7 điểm mới của dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dự thảo Luật đã được trình Quốc hội thảo luận lần đầu tiên vào kỳ họp Quốc hội thứ 2, tháng 10/2016. Tuy nhiên, sau nhiều phiên thảo luận, đã có rất nhiều ý kiến về dự thảo Luật. Theo đó, Ủy ban Kinh tế đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật. So với Dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp Quốc hội tháng 10/2016, Dự thảo mới được công bố ngày 22/02/2017 lấy ý kiến lần này có một số điểm sửa đổi, như sau:
Thứ nhất, Dự thảo Luật đã tiếp thu theo hướng phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo đó, Dự thảo Luật thiết kế hỗ trợ cơ bản cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa (8 nội dung); hỗ trợ theo mục tiêu có chọn lọc, trọng điểm theo định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và tự chủ nền kinh tế.
Thứ hai, thiết kế theo hướng tuân thủ nguyên tắc thị trường, hỗ trợ có thời hạn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ổn định sản xuất, kinh doanh về: tiếp cận tín dụng, hỗ trợ thuế, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mục tiêu.
Thứ ba, Dự thảo đưa ra các phương án hỗ trợ có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm. Đối với nội dung này, Dự thảo Luật chỉnh sửa các chương trình trọng tâm trước đây, không còn từ “chương trình” trong Dự thảo Luật. Do đó, các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ theo mục tiêu và đưa ra các nguyên tắc tạo sự linh hoạt cho Chính phủ dễ hướng dẫn, dễ thực hiện.
Thứ tư, Dự thảo Luật đã thiết kế các phương án để phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực hỗ trợ, thu hẹp đối tượng hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm.
Thứ năm, Dự thảo rà soát để đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật như: Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai; Luật Đấu thầu; Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp; Luật Đầu tư…
Thứ sáu, quy định rõ hơn đối tượng, điều kiện, nội dung hỗ trợ; làm rõ chủ thể thực hiện hỗ trợ và giao trách nhiệm cho các bộ, ngành liên quan và địa phương, bảo đảm việc triển khai Luật.
Thứ bảy, tăng tính khả thi của Dự thảo Luật. Các nội dung hỗ trợ được cụ thể hóa tại các điều, khoản giao Chính phủ quy định chi tiết, góp phần làm tăng tính khả thi của Luật như 4 nghị định hướng dẫn Luật, gồm: Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định về tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng; Nghị định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo./.
Dự thảo Luật lần này gồm 4 chương, 40 điều. Trong đó: Chương 1: Những quy định chung; Chương 1: Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chương 3: Quản lý nhà nước và trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp nho và vừa; Chương 4: Điều khoản thi hành. |
Bình luận