Tóm tắt

Phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) gắn với du lịch trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai thời gian qua cho thấy, giá trị SXNN gắn với du lịch trên địa bàn huyện đạt mức tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ phát triển bình quân về giá trị sản xuất tăng trưởng cao và tương đối ổn định, cơ cấu SXNN gắn với du lịch chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển SXNN gắn với du lịch, bài viết phân tích các hạn chế, yếu kém, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển SXNN gắn với du lịch cho huyện Tân Phú trong thời gian tới.

Từ khóa: du lịch, sản xuất nông nghiệp, Tân Phú

Summary

The fact of agricultural production associated with tourism in Tan Phu district, Dong Nai province has recently shown that the value of this combination achieves rapid and stable growth, the average growth rate in production value is high and relatively stable, and the structure of agricultural production associated with tourism shifts in a positive direction. Based on assessing the reality of agricultural production associated with tourism in Tan Phu district, this paper analyzes its limitations and proposes solutions to address them in the coming time.

Keywords: tourism, agricultural production, Tan Phu

GIỚI THIỆU

Phát triển SXNN gắn với du lịch, đặc biệt là sản xuất tại các khu trang trại tập trung không những tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng tốt, mà còn tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Khách du lịch sẽ được trải nghiệm các hoạt động, như: tham quan các nông hộ, trang trại, mô hình nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp, thu hoạch trái cây hoặc rau củ, tìm hiểu về động, thực vật hoặc tham gia quá trình SXNN.

Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, là huyện có tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp và nghỉ dưỡng. Để phát triển những thế mạnh của các xã trên địa bàn huyện, đưa ra những giải pháp phát triển SXNN gắn với phát triển du lịch của huyện Tân Phú là điều cấp thiết hơn bao giờ hết.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SXNN GẮN VỚI DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI

Tình hình phát triển SXNN gắn với du lịch

Quy mô SXNN gắn với du lịch

Tình hình phát triển nhóm cây lương thực

Quy mô về diện tích đất, năng suất và sản lượng cây lương thực được thống kê trong Bảng 1.

Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng cây lương thực giai đoạn 2020-2022

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Tốc độ phát triển bình quân (%)

A. Tổng diện tích, năng suất và sản lượng

1

Diện tích

Ha

22.124

22.007

22.309

100,23

2

Năng suất

Tạ/ha

52,87

55,12

53,16

100,15

3

Sản lượng

Tấn

116.989

121.315

118.612

100,84

B. Diện tích, năng suất và sản lượng cây lương thực gắn với du lịch

1

Diện tích

Ha

32

18

41

112,94

2

Năng suất

Tạ/ha

65,12

65,04

66,02

100,25

3

Sản lượng

Tấn

2.083

1.177

2.714

113,63

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tân Phú

Kết quả thống kê và tính toán tại Bảng 1 cho thấy, giai đoạn 2020-2022, diện tích gieo trồng cây lương thực chung của huyện Tân Phú có xu hướng tăng nhẹ, với tốc độ phát triển bình quân đạt 100,23%. Nguyên nhân tăng/giảm một phần do diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng để phát triển các ngành kinh tế khác, một phần do chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, phần khác bị thu hồi đất phục vụ cho giao thông.

Diện tích SXNN gắn với du lịch có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân đạt112,94%, cho thấy địa phương đã quan tâm đến phát triển SXNN phục vụ cho nhu cầu du lịch.

Tình hình phát triển nhóm cây thực phẩm

Quy mô về điện tích đất, năng suất và sản lượng cây thực phẩm phục vụ du lịch được thống kê trong Bảng 2.

Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng cây thực phẩm giai đoạn 2020-2022

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Tốc độ phát triển bình quân (%)

A. Sản xuất rau các loại

1

Diện tích

Ha

17.310

17.006

17.328

99,93

2

Năng suất

Tấn/ha

17,12

17,62

17,82

102,06

3

Sản lượng

1000Tấn

2.963,1

2.996,3

3.008,0

100,69

B. Sản xuất rau các loại phục vụ du lịch

1

Diện tích

Ha

60

55

73

110,50

2

Năng suất

Tấn/ha

17,12

17,62

17,82

102,06

3

Sản lượng

1000Tấn

10,270

9,690

13,009

112,34

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tân Phú

Kết quả Bảng 2 cho thấy, diện tích, năng suất và sản lượng rau các loại trên địa bàn huyện Tân Phú thay đổi không nhiều, với tốc độ phát triển bình quân đạt trên dưới 100%, chênh lệch không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là tình hình bệnh dịch trong những năm qua tác động đến SXNN và du lịch trên địa bàn Huyện. Có thể nói, rau là cây trồng có hiệu quả kinh tế, phù hợp với cơ cấy trồng của Huyện. Nhiều diện tích cho thu nhập trên 50 triệu đồng và trên 100 triệu đồng/ha.

Quy mô vay vốn đầu tư đối với các hộ SXNN gắn với du lịch

Kết quả vay vốn phục vụ SXNN gắn với du lịch của các hộ được thống kê trong Bảng 3.

Bảng 3: Quy mô vay vốn của các hộ SXNN gắn với du lịch giai đoạn 2020-2022

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

1

Tổng số hộ

Hộ

479

0

619

2

Tổng vốn vay

Triệu đồng

17.962,2

0

34.818,75

3

Bình quân/hộ

Triệu đồng/hộ

37,5

0

56,25

Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Tân Phú

Kết quả thống kê và tính toán cho thấy, trong giai đoạn 2020-2022, mặc dù năm 2021 không có hộ SXNN gắn với du lịch, nhưng đã tăng lên khá cao vào năm 2022, từ 479 hộ năm 2020 tăng lên 619 hộ năm 2022. Số vốn được vay bình quân của hộ cũng đã tăng lên tương đối, từ 37,5 triệu đồng/hộ năm 2020 tăng lên 56,25 triệu đồng/hộ năm 2025. Kết quả là, số tiền Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Tân Phú giải ngân cho các hộ đầu tư SXNN gắn với du lịch cũng tăng khá mạnh, từ gần 18 tỷ đồng/năm tăng lên gần 35 tỷ đồng/năm.

Với mục tiêu đồng hành cùng người dân, khuyến khích người dân tham gia SXNN gắn với du lịch, những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Tân Phú đã triển khai có hiệu quả việc đầu tư nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ cho hộ dân và các đối tượng chính sách thông qua 12 chương trình cho vay, như: cho vay hộ nghèo; nước sạch vệ sinh môi trường; hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn; cho vay học sinh, sinh viên; giải quyết việc làm và luôn làm tốt vai trò là cầu nối giúp hộ dân, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Quy mô lượng khách du lịch tham quan các mô hình SXNN

Kết quả phát triển du khách tham quan các mô hình SXNN của Huyện được thống kê trong Bảng 4.

Bảng 4: Phát triển du khách tham quan giai đoạn 2020-2022

Đơn vị: Lượt khách

TT

Chỉ tiêu

Số lượng khách du lịch

Tốc độ phát triển bình quân (%)

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

I.Tổng lượt khách của huyện

301.065

166.625

336.897

105,45

1

Khách quốc tế

6.941

1.196

3.036

65,69

2

Khách nội địa

294.124

165.419

333.861

106,31

II. Khách tham quan SXNN

5.252

0

8.748

-

1

Khách quốc tế

914

0

336

-

2

Khách nội địa

4.338

0

8.412

-

Trong đó: Học sinh, sinh viên trải nghiệm

512

0

850

-

Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tân Phú

Kết quả Bảng 4 cho thấy, trong 3 năm (2020-2022), mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 tác động mạnh lên du lịch, nhưng số lượt khách du lịch trên địa bàn huyện Tân Phú vẫn tăng trưởng nhẹ: Năm 2021, lượng khách giảm gần 50%, nhưng năm 2022 đã khôi phục gần bằng năm 2020, nên tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm vẫn đạt 105,45%. Riêng lượng khách quốc tế đến tham quan giảm mạnh với tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm chỉ đạt 65,69%.

Tuy nhiên, lượng khách đến tham quan là rất khiêm tốn so với tiềm năng phát triển SXNN gắn với du lịch của Huyện. Nguyên nhân chính là trong giai đoạn qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên lượng khách đến tham quan có phần hạn chế.

Các hình thức tổ chức sản xuất gắn với du lịch

Các hình thức tổ chức SXNN gắn với du lịch được thống kê trong Bảng 5.

Bảng 5: Hình thức và mô hình SXNN gắn với du lịch

TT

Hình thức/mô hình

Đơn vị

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Tốc độ phát triển bình quân (%)

1

Hợp tác xã SXNN

HTX

18

18

18

100

2

Hộ gia đình

Hộ

479

0

619

-

3

Nông trại

NT

2

2

2

100

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tân Phú năm 2022

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên địa bàn huyện Tân Phú trong 3 năm (2020-2022), số lượng HTX nông nghiệp chỉ có 18 HTX và không thay đổi, trong đó không có HTX nào chuyên SXNN gắn với du lịch, mà chỉ có một số hộ trong các HTX là có SXNN gắn với du lịch. Số mô hình SXNN gắn với du lịch là do các hộ SXNN xây dựng và quản lý, còn số mô hình trang trại gắn với du lịch trên địa bàn Huyện không nhiều, trong 3 năm chỉ có 3 trang trại là có gắn với du lịch.

Trên địa bàn huyện Tân Phú cũng đã có những trang trại điển hình để cho các xã miền núi học tập kinh nghiệm. Với hướng đi này, Huyện đã hình thành một số mô hình SXNN chuyên canh quy mô lớn theo hướng hàng hóa, hiện đang cho thu nhập trung bình từ 330-445 triệu đồng/ha/năm và được liên kết tiêu thụ tới các khu du lịch tại địa phương.

Cơ sở hạ tầng phục vụ SXNN gắn với du lịch

Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng cho SXNN phục vụ du lịch được thống kê và tính toán qua Bảng 6.

Bảng 6: Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển SXNN gắn với du lịch

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Tốc độ tăng trưởng bình quân (%)

1

Hồ thủy lợi

Tr.m3

19

19

19

100

2

Đường nông thôn

Km

748

753

758

100,83

3

Trạm điện

Trạm

14

18

18

113,39

4

Nhà trưng bày sản phẩm

M2

4

5

8

141,42

5

Mô hình trình diễn

Mô hình

6

4

6

100,50

Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tân Phú

Kết quả bảng 6 cho thấy, trong giai đoạn 2020-2022, tuy các hoạt động SXNN gắn với du lịch chưa phát triển mạnh, do ảnh hưởng của dịch Covld-19 mà năm 2021 mọi hoạt động bị đình trệ, nhưng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển SXNN gắn với du lịch vẫn đảm bảo duy trì và phát triển.

Hệ thống đường giao thông vẫn được duy tu, bảo dưỡng và xây dựng mới với tốc độ phát triển bình quân đạt 100,83%, tăng hàng năm hơn 5 km xây mới.

Các trạm điện được xây mới và tăng mạnh trong năm 2021 là năm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, tuy nhiên không ảnh hưởng tới các hoạt động xây dựng cơ bản; năm 2022 không thay đổi, nhưng xu thế trong 3 năm là tăng lên với tốc độ phát triển bình quân đạt 113,39%.

Nhân lực cho SXNN gắn với du lịch

Kết quả đào tạo nhân lực cho SXNN gắn với du lịch được tổng hợp qua Bảng 7.

Bảng 7: Tình hình đào tạo nguồn nhân lực SXNN gắn với du lịch

Tiêu chí

Đơn vị

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Tốc độ phát triển bình quân (%)

I. Ngành nghề đào tạo

Nghề trồng trọt

Nghề

6

7

8

115,63

115,47

Nghề chăn nuôi

3

4

4

Nghề thủy sản

2

3

3

122,47

Nghề du lịch

2

2

3

122,47

II. Số người được đào tạo

Người

446

368

352

88,83

Nghề trồng trọt

Người

274

261

221

89,68

Nghề chăn nuôi

95

49

65

73,1

Nghề thủy sản

45

33

31

82,81

Nghề du lịch

32

25

35

104,5

Nguồn: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Tân Phú

Kết quả tính toán Bảng 7 cho thấy, trong giai đoạn 2020-2022, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho SXNN gắn với du lịch trên địa bàn huyện Tân Phú phát triển mạnh các ngành nghề với tốc độ phát triển bình quân đều đạt trên 115%. Trong đó, nhóm nghề thủy sản và du lịch đều có xu hướng tăng mạnh, với tốc độ phát triển bình quân lên tới 122,47%.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Huyện đã ban hành chương trình, giáo trình đào tạo theo quy định của Tổng cục Dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình, giáo trình đào tạo có mục tiêu cụ thể, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng; thái độ người học sau khi kết thúc khóa học đều đạt được yêu cầu và có tính liên thông hợp lý giữa các trình độ đào tạo.

Một số hạn chế, yếu kém

SXNN gắn với du lịch hiện nay đang tiềm ẩn những rủi ro rất lớn, nguyên nhân là do những hậu quả của sự biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động rõ rệt tại Huyện, tình hình thiên tai, bão lụt, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi…

Vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và lượng du khách đang là một khó khăn rất lớn cho SXNN gắn với du lịch, do Huyện vẫn chưa gắn kết được chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp của Tỉnh với việc quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất của Huyện.

Trong thực tế, SXNN gắn với tiêu thụ hàng hóa nông sản, gắn với du khách tham quan của nông dân còn nhiều bất cập; sự liên kết 4 nhà vẫn chưa có tiếng nói chung; rất ít hợp đồng được ký kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong việc sản xuất, công ty lữ hành và công ty du lịch trên địa bàn trong việc bao tiêu sản phẩm nông nghiệp và đưa du khách đến tham quan nghỉ ngơi tại các hộ gia đình.

Phát triển SXNN gắn với du lịch chưa dựa trên các tiêu chuẩn Global GAP hay Viet GAP để phát triển nông nghiệp một cách bền vững; việc xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường và giá bán tốt hơn cho sản phẩm nông nghiệp đối với những thị trường khó tính chưa phát huy hiệu quả.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ

Chuyển dịch cơ cấu SXNN theo hướng nâng cao giá trị SXNN gắn với du lịch

Việc chuyển dịch cơ cấu SXNN gắn với du lịch phải góp phần xây dựng nền SXNN bền vững và tạo ra nhiều nông sản hàng hoá phụ vụ du lịch và xuất khẩu. Cơ cấu SXNN phải nằm trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh Đồng Nai nói chung và cơ cấu kinh tế của huyện Tân Phú nói riêng. Chính vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu SXNN và tăng tỷ trọng trong du lịch và dịch vụ trong phạm vi Huyện cũng như trong phạm vi các làng bản nông thôn là điều cần thiết.

Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện để nâng cao khả năng cạnh tranh các loại nông sản trên thị trường chung của tỉnh Đồng Nai và cả nước.

Các cơ sở SXNN khi đã được quy hoạch và xác lập cần được ổn định tương đối để phát huy hiệu quả của SXNN gắn với du lịch, bởi nếu cơ cấu SXNN gắn với du lịch bị thay đổi thường xuyên sẽ kéo theo sự thay đổi chế độ canh tác, cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị và gây lãng phí to lớn.

Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển SXNN gắn với du lịch

Kết cấu hạ tầng phải cân đối, đồng bộ và phù hợp với các dịch vụ hỗ trợ du lịch. Xây dựng mạnh lưới thuỷ lợi phải gắn với giao thông và điện. Xây dựng vùng nguyên liệu phải cân đối với nhà máy chế biến và giao thông. Mạng lưới thuỷ lợi muốn phát huy hiệu quả phải có cơ sở cung cấp điện. Tính cân đối và đồng bộ phải thể hiện trong nội bộ từng công trình. Việc tưới tiêu nước chỉ có thể thực hiện được nếu có đầy đủ các kênh mương cấp 1, cấp 2, cấp 3, hệ thống cống đập và các trạm bơm nước tưới tiêu.

Tập trung đầu tư lớn và sử dụng lâu dài. Điều này đòi hỏi phải có quy hoạch đầy đủ, chính xác và thi công các công trình đảm bảo chất lượng cao, để tránh làm xong phải sửa chữa ngay, gây lãng phí sức lao động, tiền bạc hoặc công trình làm xong thời gian sử dụng chưa được bao lâu đã hỏng, ảnh hưởng đến SXNN, từ đó ảnh hưởng đến du lịch. Xây dựng cơ sở hạ tầng mới tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật, song cơ sở vật chất kỹ thuật đó có phát huy tác dụng hay không lại phụ thuộc vào việc khai thác và sử dụng nó. Phải có những quy định về thưởng, phạt, công bằng và nghiêm minh, có chế độ khấu hao để bù đắp được các chi phí trong qua trình sư dụng và tích lũy tái sản xuất mở rộng.

Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào SXNN gắn với du lịch

Áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, thích hợp nhằm đạt yêu cầu tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững và phát triển SXNN gắn với du lịch.

Áp dụng công nghệ sinh học để nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm để có nhiều sản phẩm OCOP hơn nữa, tăng sức đề kháng cho cây trồng vật nuôi, giảm được chi phí sản xuất, tận dụng được các phế thải nông nghiệp.

Trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, cần chú ý trước tiên là giống và công nghệ sản xuất giống cây trồng chủ lực, như: lúa, ngô, lạc, điều, bông, rau và một số loại cây ăn quả. Coi đây là hướng đột phá để tăng năng xuất sinh học và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng chịu mặn, chịu phèn, chịu sâu bệnh, giàu protein thích hợp ở các vùng khô hạn, phèn chua.

Đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động SXNN gắn với du lịch

Bố trí đúng chuyên môn và trình độ đối với các cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng về quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, kế hoạch, thương mại, về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, nghiệp vụ du lịch. Những cán bộ này được đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng, được cấp bằng, có khả năng làm việc ở các bộ, tổng cục, tổng công ty, ở huyện và ở tỉnh để phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp theo đúng các ngành nghề đã được đào tạo.

Đối với cán bộ có trình độ trung cấp chuyên sâu về kinh tế, kỹ thuật cây trồng, vật nuôi, du lịch với thời gian đào tạo khoảng 2 năm, sau khi học xong được cấp bằng. Những cán bộ này là cán bộ chủ chốt về kinh tế và kỹ thuật cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại có quy mô vừa và nhỏ.

Đối với các hộ nông dân trực tiếp tham gia quá trình phát triển SXNN gắn với du lịch, cần áp dụng hình thức đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm Đào tạo nghề nghiệp của Huyện để kịp thời cung cấp lực lượng lao động có trình độ nghề cho SXNN gắn với du lịch.

Tăng cường thực thi chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển SXNN gắn với du lịch

Các chính sách của Nhà nước và của địa phương luôn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển SXNN gắn với du lịch nói riêng. Đối với phát triển SXNN, những chính sách kinh tế chủ yếu sau cần được quan tâm tăng cường thực thi:

- Chính sách đất đai, nhằm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách lâu dài để người nông dân yên tâm đầu tư thâm canh sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các đối tượng khác nhau, thúc đẩy tập trung ruộng đất đai trong nông nghiệp để tạo ra vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, xây dựng các mô hình trang trại…

- Cải cách các chính sách tài chính, tín dụng để đảm bảo cho người nông dân SXNN được vay vốn sản xuất với thủ tục đơn giản, quy mô vốn được vay tương đối lớn và thời gian tương đối dài với lãi suất hợp lý. Nâng tỷ trọng đầu tư cho phát triển nông nghiệp tương xứng với vai trò vị trí và yêu cầu của phát triển SXNN gắn với du lịch.

- Về chính sách đào tạo, nhằm khuyến khích những người nông dân, đặc biệt nông dân nghèo có điều kiện học tập nâng cao trình độ văn hoá, trình độ nghề và trình độ chuyên môn đủ khả năng và trình độ để thực hiện các hoạt động phát triển SXNN./.


Tài liệu tham khảo

1. Bộ Chính trị (2018), Nghị quyết số 06/NQ-TW, ngày 10/11/2018 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn.

2. Nguyễn Thế Nhã (2016), Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, Hà Nội.

3. Ngân hàng Chính sách Xã hội Tân Phú (2020-2022), Báo cáo kết quả cho vay phát triển SXNN năm 2020, 2021 và 2022.

4. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú (2020-2022), Báo cáo tổng kết tình hình SXNN của huyện Tân Phú năm 2020, 2021 và 2022.

5. Phòng Thống kê huyện Tân Phú (2020-2022), Báo cáo kết quả tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú năm 2020, 2021 và 2022.

6. Phòng Văn hóa - Du lịch huyện Tân Phú (2020-2022), Báo cáo kết quả hoạt động văn hóa và du lịch của huyện Tân Phú năm 2020, 2021 và 2022.

7. UBND huyện Tân Phú (2020-2022), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú năm 2020, 2021 và 2022.

PGS, TS. Trần Hữu Dào - Trường Đại học Lâm nghiệp

Ngày nhận bài: 15/3/2024 Ngày phản biện: 19/3/2024 Ngày duyệt đăng: 22/3/2024