V-startup Group tham gia thị trường tín chỉ carbon

Tại COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên bố: “Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050”. Để dần hiện thực hóa khí phát thải bằng 0, hiện nay các quốc gia sử dụng 2 công cụ chính là thị trường tín chỉ carbon và thuế carbon. EU mới đây thông báo sẽ áp dụng mức thuế quan carbon lên các sản phẩm nhập khẩu vào khối này bắt đầu từ năm 2026. Theo đó, những doanh nghiệp nước ngoài khi xuất khẩu phải có những sản phẩm xanh, hữu cơ hoặc tín chỉ carbon. Nếu không sẽ bị áp thuế carbon ở mức cao.

V-startup Group tham gia thị trường tín chỉ carbon

Khi đã có những kiến thức cơ bản về tín chỉ carbon, bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào, từ công cho tới tư nhân cũng đều có thể tham gia vào đầu tư cho thị trường đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đối mặt với nhiều rào cản, như thiếu sự phối hợp và thống nhất giữa các ngành và các cấp chính quyền khác nhau, dẫn đến các chính sách và kế hoạch chồng chéo và không nhất quán, cản trở việc thực hiện và giám sát hiệu quả các hành động và mục tiêu tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, việc định giá đúng tín chỉ carbon và xác định đúng thời điểm giao dịch tín chỉ carbon là yếu tố quan trọng, cần sự vào cuộc của các tổ chức và chuyên gia định giá chuyên nghiệp.

Năm 2025 thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam

Năm 2023, doanh thu loại bỏ CO2 toàn cầu ước tính là 2,7 tỷ USD, nhưng có thể tăng lên tới 100 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030-2035 nếu các rào cản pháp lý được giải quyết. Theo lộ trình trung hòa carbon Việt Nam, việc thí điểm thị trường tín chỉ carbon bắt đầu từ năm 2025, việc hoàn thiện khung pháp lý được dự kiến vào năm 2027 và sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2028. Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, giai đoạn đến hết năm 2027, sẽ xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon.

Theo Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2023, cả nước đã trồng được khoảng 250.000 ha rừng, đạt 102% kế hoạch năm 2023. Tỷ lệ che phủ rừng 42,02%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Tổng nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trường rừng năm 2023 đạt 4.130,4 tỷ đồng. Đặc biệt, đây là năm đánh dấu mốc rất quan trọng đối với ngành lâm nghiệp, khi lần đầu tiên Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng)… Nguồn tiền bán tín chỉ carbon sẽ chi trả cho các chủ rừng, UBND cấp xã và tổ chức… được giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên. Ngoài ra, một phần tiền chi cho các nhóm khác có hoạt động liên quan đến phát triển và giảm mất rừng, suy thoái rừng, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng

1. Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon (chứng chỉ carbon) là chứng nhận mang tính thương mại, thể hiện quyền sở hữu về lượng khí CO2 hoặc các loại khí nhà kính khác. Chúng được chuyển đổi sang CO2 (Carbon dioxide) tương đương, một tín chỉ carbon sẽ có giá trị bằng một tấn khí CO2 và ngược lại.

Tín chỉ carbon là một công cụ giúp các chính phủ hạn chế phát thải khí nhà kính. Các cơ quan quản lý giới hạn các ngành và lĩnh vực khác nhau về lượng CO2 mà họ có thể tạo ra trong một năm hoặc một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, chính phủ và các cơ quan độc lập phát hành các khoản tín chỉ để đáp ứng giới hạn đó. Mỗi tín chỉ carbon hoạt động như một sự ủy quyền để thải ra một tấn CO2 hoặc lượng CO2 tương đương (quy đổi từ các khí CH4, N20, SF6…).

2. Thị trường mua bán tín chỉ carbon là gì?

Thị trường mua bán tín chỉ carbon là một cơ chế kinh tế, nhằm giảm lượng khí thải CO2 bằng cách đặt giới hạn phát thải và cho phép các công ty mua bán tín chỉ carbon. Các công ty giảm phát thải dưới mức giới hạn có thể bán tín chỉ dư thừa cho các công ty khác, khuyến khích giảm phát thải một cách hiệu quả về chi phí.

Thị trường carbon

Thị trường carbon (CO2) xuất hiện kể từ thời điểm Liên Hợp quốc chính thức thông qua Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu vào năm 1997, nhằm giải quyết nhu cầu đối với các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính (KNK). Do carbon là KNK quy đổi tương đương của mọi KNK, nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon có thể coi là một loại “giấy phép”, cho phép chủ sở hữu nó được quyền phát thải khí carbon dioxide (CO2).

V-startup Group tham gia thị trường tín chỉ carbon

Thị trường carbon đang phát triển mạnh mẽ về cả quy mô giao dịch và sự tham gia của các tổ chức. Tín chỉ được phân bổ cho các công ty theo một mức cố định giảm dần theo thời gian. Nếu lượng khí thải CO2 của các công ty giảm xuống dưới mức giới hạn định trước, họ có thể bán các khoản tín chỉ bổ sung cho các doanh nghiệp khác yêu cầu họ bù đắp thiệt hại.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang trình Thủ tướng phê duyệt Đề án phát triển thị trường carbon. Trong đó, giai đoạn đầu sẽ lựa chọn doanh nghiệp, các ngành có phát thải lớn nhất, có đủ số liệu kiểm kê để kiểm soát trước, làm thí điểm trước khi đưa lên sàn. Dự kiến sẽ áp trần phát thải carbon cho doanh nghiệp trong 3 lĩnh vực gồm: nhiệt điện, xi măng, sắt thép trước, sau đó sẽ tiến hành với lĩnh vực khác. Theo đó, các doanh nghiệp trong 3 lĩnh vực này muốn tăng sản lượng, sản xuất, vượt hạn ngạch phát thải được phân bổ, thì phải mua lại hạn ngạch phát thải từ các doanh nghiệp phát thải ít, kiểm soát tốt lượng phát thải trong sản xuất, chưa sử dụng hết hạn ngạch phát thải được phân bổ.
3. Hai loại thị trường carbon chính: thị trường carbon bắt buộc và thị trường carbon tự nguyện

Sau Nghị định thư Kyoto, quy định lượng khí thải carbon cho tất cả các quốc gia tham gia, thị trường carbon đã phát triển mạnh tại các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và cả châu Á. Có hai loại thị trường chính là:

(i) Thị trường carbon bắt buộc/Thị trường bắt buộc (mandatory carbon market): thị trường mà việc mua bán carbon dựa trên cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) để đạt được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính. Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc đồng thực hiện (JI). Trong thị trường carbon bắt buộc, chính phủ sẽ đặt ra giới hạn về lượng khí nhà kính mỗi tổ chức, doanh nghiệp có thể phát thải (được gọi là mức trần). Nếu tổ chức có lượng phát thải dưới mức trần, họ có thể bán trợ cấp dự phòng của mình cho các tổ chức, doanh nghiệp khác có mức phát thải lớn hơn mức trần. Mức trần có thể được hạ xuống mỗi năm nhằm khuyến khích các tổ chức giảm lượng khí thải.

V-startup Group tham gia thị trường tín chỉ carbon

(ii) Thị trường carbon tự nguyện/Thị trường tự nguyện (voluntary carbon market): dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Bên mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm dấu chân carbon.

Các đối tượng tham gia chủ yếu của các sàn giao dịch tín chỉ carbon tự nguyện:

  • Tổ chức trung gian phát triển dự án: Có trách nhiệm điều phối, điều hành các dự án tín chỉ carbon. Ví dụ, trong lĩnh vực nông nghiệp, các nhà phát triển dự án có thể là một hoặc nhiều trang trại gộp lại.
  • Các cơ quan tiêu chuẩn: Đặt ra các tiêu chuẩn cho các dự án, cung cấp chứng nhận tín chỉ carbon, nắm giữ cơ quan đăng ký của các dự án.
  • Trung tâm môi giới: Bên trung gian, chịu trách nhiệm mua tín dụng carbon và bán tín chỉ cho người mua cuối cùng.

- Khách hàng cuối: Mua tín chỉ carbon để bù đắp lượng khí thải đã phát thải ra môi trường.

V-startup Group tham gia thị trường tín chỉ carbon

4. Làm sao để có tín chỉ carbon?

Có nhiều cách để có được tín chỉ carbon, từ việc tham gia vào các dự án bảo vệ rừng, đến việc áp dụng các quy trình sản xuất tuần hoàn. Những cách này không chỉ giúp giảm thiểu lượng khí thải, mà còn tạo ra cơ hội để tham gia vào thị trường carbon, từ đó mở ra cơ hội kinh doanh, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

  • Tham gia vào các dự án trồng rừng hoặc quản lý rừng: Đây là một trong những cách hiệu quả để đạt được tín chỉ carbon. Việc bảo vệ rừng không chỉ giữ gìn nguồn tài nguyên, mà còn giúp hấp thụ khí carbon từ môi trường.
  • Mua bán trao đổi tín chỉ carbon trên sàn giao dịch: Sàn giao dịch tín chỉ carbon là nơi mà các cá nhân, tổ chức có thể mua bán, trao đổi tín chỉ carbon theo các quy định và tiêu chuẩn cụ thể.
  • Tham gia các quy trình sản xuất tuần hoàn: Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, tái chế và tiết kiệm năng lượng có thể tạo ra lượng tín chỉ carbon.

- Sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thân thiện môi trường: Đầu tư vào năng lượng tái tạo không chỉ giảm chi phí về năng lượng, mà còn giúp tạo ra lượng tín chỉ carbon.

5. Cách bán tín chỉ carbon như thế nào?

Bán chứng chỉ carbon là một quy trình phức tạp. Để đạt được thành công, yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu biết sâu sắc về thị trường tín chỉ carbon, các quy định pháp lý và cách tiếp cận khách hàng. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết về cách bán tín chỉ carbon:

  • Xác định nguồn tín chỉ carbon: Xác định nguồn tín chỉ carbon sở hữu, bao gồm các dự án bảo vệ rừng, sử dụng năng lượng tái tạo, hoặc các hoạt động giảm thiểu khí thải.
  • Đánh giá và xác minh: Thực hiện đánh giá và tính lượng tín chỉ carbon thông qua tổ chức chứng nhận hoặc chuyên gia độc lập.
  • Thị trường và giá: Nắm vững thông tin về thị trường tín chỉ carbon, giá cả và xu hướng, các sàn giao dịch tín dụng carbon cũng như quy tắc giao dịch.
  • Thực hiện giao dịch: Chọn phương thức bán thông qua các sàn giao dịch chính, đối tác thương mại, hoặc giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp có nhu cầu mua tín chỉ carbon.
  • Pháp lý và hợp đồng: Làm việc với chuyên gia pháp lý để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và có hợp đồng chính xác.
  • Xây dựng thương hiệu: Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ cho tín chỉ carbon để tăng giá trị thương hiệu và tiếp cận khách hàng qua các kênh truyền thông.
  • Chứng nhận và tuân thủ: Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận và tuân thủ cần thiết, bao gồm quản lý môi trường và báo cáo hàng năm.
  • Hỗ trợ khách hàng: Cung cấp thông tin rõ ràng và hỗ trợ khách hàng hiểu về giá trị của tín chỉ carbon, tác động tích cực của chúng đối với môi trường.

- Tìm kiếm cơ hội mở rộng: Tìm kiếm cơ hội mở rộng hoặc hợp tác để tăng cường nguồn cung và tạo ra giá trị thêm cho tín chỉ carbon.

6. Hợp đồng tương lai tín dụng carbon là gì?

Tín dụng carbon còn được biết đến trên thị trường tự nguyện dưới dạng bù đắp carbon, trong đó khí thải carbon được chia ra làm 2 loại: tín chỉ carbon và bù đắp carbon. Vì cả hai khái niệm đều được đo bằng tấn CO2, nên thường có sự nhầm lẫn giữa chúng. Hiện tại, cả hai đều được mua bán trên thị trường carbon và sử dụng thay thế cho nhau, nhưng về bản chất, chúng hoạt động theo cơ chế khác nhau. Nói cách khác, nếu bạn không thể trực tiếp giảm lượng khí thải carbon của mình, thì bạn có thể trả tiền cho người khác để làm việc đó ở nơi khác. Hợp đồng tương lai tín dụng carbon là một công cụ tín dụng, trong đó người mua tìm cách cắt giảm lượng khí thải thông qua các dự án bù đắp carbon. Các ví dụ phổ biến của các dự án này là giảm hoặc tránh nạn phá rừng, cung cấp các thiết bị gia dụng tiết kiệm nhiên liệu và đầu tư vào năng lượng tái tạo.

  • Theo định nghĩa, bù đắp carbon là một “kế hoạch cho phép các thực thể, dù là công ty hay cá nhân, đầu tư vào các dự án môi trường, để cân bằng lượng khí thải carbon của chính họ”.
  • Hợp đồng tương lai tín dụng carbon cung cấp tín dụng carbon về mặt vật lý. Mỗi hợp đồng tương lai tương đương với 1.000 tín chỉ carbon được tạo ra từ các dự án bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

- Hợp đồng tương lai được thực hiện trên nền tảng quỹ giao dịch thường gọi là ETF, khi hai bên đồng ý giao dịch một tài sản cơ bản là tín chỉ carbon.

7. Giao dịch Hợp đồng Tương lai tín dụng carbon hoạt động như thế nào?

Lượng khí thải carbon tiếp tục tăng, dẫn đến cuộc khủng hoảng lớn nhất mọi thời đại của nhân loại – biến đổi khí hậu. Nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng 48,0% kể từ thời kỳ tiền công nghiệp. Không chỉ chất lượng không khí ngày càng kém hơn, mà nhiệt độ ngày càng cao hơn là điều không thể phủ nhận. Vậy thế giới đang làm gì để giải quyết vấn đề này? Sự ra đời của Thỏa thuận Paris – và tín chỉ carbon – vào năm 2015. Hiệp định Paris nhằm mục đích giảm sự nóng lên toàn cầu đến mức tiền công nghiệp, nghĩa là thế giới phải thải ra ít CO2 hơn 8% mỗi năm . Nhưng đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Đây là lúc giao dịch hợp đồng tín dụng carbon tương lai sẽ lấp đầy khoảng trống… bằng cách khuyến khích giảm lượng khí thải.

Ngoài mục đích chính là giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ môi trường, các dự án giảm lượng carbon đều có thể đem lại doanh thu cho các tổ chức, doanh nghiệp. Vì thế, đây là hướng kinh doanh mới mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã lựa chọn. Khi đã tạo ra đủ lượng carbon bù đắp, họ sẽ có thể kiếm được tiền từ thị trường. Các dự án giảm carbon hiện nay được chia ra làm 2 loại: tự nhiên và cơ học. Dự án tự nhiên bao gồm trồng rừng, trẻ hóa vùng ngập nước. Những giải pháp này đều giúp cô lập hay thu giữ carbon một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, dự án cơ học nói chung chính là đầu tư vào công nghệ mới nhằm làm tăng hiệu quả sản xuất đồng thời giảm lượng khí thải. Nhắc đến dự án cơ học chúng ta không thể bỏ qua năng lượng tái tạo như mặt trời, gió hay công nghệ thu giữ carbon trực tiếp.

Chính phủ và các công ty khuyến khích giảm lượng carbon, một cách bắt buộc và tự nguyện. Định giá carbon trong mỗi thị trường carbon này là khác nhau.

8. Những chính sách về thị trường carbon toàn cầu vào năm 2024

Cả thuế quan biên giới carbon mới và các chương trình giao dịch khí thải dự kiến sẽ bước vào cuộc cạnh tranh trong năm nay, khi các thị trường hiện tại thắt chặt nguồn cung và phát triển các lĩnh vực mới. Những phát triển chính sách mới có thể sẽ khiến các chính phủ tiếp tục cố gắng tận dụng nguồn thu từ thị trường carbon tự nguyện.

  • Thuế carbon lan rộng tại châu Âu: Nhiều mức thuế carbon sắp ban hành, Vương quốc Anh đã xác nhận cơ chế điều chỉnh biên giới carbon vào ngày 18/12 vừa qua. Trong năm nay, dự kiến sẽ bổ sung các chi tiết luật hướng tới việc thực hiện kế hoạch này. Trong khi đó, Canada và Úc có thể công bố mức thuế carbon của riêng mình vào cuối năm 2024.
  • Các cơ quan quản lý châu Âu và Hoa Kỳ đặt ra tiêu chí bù đắp: Sau hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28 ở Dubai năm ngoái, thị trường bù đắp carbon toàn cầu, như được quy định trong cơ chế Điều 6.4 của Thỏa thuận Paris, đã không thể đi vào hoạt động. Tuy nhiên, những tiến bộ trong việc tiêu chuẩn hóa các khoản bù đắp có thể sẽ được thực hiện thông qua các tổ chức chính phủ như Cơ quan Thị trường và Chứng khoán châu Âu và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai ở Hoa Kỳ và các tổ chức thị trường tư nhân như sáng kiến Mục tiêu dựa trên Khoa học và Sáng kiến Liêm chính thị trường Carbon tự nguyện.
  • Hoàn tất các cải cách để ổn định giá cả: Bên cạnh các thị trường mới đang chuẩn bị hoạt động, một số thị trường hiện tại cuối cùng cũng đã hoàn tất cải cách vào năm 2024. Ví dụ, California đã tăng cường tham vọng về chính sách khí hậu của mình sau khi các nhà lập pháp phê duyệt Kế hoạch để giảm lượng khí thải xuống 48% vào năm 2030 và giảm 85% vào năm 2045; so với mức của năm 1990.
  • Lĩnh vực mới được hưởng nhiều phí ưu đãi trong thời gian ngắn: Lĩnh vực vận tải biển hiện đã bắt đầu thanh toán lượng khí thải của mình theo thị trường carbon của Liên minh châu Âu. Động thái đưa lượng khí thải hàng hải vào Hệ thống Thương mại Khí thải của EU sẽ khiến thị trường bị dư cung vào năm 2024-2025, trước khi chuyển sang mức thâm hụt định mức từ năm 2026 trở đi. Nguồn cung vượt mức trước đó được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng ngừa rủi ro cho ngành, theo đó các khoản trợ cấp được mua trước để trang trải các nghĩa vụ trong tương lai.

- Các làn sóng chủ nghĩa dân tộc carbon tiếp theo: Việc bù đắp carbon ngày càng được công nhận là tài sản có chủ quyền. “Chủ nghĩa dân tộc carbon” đề cập đến xu hướng của các chính phủ, nhằm khẳng định quyền kiểm soát tiềm năng giảm phát thải có sẵn trong biên giới quốc gia của họ bằng cách hạn chế sự tham gia của khu vực tư nhân. Một số chính phủ đã đưa ra các chính sách liên quan đến sản xuất và thương mại bù đắp carbon trong nước, từ thuế bổ sung ở Zimbabwe, chia sẻ lợi ích theo quy định ở Papua New Guinea và ở mức cực đoan hơn là hạn chế xuất khẩu hoàn toàn ở Ấn Độ.

9. Những sàn giao dịch ETF về tín chỉ carbon trên thế giới?

  • KRBN: KraneShares Global Carbon ETF

KRBN là quỹ ETF trợ cấp carbon được niêm yết công khai đầu tiên, lớn nhất và thanh khoản nhất trên thế giới. KraneShares Global Carbon ETF hay còn gọi là KRBN cung cấp khả năng tiếp cận hầu hết các khoản tín dụng carbon ETS của EU hoặc EUA, tín dụng carbon CCA của California và tín dụng carbon RGGI của vùng đông bắc Hoa Kỳ.

  • KSET: Quỹ ETF bù đắp carbon toàn cầu của KraneShares

KSET được khấu trừ trên NYSE với tỷ lệ chi phí là 0,79%. Nó sẽ cho phép bạn theo dõi các hợp đồng tương lai bù đắp lượng carbon, đồng thời cung cấp cho bạn quyền truy cập vào các hợp đồng tương lai mà trước đây không có sẵn thông qua ETF. Điều đáng nói là, quỹ ETF này cung cấp phạm vi bao phủ rộng hơn về VCM, đặc biệt là sàn giao dịch phái sinh tài chính lớn nhất – Tập đoàn CME.

  • KCCA: KraneShares California Carbon Allowance ETF

Được thành lập vào năm 2021, KCCA hoặc KraneShares California Carbon Allowance ETF cung cấp khả năng tiếp cận trực tiếp với Trợ cấp Carbon California (CCA) được giao dịch theo chương trình giao dịch giới hạn của California. Nó theo dõi hầu hết các hợp đồng tương lai CCA được giao dịch, theo sát diễn biến giá của tín chỉ carbon của California.

  • KEUA: Quỹ ETF trợ cấp carbon châu Âu của KraneShares

KraneShares European Carbon Allowance ETF nhằm cung cấp khả năng tiếp cận trực tiếp với danh mục các hợp đồng tương lai tín dụng carbon được giao dịch trong thị trường carbon lớn nhất thế giới, EU ETS. Do đó, KEUA sẽ theo dõi hiệu suất giá tín dụng carbon của EU.

  • CARB: Quỹ tín dụng carbon Horizons

Đây là quỹ ETF đầu tiên của Canada cung cấp khả năng tiếp cận tín dụng carbon thông qua hợp đồng tương lai hoặc các công cụ phái sinh. CARB mới được thành lập khá gần đây, được tạo ra vào tháng 2/2022. Là một quỹ thụ động dựa trên Chỉ số Hợp đồng Tương lai Luân chuyển Tín dụng Carbon của Horizons, CARB chỉ bao gồm các hợp đồng tương lai EUA, với các hợp đồng được gia hạn khi hết hạn. Nhưng ETS này rất linh hoạt với khả năng mở rộng khả năng tiếp xúc với các hợp đồng tương lai tại thị trường phát triển khác khi chúng trưởng thành.

  • GRN: iPath Series B Carbon ETN

iPath Series B Carbon ETN theo dõi Chỉ số Barclays Global Carbon II TR USD, gần như hoàn toàn bao gồm các hợp đồng tín dụng carbon tương lai ETS của EU. Điều đó có nghĩa là GRN sẽ theo dõi chặt chẽ hiệu suất giá của tín dụng carbon ETS của EU, giống như KRBN nhưng có rủi ro và biến động cao hơn. Quỹ này ra đời vào năm 2019. GRN có mục tiêu đưa ra mức giá carbon được đo bằng lợi nhuận của các hợp đồng tương lai về tín dụng carbon từ hai trong số các cơ chế liên quan đến khí thải chính của thế giới. Đó là EU ETS và Cơ chế phát triển sạch (CDM).

  • CO2.L: Carbon vật lý SparkChange EUA ETC

Ra mắt vào năm 2021, giống như hầu hết các quỹ ETF tín dụng carbon ở trên, nó cung cấp khả năng tiếp xúc trực tiếp với giao dịch EUA theo EU ETS. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các sản phẩm giao dịch trao đổi EUA khác, CO2.L trực tiếp mua và nắm giữ EUA thay vì hợp đồng tương lai. Điều đó có nghĩa là ETF này theo dõi hiệu suất giá của EUA thậm chí còn chặt chẽ hơn so với các quỹ ETF khác trước khi tính đến tỷ lệ chi phí.

10. Tham gia thị trường giao dịch tín chỉ carbon Việt Nam

Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 57 triệu tín chỉ carbon, tương đương 52 triệu tấn CO2 có thể bán ra cho các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế cao cho Việt Nam, với giá trị dự báo tăng gần 100 lần vào năm 2050.

Ngày 07/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Nghị định này có quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. Lộ trình trung hòa carbon Việt Nam:

Giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ: Xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon. Giai đoạn từ năm 2028, sẽ: Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức trong năm 2028; quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.

Bộ Tài chính đề xuất lập sàn quốc gia giao dịch tín chỉ carbon, nhằm tăng sức cạnh tranh theo hướng phát triển kinh tế ít phát thải, tăng trưởng xanh. Hiện, hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam gồm 2 loại: Hạn ngạch phát thải khí nhà kính; Tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận được giao dịch trên sàn giao dịch của thị trường tín chỉ carbon trong nước.

Viện Quản trị Chính sách và V-startup Group tham gia thị trường tín chỉ carbon

  • V-starup Group đang tham gia chính sách thị trường tín chỉ Carbon tại Việt Nam, là tổ chức trung gian kết hợp các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo trong thị trường tín chỉ carbon, đồng thời đại diện liên kết đối tác với các thị trường trong địa phương và khu vực.
    V-startup Group tham gia thị trường tín chỉ carbon
  • Viện Quản trị Chính sách liên kết đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế định giá tín chỉ carbon, đồng hành cùng Chính phủ nghiên cứu chính sách Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
    V-startup Group tham gia thị trường tín chỉ carbon

Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận tín chỉ carbon và hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trên sàn

  • Lượng tín chỉ carbon thu được từ chương trình hoặc dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước tham gia với tư cách là thành viên.
  • Hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.
  • Giấy xác nhận tín chỉ carbon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính:
  • Sử dụng mẫu số 02 phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.
  • Thủ tục xác nhận

Bước 1: Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu xác nhận tín chỉ carbon và hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trên sàn tiến hành nộp đơn về Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2: Bộ Tài nguyên và Môi trường xác minh, cấp giấy xác nhận, gửi thông báo cho đơn vị/cá nhân nộp giấy trong thời hạn 15 ngày làm việc./.