nhất phải thực hiện ảnh “tự sướng” 3 lần mỗi ngày tuy nhiên không đăng những bức hình này lên trang cá nhân, chụp ảnh chỉ là phụ vụ cho sở thích, thói quen cũng như quán tính hằng ngày mà hề nhận ra mình đang mắc rối loạn tâm thần “selfitis” ở giai đoạn nhẹ, rạnh giới giữa thích chụp selfie đơn thuần và “nghiện” nặng.

Nghiêm trọng: những người chụp selfie thực hiện ít nhất 3 lần mỗi ngày đồng thời đăng những bức hình này lên trang cá nhân hằng ngày với mục đích gây sự chú ý liên tục, muốn trở thành trung tâm của nhóm và mong nhận được những nhiều lời tán dương từ bạn bè, cộng đồng dùng mạng.

Mãn tính: những người luôn có cảm giác bị thôi thúc và không thể kiểm soát hành vi chụp hình “tự sướng” của mình và đăng những bức ảnh lên trang cá nhân 6 lần mỗi ngày mà nếu không thực hiện nó thì họ cảm thấy bức rức, khó chịu trong người, cảm giác không khác gì những người nghiện rượu, game và các thứ khác.

Với những người đang mắc hội chứng tâm thần “selfitis” thì việc từ bỏ hay “cai nghiện” là không hề dễ dàng bởi không dễ gì từ bỏ một hàng động, thói quen đã ăn sâu trong tâm thức. Hơn nữa mạng xã hội luôn phát triển rầm rộ ngày càng xuất nhiều ứng dụng mới thì có lẽ những người “nghiện” chụp hình “tự sướng” sẽ rất khó “cai” và chỉ có thể dần dần từ bỏ thói quen khi chính bản thân họ có sự quyết tâm cao độ.