Giá vàng trong nước tuần qua dưới mốc 47 triệu đồng/lượng

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần ngày 09/3/2020, giá vàng trong nước tăng cực mạnh so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Cụ thể, giá vàng SJC tại TP. Hồ Chí Minh được niêm yết ở mức 47,35-48,23 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 750.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 1.110.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Cùng thời điểm, tại thị trường Hà Nội, giá vàng được niêm yết ở mức 47,35-48,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 750.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 1.110.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch cuối tuần trước.

Trong phiên giao dịch kế tiếp ngày 10/3/2020, giá vàng trong nước quay đầu giảm. Giá vàng tại thị trường TP. Hồ Chí Minh được giao dịch ở mức 47,10-47,78 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 450.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch trước đó.

Tại thị trường Hà Nội, giá vàng được niêm yết ở mức 47,10-47,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 450.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch trước đó.

Đến phiên giao dịch ngày 11/3/2020, giá vàng trong nước tiếp tục lao dốc. Giá vàng tại thị trường TP. Hồ Chí Minh được giao dịch ở mức 46,80-47,43 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra), giảm 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 350.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch trước đó.

Tương tự, với mức giảm 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 350.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, giá vàng tại Hà Nội được niêm yết ở mức 46,80-47,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Phiên giao dịch kế tiếp ngày 12/3/2020, giá vàng trong nước vẫn duy trì giảm.

Giá vàng SJC tại 2 đầu tàu kinh tế: TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đều giảm 150.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh, vàng được giao dịch ở mức 46,65-47,28 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); còn tại Hà Nội, giá vàng được giao dịch ở mức 46,65-47,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Đến phiên giao dịch tiếp theo ngày 13/3/2020, giá vàng trong nước lao dốc mạnh, giảm sâu, cả 2 đầu tàu kinh tế của cả nước đều giảm 1.050.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 750.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên liền trước.

Giá vàng tại TP. Hồ Chí Minh được niêm yết giá mua - bán vàng SJC ở mức 45,60-46,53 triệu đồng/lượng; còn tại thị trường Hà Nội, giá vàng được niêm yết ở mức 45,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,52 triệu đồng/lượng (bán ra).

Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 14/3/2020, giá vàng trong nước đảo chiều tăng ở chiều bán ra.

Tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, giá vàng SJC được giao dịch ở mức giá 45,60 triệu đồng/lượng (mua vào); giá bán ra là 46,83 triệu đồng/lượng. Như vậy, so với phiên giao dịch trước đó, giá vàng không thay đổi ở chiều mua vào và tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Còn tại thị trường Hà Nội, giá vàng mua vào được niêm yết ở 45,60 triệu đồng/lượng, giá vàng bán ra là 46,82 triệu đồng/lượng, giữ nguyên mức giá ở chiều mua vào và tăng 300.000 đồng/lượng ở chiêud bán ra.

Giá vàng biến động trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 09/3/2020), giá vàng thế giới giao ngay tăng mạnh so với phiên giao dịch cuối tuần trước, được giao dịch ở mức 1.697,60 USD/ounce.

Vàng thế giới tăng do lo ngại về dịch viêm phổi cấp Covid-19 diễn biến phức tạp đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào tài sản an toàn, đặc biệt sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bất ngờ giảm 50 điểm cơ bản lãi suất trong ngày 03/3. Đây là mức giảm lãi suất lớn nhất của Fed kể từ năm 2008.

Khả năng Fed giảm lãi suất xuống mức 0% - mức duy trì trong 7 năm từ tháng 12/2008 – gia tăng trong ngày thứ Sáu (06/3).

Nhiều dự báo cho rằng, vàng vẫn sẽ tiếp tục là công cụ phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khiến kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề.

Trong phiên giao dịch kế tiếp ngày 10/3/2020, giá vàng thế giới giao ngay quay đầu giảm xuống mức 1.670 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 4 được giao dịch ở mức 1.667,80 USD/ounce.

Giá vàng thế giới bất ngờ tụt giảm do áp lực chốt lời tăng mạnh sau khi lên đỉnh 7 năm trong phiên đầu tuần. Tuy nhiên, dịch Covid-19 và cuộc chiến dầu khí được xem là động lực lớn sẽ kéo vàng đi lên.

Trước đó, vàng bất ngờ vọt lên trên 1.700 USD - mức cao nhất kể từ cuối năm 2012, do giới đầu tư tìm kênh trú bão ở vàng trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lan rộng trên thế giới, giá dầu tụt giảm 30% và lo ngại kinh tế thế giới suy thoái.

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo mạnh và lao dốc trong phiên đầu tuần với mức giảm phổ biến từ 5-7%. Trong khi đó, thị trường tài chính chao đảo với lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm xuống mức thấp chưa từng có là dưới 0,5%.

Tuy nhiên, nhiều dự báo cho rằng, vàng sẽ nhanh chóng quay đầu tăng trở lại trong bối cảnh thế giới có rất nhiều bất ổn, thị trường dầu mỏ hỗn loạn sau khi Saudi Arabia hạ giá bán chính thức do bất đồng với Nga trong vấn đề sản lượng.

Vàng còn được hưởng lợi từ một đồng USD đang giảm giá rất mạnh. Hiện tại thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất thêm 50-75 điểm cơ bản trong cuộc họp hôm 18/3 tới sau khi đã bất ngờ hạ lãi suất 50 điểm phần trăm trong tuần trước. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhiều khả năng cũng giảm lãi suất.

Trong phiên giao dịch ngày 11/3/2020, giá vàng thế giới giao ngay giảm mạnh xuống mức 1.653 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 4 cũng giảm mạnh xuống mức 1.654,10 USD/ounce.

Vàng tiếp tục giảm không chỉ do áp lực chốt lời mà còn do Mỹ và Nhật tuyên bố điều chỉnh các chính sách tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế, trong khi các nước khác cũng tính toán các chính sách tiền tệ nới lỏng để ngăn chặn suy giảm tăng trưởng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ sớm thông báo về việc hỗ trợ rất đáng kể nền kinh tế. Các biện pháp có thể bao gồm cắt giảm thuế thu nhập từ lương và hỗ trợ những người lao động làm việc theo giờ nhằm đối phó với những tác động tiêu cực của virus corona. Những ưu đã về thuế sẽ nằm trong gói chi tiêu trị giá 8,3 tỷ USD mà ông Trump đã ký kết vào tháng trước.

Dù quay đầu giảm giá mạnh, nhưng vàng hiện vẫn ở mức cao và giá kim loại quý vẫn được dự đoán tăng mạnh trong tuần do dịch Covid-19 đang lan rộng.

Giới đầu tư tạm thời rời xa vàng và tìm đến các loại tài sản rủi ro như chứng khoán. Chỉ số chứng khoán công nghiệp Dow Jones tăng mạnh trở lại. Chứng khoán các nước khác cũng tăng mạnh và đây là yếu tố kìm hãm sự gia tăng của vàng, ít nhất là trong ngắn hạn.

Đến phiên giao dịch kế tiếp ngày 12/3/2020, giá vàng thế giới giao ngay tiếp tục giảm xuống mức 1.641,30 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 4 cũng giảm xuống mức 1.647 USD/ounce.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Điều này không gây ngạc nhiên cho thị trường bởi đó chỉ là sự hợp thức hóa những gì đã diễn ra trên thực tế mà theo các nhà phân tích đáng ra WHO phải làm điều đó từ cách đây nhiều tuần. Tuy nhiên, sau tuyên bố của WHO, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh trở lại sau một phiên phục hồi: Chỉ số DJIA giảm tới 1.464,94 điểm về 23.553,22 điểm; Chỉ số S&P 500 giảm 140,85 điểm về 2.741,38 điểm và chỉ số NASDAQ giảm 392,2 điểm còn 7.952,05 điểm.

Thêm một động thái nữa để kích thích kinh tế trong bối cảnh Covid-19 lan rộng tại Anh, Ngân hàng trung ương Anh hôm thứ Tư theo giờ địa phương đã cắt giảm lãi suất chủ chốt 0,5%. Giới đầu tư đang chờ đợi chính quyền Trump công bố biện pháp kích thích kinh tế dù trước đó Fed đã cắt giảm một đợt lãi suất cơ bản. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm tiếp tục nhích nhẹ lên 0,725%; chỉ số USD tăng nhẹ phiên hôm qua và giá dầu thô trên sàn Nymex đã quay đầu giảm nhẹ xuống quanh 33 USD/thùng.

Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng giá trong bốn tháng vẫn chiếm lợi thế song tín hiệu cho thấy đà tăng đang chững lại. Mục tiêu đột phá giá ngắn hạn tiếp theo là tạo ra một mức đóng cửa trên mức kháng cự kỹ thuật vững chắc trong tuần này cũng là đỉnh cao nhất 7 năm là 1.704,30 USD. Ngược lại, mục tiêu giảm giá ngắn hạn tiếp theo đang đẩy giá xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc 1.625 USD/ounce.

Tại phiên giao dịch tiếp theo ngày 13/3/2020, giá vàng thế giới giao ngay giảm sâu xuống mức 1.575,30 USD/ouce. Giá vàng kỳ hạn tháng 4 cũng giảm mạnh xuống mức 1.598,70 USD/ounce.

Vàng tụt giảm giá ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ cấm toàn bộ các chuyến đi từ 26 nước châu Âu tới Mỹ trong vòng trong 30 ngày tới, trừ nước Anh, để ngăn chặn dịch Covid-19. Theo đó, những hạn chế này không chỉ áp dụng với khối lượng lớn thương mại và hàng hóa, mà còn nhiều thứ khác khi lệnh cấm được thông qua.

Ngay sau lệnh cấm của ông Trump, thị trường tài chính thế giới hỗn loạn, chứng khoán châu Á và châu Âu bổ nhào. Nhiều chỉ số mất tới 5-8%. Chỉ số DAX tại Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt rớt 7%, xuống tới mức thấp nhất kể từ năm 2016. Trong khi đó, chỉ số CAC 40 tại Pháp mất hơn 8%.

Chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 12/3 cũng bổ nhào khi chỉ số Dow Jones mất gần 1.700 điểm. Chứng khoán Mỹ lần thứ 2 trong tuần này tạm ngừng giao dịch theo cơ chế tự ngắt vì giảm quá mạnh.

Tại thời điểm này, theo các nhà kinh tế cho biết, tổng sản phẩm quốc nội khu vực đồng Euro sẽ giảm 1,2% trong năm 2020.

Chỉ số USD tiếp tục tăng mạnh khi đồng bạc xanh cuối cùng cũng nhận được giá thầu an toàn khi mức độ lo lắng trên thị trường tăng lên.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần (ngày 14/3/2020), giá vàng thế giới giao ngay vẫn giảm mạnh xuống mức 1.530,90 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 4 cũng giảm mạnh xuống mức 1.529,10 USD/ounce.

Tính từ đầu tuần đến nay, giá vàng thế giới đã giảm 5,1%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2016, trong đó có mức giảm 4,5% trong ngày 12/3.

Như vậy, vàng thế giới đã chứng kiến đợt giảm trong tuần tồi tệ nhất trong hơn 3 năm do đợt bán tháo mạnh mẽ trên thị trường.

Giá vàng tiếp tục lao dốc trong bối cảnh đồng USD tăng giá mạnh.

Rạng sáng 14/3 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, điều có thể giúp giải phóng 50 tỷ USD để chống đại dịch Covid-19, và nói rằng ông trao quyền cho Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh bỏ qua một số luật lệ nhất định nhằm đảm bảo có thể ngăn chặn virus và giúp các bệnh nhân được điều trị.

Trước đó, trong nỗ lực phòng chống dịch Covid-19, nước Mỹ cũng đã quyết định tạm cấm các hoạt động di chuyển giữa Mỹ và châu Âu trong 30 ngày, ngoại trừ Anh.

Giá vàng biến động điên loạn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Tính đến 7h30 ngày 14/3, trên thế giới có tổng số 141.404 người mắc, 5.371 người tử vong do Covid-19. Hàng loạt nước châu Âu đã hành động khẩn cấp để chống dịch.

40% ý kiến chuyên gia tại Wall Street trên Kitco cho rằng giá vàng sẽ tăng trong khi cũng 40% cho rằng giá vàng sẽ giảm trong tuần tới

Khó dự báo chiều tăng và giảm của giá vàng

Theo kết quả dự báo giá vàng hàng tuần, do Kitco News thực hiện, cho thấy, đa số khảo sát các chuyên gia (tại Wall Street) và ý kiến trả lời khảo sát trực tuyến (tại Main Street) đều cho rằng giá vàng sẽ tăng trong tuần tới (từ ngày 16/03/2020 đến 21/03/2020).

Cụ thể, cuộc khảo sát tại Wall Street cho kết quả, 40% ý kiến cho rằng giá vàng sẽ tăng, cũng có 40% dự báo giá sẽ giảm và 20% quan điểm trung lập. Còn tại cuộc khảo sát Main Street, có 61% ý kiến trả lời kỳ vọng giá vàng sẽ tăng, trong khi có 25% ý kiến dự báo giá vàng sẽ giảm và 14% cho rằng giá vàng sẽ đi ngang trong tuần tới.

Adrian Day, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Adrian Day Asset Management, nhận định vàng sẽ tăng giá.

Ông nói về sự giảm giá của vàng trong tuần này: "Trong những cơn hoảng loạn thị trường này, vàng là một nguồn thanh khoản. Nhưng một khi sự thanh lý hoảng loạn lắng xuống, ngay cả khi các thị trường rộng lớn không phục hồi, vàng sẽ tiếp tục vai trò của mình như một hàng rào và tiến lên".

Richard Baker, Biên tập viên của tờ báo Eureka Miner's Report, cho rằng vàng sẽ quay trở lại mốc 1.620 USD/ounce trong tuần tới.

"Tin tức tốt nhất cho vàng trong tuần này là hiệu suất của nó liên quan đến S&P 500 được củng cố", ông Baker nói, "Vàng đã phục hồi tất cả giá trị đã mất cho điểm chuẩn vốn chủ sở hữu này kể từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2018... và hơn thế nữa. Ngay cả khi giảm xuống dưới 1.600 USD/ounce, tỷ lệ vàng so với S&P 500 (AUSP) đã tăng vọt đến mức chưa từng thấy kể từ cuối năm 2016. Từ tháng 10/2018, AUSP đã có xu hướng tăng thấp hơn, vàng đã tăng giá trị mạnh mẽ so với cổ phiếu. Đây là một dấu hiệu tăng giá trong tương lai, cho thấy con đường rõ ràng cho mức 1.800 USD/ounce vào năm 2019".

Hơn nữa, ông Baker nói thêm, tỷ giá thực âm tiếp tục có nghĩa là "môi trường rất lạc quan đối với một tài sản phi lợi nhuận như vàng".

Peter Hug, Giám đốc giao dịch kim loại toàn cầu với Kitco, cho biết vàng sẽ tăng giá cao hơn sau cuộc họp vào tuần tới của Ủy ban Thị trường mở Liên bang. Các nhà hoạch định chính sách dự kiến ​​sẽ đưa ra một mức cắt giảm lãi suất khác trên mức cắt giảm khẩn cấp 50 điểm cơ bản vào đầu tháng này.

Trong khi đó, Daniel Pavilonis, Nhà môi giới hàng hóa cao cấp của RJO Futures, tìm kiếm thêm điểm yếu trong ngắn hạn về vàng.

"Với sự tăng giá mạnh của đồng USD xuất hiện và chứng khoán, chúng ta thấy vàng có thể giảm giá đôi chút", ông nói.

Chứng khoán có thể tăng giá vào tuần tới khi Fed hành động để cố gắng kiểm soát tác động kinh tế của virus corona, điều đó sẽ dẫn đến vàng bị trượt giá. Nhưng sau đó, chứng khoán có thể quay đầu giảm trở lại, đồng nghĩa với việc vàng sẽ tăng giá cao hơn, ông Pavilonis nói.

Ông Phil Flynn trích dẫn tiềm năng thanh lý nhiều hơn: "khả năng tăng doanh số vàng từ các ngân hàng trung ương toàn cầu trong việc tăng thanh khoản để chống lại virus corona. Nước Nga, nắm giữ lượng lớn vàng, có thể sử dụng nó như một điểm dừng để tiến hành cuộc chiến giá dầu với Saudi Arabia".

Phát biểu trong Mark Leibovit, nhà xuất bản của VR Metal/Resource Letter cho biết: "Tôi đã cảnh báo về một đỉnh cao theo chu kỳ, thường xảy ra vào thời điểm này trong năm. Vàng được định giá hơn 1.445 USD/ounce. Có thể đạt được mức này hay không? Điều đó phụ thuộc vào việc nếu cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra buộc phải thanh lý nhiều hơn trên thị trường vàng".

Andrew Hecht, một người đóng góp kim loại quý cho Seeking Alpha, cho biết ông kỳ vọng "điều kiện hoang dã" khi vàng "lên hay xuống".

"Rủi ro trong năm 2008 đã khiến vàng giảm từ hơn 1.030 USD/ounce xuống còn 681 USD/ounce và sau đó vàng đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2011. Chính sách của ngân hàng trung ương cuối cùng là tăng giá", ông cho hay./.

Tổng hợp từ nguồn:

http://sjc.com.vn/price/

https://www.kitco.com/news/2020-03-13/-Confused-Wall-Street-split-on-near-term-gold-price-direction.html