Tháng 2/2023, bà Nguyễn Thy Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển - Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống, đã công bố báo cáo 44 trang gồm báo cáo nghiên cứu và báo cáo khuyến nghị về “Đánh giá tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu trên các quốc gia và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” giai đoạn 1 để gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và tiếp tục liên kết nghiên cứu về thuế suất tối thiểu toàn cầu, nhằm tăng cường nguồn lực tham gia xây dựng góp ý chính sách kinh tế quốc gia.

Tháng 3/2023, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Đề án “Nghiên cứu phản ứng chính sách ứng phó của một số quốc gia trên thế giới về thuế tối thiểu toàn cầu và bài học kinh nghiệm với Việt Nam”, Quyết định số 308/QĐ-TTg, ngày 28/03/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030.

Tháng 4/2023, Viện trưởng Nguyễn Thy Nga dẫn dắt Hội đồng khoa học Viện Quản trị Chính sách tiếp tục giai đoạn 2, phát triển nghiên cứu báo cáo “Khuyến nghị Chủ trương, chính sách của Việt Nam chủ động tham gia Thuế suất tối thiểu toàn cầu” và đề xuất giải pháp liên kết khoa học – doanh nhân trong Hệ sinh thái nghiên cứu và truyền thông chính sách “Chiến lược phát triển Việt Nam” chủ động nghiên cứu và gửi báo cáo mục tiêu tăng cường ý kiến của cộng đồng vào Đề án “Nghiên cứu phản ứng chính sách ứng phó của một số quốc gia trên thế giới về thuế tối thiểu toàn cầu và bài học kinh nghiệm với Việt Nam” mà Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ.

Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển phối hợp cùng Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống khuyến nghị thiết kế bản kiến trúc tổng thể về quá trình truyền thông chính sách phát triển nội luật thuế suất tối thiểu toàn cầu của Bộ Tài chính đang xây dựng, thúc đẩy nguồn lực tư nhân tham gia góp ý truyền thông chính sách, đảm bảo quyền lợi và vị thế quốc gia, hài hòa với các đối tác quốc tế, đạt được mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước của Chính phủ Việt Nam.

Phương án Chính sách Quốc gia ứng phó cẩn trọng có phù hợp với thuế suất tối thiểu toàn cầu? Các quốc gia ở các khu vực pháp lý thuế thấp có chia sẻ giải pháp chính sách và cách tạo ra doanh thu thuế?

Về mặt lý thuyết, các khu vực pháp lý có chi phí thấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi kế hoạch thuế suất tối thiểu toàn cầu. Các khu vực pháp lý có chi phí thấp khó có thể lấp đầy khoảng trống nếu các công ty chuyển đăng ký ra khỏi quốc gia do áp dụng mức thuế doanh nghiệp cao hơn. Nhiều nước thiếu các đặc điểm quan trọng khác của FDI cần thiết để thu hút các công ty nước ngoài. Đối với thuế suất tối thiểu toàn cầu, các khu vực pháp lý khác nhau sẽ có những lợi ích riêng trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu, theo đó sẽ khó có bài học kinh nghiệm và chia sẻ cởi mở các chính sách nội luật, nhất là trong bối cảnh thời gian không còn nhiều. Bộ Tài chính, đơn vị chủ trì xây dựng chính sách về thuế suất tối thiểu toàn cầu cần sớm đưa ra bản kiến trúc tổng thể về quá trình phát triển nội luật, xây dựng chủ trương, chính sách của Việt Nam chủ động tham gia thuế suất tối thiểu toàn cầu, liên kết nguồn lực chuyên gia, liên kết cộng đồng Asean và cùng trao đổi mở rộng đối thoại với các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam theo phương án chủ động, để xây dựng nội luật phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và hài hòa với các đối tác.

Liệu các nước đang phát triển có được lợi từ thuế tối thiểu toàn cầu

Phần này phân tích nguồn thu từ thuế tối thiểu toàn cầu theo các phân loại quốc gia khác nhau: Quốc gia phát triển và đang phát triển; các nước có thu nhập cao, trung bình và thấp; các nước dựa trên phân loại địa lý, từ đó đánh giá nước nào sẽ được lợi từ hiệp định.

Dữ liệu cho thấy, các quốc gia phát triển tạo ra nhiều doanh thu bổ sung hơn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp đang thu so với các quốc gia đang phát triển và có thu nhập thấp. Các quốc gia có thu nhập cao cũng tạo ra nhiều doanh thu bổ sung hơn so với các quốc gia có thu nhập trung bình cao và thấp (Bảng 1). Hầu hết các quốc gia đang phát triển trong mẫu là các nền kinh tế thị trường mới nổi, nhưng chúng lại tạo ra ít doanh thu bổ sung hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển. Do đó, các nền kinh tế đang phát triển và kém phát triển có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thu thuế toàn cầu.

Bảng 1: Doanh thu của mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15% không phân chia theo phân loại quốc gia (OECD)

Số quốc gia trong mẫu

Doanh thu năm 2021 (Đơn vị: tỷ Euro)

Doanh thu tính theo % thuế thu nhập doanh nghiệp

Loại quốc gia

Phát triển

35

191.3

19%

Đang phát triển

11

14.2

2%

Mức thu nhập

Thu nhập cao

35

191.2

18%

Thu nhập trên trung bình

9

13.7

3%

Thu nhập trung bình thấp

2

0,6

1%

Phân loại địa lý

Dữ liệu cho thấy rằng, thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tạo ra doanh thu từ thuế tập trung ở một số khu vực trên thế giới. Ba quốc gia Bắc Mỹ và các quốc gia thành viên EU có thể thu thêm khoảng 80 tỷ Euro doanh thu từ thuế tối thiểu. Các quốc gia khác như: Vương quốc Anh, Thụy Sĩ, Úc, Nam Phi… cũng có thể tăng doanh thu thuế doanh nghiệp nhưng ở mức độ thấp hơn. Tuy nhiên, Nam Phi thuộc các quốc gia BRICS đã có mức tăng trưởng và hoạt động kinh doanh ngày càng tăng trong những thập kỷ qua và không phải là đại diện cho hầu hết các quốc gia châu Phi (Bảng 2).

Bảng 2: Doanh thu của mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15% không phân chia theo phân loại địa lý

Phân loại

Số các quốc gia trong mẫu

Doanh thu (vào năm 2021, đơn vị: tỷ Euro)

Doanh thu tính theo % doanh thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Bắc Mỹ

3

82.8

21%

Nam Mỹ

4

1.7

3%

Châu Âu khác

4

18.9

19%

EU

27

83.3

24%

Châu Á

6

14.2

2%

Châu đại dương

1

1.8

3%

Nam Phi

1

3.8

23%

Theo bảng 3, có thể thấy rằng Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thuế tối thiểu, với tỷ lệ thâm hụt thuế lên tới 28% trong số các nước G7. Trong khi đó, các nước châu Âu như Đức và Anh sẽ bị ảnh hưởng ít hơn với tỷ lệ thâm hụt chỉ khoảng 5-6%. Tổng số thâm hụt thuế của các nước G7 chiếm hơn một nửa tổng số thâm hụt thuế trong mẫu và mức thâm hụt thuế của 39 quốc gia khác là 43%. Các quốc gia khác có thể tăng thu từ thuế tối thiểu khoảng 10% số thuế đã nộp và doanh thu thuế tối thiểu sẽ tập trung ở một số khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở Bắc Mỹ và các quốc gia thành viên EU.

Bảng 3: Doanh thu thâm hụt thuế quốc gia

Quốc gia

Doanh thu

(năm 2021, đơn vị: tỷ Euro)

Doanh thu

(tính theo % trên tổng số mẫu)

Doanh thu tính theo % doanh thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Hoa Kỳ

57

28%

19%

Canada

24.4

12%

45%

Đức

13.1

6%

15%

Vương quốc Anh

11

5%

17%

Nhật Bản

5,9

3%

4%

Ý

3.1

2%

9%

Pháp

3.9

2%

6%

Tổng số G7

118,4

58%

15%

Các quốc gia khác

87.1

42%

9%

Trụ sở chính của các công ty đa quốc gia

Dữ liệu từ OECD không cung cấp thông tin về một số quốc gia, dữ liệu này tổng hợp dữ liệu từ danh sách Forbes về 2.000 công ty đa quốc gia giao dịch công khai lớn nhất năm 2018. Hơn một phần tư các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ, trong đó các quốc gia G7 chiếm một nửa số công ty đa quốc gia có trụ sở chính trong danh sách của Forbes. Điều này có tác động đến nguồn thu có thể thu được cho các quốc gia từ mức thuế tối thiểu, bởi vì quốc gia đặt trụ sở chính sẽ thu mức thuế này.

Các công ty đa quốc gia lớn nhất thường có trụ sở chính tập trung ở các nước châu Á và EU. Cụ thể, Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia sở hữu số lượng công ty đa quốc gia lớn nhất nhiều nhất, tiếp đó là Hàn Quốc... Trong khi đó, các khu vực như Châu Đại Dương, Nam Mỹ, khu vực MENA và châu Phi không có nhiều công ty đa quốc gia lớn.

Tác động tiêu cực của Trụ cột 2 và rủi ro đánh thuế 2 lần

Việc thu thuế bổ sung theo QDMTT không làm doanh nghiệp thiệt hại hơn về chi phí thuế, mà chỉ quyết định về quốc gia sẽ thu khoản thuế này. Với các tác động bất lợi từ Trụ cột 2, chính phủ các quốc gia có thể bù đắp cho các tập đoàn đa quốc gia các cơ chế ưu đãi khác để bù đắp chênh lệch thuế suất như các ưu đãi hỗ trợ bằng tiền, các ưu đãi thuế trên cơ sở chi phí hoặc các hình thức ưu đãi thuế khác, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng... cho các doanh nghiệp con đặt trụ sở tại các quốc gia khác. Xây dựng thông điệp chính sách và mang lại giải pháp cho các nhà đầu tư thì rủi ro bị kiện có thể sẽ không cao.

Tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu đến kinh tế Việt Nam và Asean

Tại Việt Nam, theo rà soát của Bộ Tài chính, hiện có 1.015 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng Trụ cột 2. Theo báo cáo (tính đến ngày 15/3/2023) của 60/63 cục thuế, thì có 72 doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Trụ cột 2 nếu Trụ cột 2 được áp dụng từ năm 2024 (sau khi đã loại trừ các trường hợp không phải áp dụng Trụ cột 2, như đến năm 2024 không còn ưu dãi, doanh nghiệp bị lỗ, doanh nghiệp có doanh thu ít hơn 10 triệu EUR doanh thu theo nguyên tắc GloBE trung bình và ít hơn 1 triệu EUR thu nhập ròng hoặc lỗ ròng…). Theo đó, nếu các quốc gia khác đều áp dụng Trụ cột 2 bắt đầu từ tháng 1/2024, các quốc gia có công ty mẹ đầu tư vào Việt Nam sẽ được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024 ước tính khoảng 12.040 tỷ đồng (theo chính sách ưu đãi còn lại đến năm 2024 và số liệu quyết toán thuế năm 2021). Thuế suất phổ thông hiện tại Việt Nam là 20%, nhưng hiện nay theo thống kê có rất nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư và một số doanh nghiệp có dự án đầu tư lớn còn được hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt. Theo đó, các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (gồm thuế suất ưu đãi và thời gian miễn, giảm thuế) với mức thuế suất 0%, 5%, 7,5% hoặc 10%.

Khuyến nghị chủ trương, chính sách Việt Nam chủ động tham gia thỏa thuận thuế suất tối thiểu toàn cầu
Bà Nguyễn Thy Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển - Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống

Nếu các nước Asean thực sự mong muốn vượt qua các thách thức về phát triển bền vững như: biến đổi khí hậu, bất bình đẳng ngày càng gia tăng, và tỷ lệ nghèo cao, các nước này nhanh chóng thể hiện quan điểm ủng hộ với những cam kết chính trị mạnh mẽ đối với thuế suất tối thiểu toàn cầu, nhằm cải thiện việc huy động nguồn thu nội địa, điều càng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các quốc gia khối Asean phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Trong bối cảnh áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu chỉ còn 7 tháng, ngay lập tức, Việt Nam cần liên kết các chương trình đối thoại đơn phương và song phương, thể hiện vai trò kết nối các nước khối Asean tạo môi trường đầu tư, kinh doanh chung của khối để cạnh tranh với các đối thủ ngoài khối trong thu hút đầu tư nước ngoài, việc nhanh chóng thúc đẩy nội luật thuế suất tối thiểu toàn cầu tại các nước Asean tạo cơ hội xóa bỏ cạnh tranh riêng lẻ giữa các quốc gia thành viên về thuế, đem lại lợi ích cho cả Việt Nam và các nước khác.

Định hướng chính sách và khuyến nghị quan điểm của Việt Nam với thuế suất tối thiểu toàn cầu

Thuế tối thiểu toàn cầu chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 và Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nội luật và thể hiện quan điểm ủng hộ thỏa thuận và cam kết thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Viện Quản trị chính sách và chiến lược phát triển xin đưa ra một số khuyến nghị như sau, và sẽ tiếp tục cùng trao đổi và đồng hành với các cơ quan Chính phủ trong quá trình xây dựng giải pháp chính sách công bằng và hợp lý, giúp bảo vệ nguồn thu và thúc đẩy thu hút đầu tư tại Việt Nam.

Việt Nam cần tiến hành đẩy nhanh truyền thông chính sách, thúc đẩy nghiên cứu lấy ý kiến rộng mở đến cộng đồng khoa học và doanh nhân về thực tế của Trụ cột 2, trong bối cảnh mỗi ngày lại có thêm nhiều quốc gia ban hành chính sách và áp dụng sớm chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu. Các chính sách ứng phó với tác động của Trụ cột 2 được xây dựng trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Trong ngắn hạn, Việt Nam cần tranh thủ hỗ trợ, ý kiến tư vấn của OECD và các quốc gia, khu vực, tổ chức quốc tế, các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thông qua các diễn đàn đối thoại, hội thảo khoa học, truyền thông chính sách văn bản quy phạm pháp luật thuế suất tối thiểu toàn cầu và các thuế liên quan. Xây dựng đề án về thuế suất tối thiểu toàn cầu trong quý II/2023 trình Thủ tướng Chính phủ - Quyết định số 308/QĐ-TTg, tiếp đó đánh giá chủ trương chính sách của Việt Nam và đẩy nhanh tiến xây dựng nội luật áp dụng cơ chế thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn để giành quyền thu thuế, có thể bắt đầu thí điểm từ tháng 11/2023 và mở rộng hơn tới tháng 12/2023 và thông báo chính thức chủ trương vào ngày 1/1/2024 khi thuế suất tối thiểu toàn cầu có hiệu lực. Nội luật được xây dựng trên cơ sở đối chiếu với quy định của OECD, cũng như vấn đề về lợi ích và chi phí nếu thực hiện. Đề án Thuế suất tối thiểu toàn cầu tiên phong xây dựng bản truyền thông chính sách có hệ thống và đồng bộ hóa với giải pháp: Xây dựng hệ thống dữ liệu tập trung chính sách về thuế suất tối thiểu toàn cầu và các chính sách liên quan theo chủ đề, thời gian ban hành. Nâng cao nhận thức và kiến thức về hệ thống chính sách và quy trình hoạch định chính sách Thuế suất tối thiểu toàn cầu, từ đó đẩy mạnh công tác thực thi chính sách, tổng hợp góp ý, khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ quá trình dự thảo chính sách, xử lý khủng hoảng chính sách (nếu có).

Trong dài hạn, hệ thống thuế cùng với các ưu đãi thuế cũng cần được xem xét cải cách nhằm hạn chế tác động tiêu cực của Trụ cột 2, đảm bảo thu hút đầu tư thực chất, hạn chế các hoạt động làm xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận. Tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn lao động, hệ thống pháp lý... (những yếu tố giúp nâng cao xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam). Việt Nam cũng cần cân nhắc việc triển khai có hiệu quả 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và có hiệu lực, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, được ký kết gần đây với các đối tác thương mại lớn như: CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP..., đồng thời thúc đẩy và tham gia đàm phán, ký kết các FTA với các đối tác thương mại khác.

Việc ban hành bất cứ chính sách hoặc cơ chế mới nào cũng cần được xem xét cẩn trọng để đảm bảo tính công bằng cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Trụ cột 2, đảm bảo thống nhất với quy định về bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư theo Luật Đầu tư hiện tại, cũng như không vi phạm các cam kết quốc tế và quy định của OECD mà Việt Nam đang tham gia. Song song với chính sách chủ động ứng phó, thúc đẩy cơ chế thí điểm, Việt Nam nên tiếp tục nghiên cứu, tham khảo, lấy ý kiến tư vấn OECD, cũng như liên kết khối Asean và đồng hành lộ xây trình xây dựng chính sách đang được thực hiện bởi các quốc gia đang phát triển khác, tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp FDI bổ sung thuế tại Việt Nam, nâng cao năng lực dự báo và phòng ngừa các khủng hoảng chính sách có thể xuất hiện khi thay đổi về thuế. Cần tăng cường liên kết và tạo hệ sinh thái cộng đồng doanh nghiệp đa quốc gia đã và sẽ đầu tư tại Việt Nam, cởi mở và minh bạch thông tin chung để hỗ trợ theo dõi sát sao quá trình phát triển các quy định của Trụ cột 2 trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam, đặc biệt là các chính sách của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh Trụ cột 2 và giải đáp thắc mắc, hỗ trợ chính sách cho các doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế bổ sung. Các doanh nghiệp trong nước có đầu tư nước ngoài, hoặc các chi nhánh của các tập đoàn tại Việt Nam cũng nên chủ động cùng với công ty mẹ đánh giá tác động của Trụ cột 2 đối với tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như cấu trúc của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn, tham gia đóng góp ý kiến từ góc độ doanh nghiệp cho Chính phủ Việt Nam trong quá trình xây dựng, điều chỉnh nội luật./.

Viện Quản trị Chính sách – VUSTA và Đề án từ Chính sách ra Cuộc sống:

Mức thuế suất doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đang có xu hướng xáo trộn chiến lược về địa điểm đầu tư và cách thức hoạt động của các công ty đa quốc gia và chiến lược thu hút FDI của các nước sẽ thay đổi khi toàn cầu áp dụng thuế suất tối thiểu.

Chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu được yêu cầu áp dụng ngay từ ngày 1/1/2024. Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là một nội dung chính trong Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) do OECD khởi xướng và đã được hơn 140 quốc gia đồng thuận. Đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu, một trạng thái cân bằng chính sách mới xuất hiện, tất cả các quốc gia đều đặt mức thuế suất tối ưu ở mức thuế suất tối thiểu toàn cầu 15%. Mức thuế tối thiểu toàn cầu tạo ra một mức sàn cho cuộc đua xuống đáy vì các thiên đường có thuế suất thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu không hấp dẫn hơn từ góc độ của các công ty đang chuyển đổi lợi nhuận so với các thiên đường có thuế suất chính xác ở mức toàn cầu tối thiểu. Xu hướng toàn cầu này không chỉ đặt ra những yêu cầu mới đối với cộng đồng doanh nghiệp, mà còn đòi hỏi phải có những thích ứng nhanh chóng, kịp thời, chủ động ứng phó từ phía các cơ quan chức năng, có lộ trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuế suất tối thiểu toàn cầu và truyền thông chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu đến cộng đồng, nhất là với khối doanh nghiệp Việt Nam nhận đầu tư và số ít doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư ở nước ngoài.