Số người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam còn ít
Các dự án bất động sản vẫn chưa thu hút được nhiều chủ đầu tư là người nước ngoài
Theo bà Dung, kể từ khi Luật Nhà ở có hiệu lực, qua đó người nước ngoài và Việt kiều được phép mua nhà tại Việt Nam, CBRE nhận được sự hứng khởi rất lớn từ các chủ đầu tư lẫn người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua xem xét thực tế, CBRE thấy rằng, hầu hết người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam hiện nay là đang sống và làm việc tại Việt Nam. Song, các dự án vẫn chưa thu hút được các cá nhân là người đầu tư nước ngoài tại nước ngoài, mặc dù có một số dự án mà chủ đầu tư chủ động mang dự án chào bán tại thị trường nước ngoài như CapitaLand, Keepel Land và thu được những kết quả bước đầu, mặc dầu vẫn còn khiêm tốn.
Đồng thời, bà Dương cũng nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến việc số người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam còn ít, cụ thể là:
Một là, nhà đầu tư, người mua nhà nước ngoài còn thận trọng tìm hiểu chu trình của thị trường, xem quy trình mua bán thế nào cho hợp lý nên chưa đưa ra các quyêt định ngay trong khi thông tin về Luật mới, về dự án, về sản phẩm đến với người nước ngoài còn hạn chế. Do đó, các chủ đầu tư cần phải đẩy mạnh vấn đề này trong thời gian sắp tới.
Hai là, về phía các chủ đầu tư và các sàn giao dịch có sản phẩm tiếp cận người nước ngoài cần phải chủ động tích cực, nâng cấp hệ thống bán hàng, kể cả ngôn ngữ, phương thức bán hàng sao cho thích hợp với đối tượng này để ngày càng nhiều người nước ngoài có thể mua nhà tại Việt Nam.
Chính vì vậy, theo bà Dương, Luật đã có, hành lang pháp lý đã có, vấn về còn lại là chủ đầu tư cần phải chủ động hơn nữa.
Còn theo Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng, hiện nay, lượng tồn kho hiện còn khoảng 40.000 tỷ đồng, song chủ yếu là những dự án cao cấp và dự án ở xa khu vực trung tâm, hạ tầng chưa đồng bộ, hoàn chỉnh. Đồng thời, hiện nay vẫn tiếp tục có nhiều các dự án cao cấp đang mở bán.
“Vấn đề mất cân bằng cung - cầu khi các dự án bình dân ngày càng ít so với dự án cao cấp không chỉ được xã hội, mà cơ quan quản lý nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Chính thời gian trầm lắng của thị trường từ năm 2013 trở về trước là do sự không cân đối cung - cầu, dư thừa bất động sản cao cấp, ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp”, ông Vũ Văn Phấn Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản cho biết.
Đồng tình với lo ngại trên, ông Trần Ngọc Quang Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, một trong những lo ngại chung của thị trường hiện nay là các chủ đầu tư đang quá tập trung vào phát triển hàng hóa cao cấp, trong khi đó, khoảng 70% nhu cầu thị trường đang tập trung vào phân khúc nhà ở có giá trung bình trở xuống.
Để hạn chế sự mất cân bằng giữa các phân khúc, theo ông Vũ Văn Phấn, trong thời gian tới, cần có sự rà soát lại các dự án tại phân khúc cao cấp để điều chỉnh, cơ cấu lại cho hợp lý.
“Đúng là lượng cung ở phân khúc cao cấp vẫn đang vượt quá nhu cầu. Trong chỉ đạo hiện nay, chúng tôi sẽ phối hợp với các tỉnh rà soát các dự án này để xem xét những dự án nào tiếp tục triển khai, dự án nào không có khả năng triển khai. Mục tiêu để đảm bảo cung - cầu trong thị trường bất động sản nói chung và đối với phân khúc cao cấp nói riêng” ông Phấn cho biết./.
Bình luận