Vậy có cách nào để nâng cao trí tuệ? Thực ra, trí tuệ không chỉ có được từ việc tích lũy kiến thức mà còn đòi hỏi phải đạt được một số khía cạnh nhận thức đúng đắn. Dưới đây là một số gợi ý [5]:

  • Sự khiêm tốn về mặt trí tuệ hoặc nhận ra giới hạn kiến thức của bản thân
  • Đánh giá cao những quan điểm rộng hơn đối với vấn đề hiện tại
  • Nhạy cảm với khả năng thay đổi trong các quan hệ xã hội
  • Khả năng tìm ra điểm chung hoặc sự hòa hợp khi phải đối mặt với những quan điểm khác nhau hoặc trái ngược nhau.
  • Cái tôi thấp là chìa khóa để có trí khôn tương tác với môi trường (Vẽ bởi Imagine AI)

Trong nghiên cứu của mình vào năm 2017, Kross và Grossman [6] có đề cập đến khái niệm "tư duy về bản ngã" và tác động của nó lên các khía cạnh nhận thức khác nhau liên quan đến trí tuệ. Nghiên cứu này cho thấy "bản ngã thấp" có thể cải thiện khả năng lý luận (sự khiêm tốn về trí tuệ), nâng cao thái độ (khả năng chấp nhận quan điểm của người khác thay vì quan điểm lấy cái tôi làm trung tâm) và cải thiện hành vi (ví dụ sẵn sàng tham gia một nhóm lưỡng đảng). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tác động tích cực tư duy xem nhẹ “cái tôi” không chỉ đúng ở một nhóm tuổi cụ thể, mà còn áp dụng cho cả nhóm người trẻ và người lớn tuổi [7].

Có được nhận thức này không chỉ mang lại lợi ích trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng tích cực đến xã hội. Trước những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học, việc tái định hình tư duy mới, xem con người chỉ là một phần của hệ thống tự nhiên, trở nên ngày càng quan trọng [8,9]. Bằng cách đặt con người vào bối cảnh tự nhiên và hệ thống sinh thái, chúng ta sẽ có cơ hội xây dựng giải pháp bền vững và hài hòa [10,11]. Sự nhạy cảm và thấu hiểu về mối liên kết giữa con người và tự nhiên không chỉ hỗ trợ hành động tích cực mà còn mang lại lợi ích cho cả hệ thống tự nhiên và xã hội. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đối mặt với thách thức của thời đại và tạo ra một tương lai bền vững và phồn thịnh.

*Ghi chú: bài đóng góp từ chương trình nghiên cứu môi sinh AISDL.

References

[1] Vuong QH. (2022). The Kingfisher Story Collection. https://www.amazon.com/dp/B0BG2NNHY6

[2] Vuong QH. (2023). Mindsponge Theory. Walter de Gruyter GmbH. https://www.amazon.com/dp/B0C3WHZ2B3

[3] Vuong QH, Nguyen MH, La VP. (2022). The mindsponge and BMF analytics for innovative thinking in social sciences and humanities. Walter de Gruyter GmbH. https://www.amazon.com/dp/8367405102/

[4] Sternberg RJ. (1985). Implicit theories of intelligence, creativity, and wisdom. Journal of Personality and Social Psychology, 49, 607–627. https://psycnet.apa.org/record/1986-03771-001

[5] Grossmann I. (2017). Wisdom in context. Perspectives on Psychological Science, 12(2), 233–257. https://journals.sagepub.com/doi/full/10.1177/1745691616672066

[6] Kross E, Grossmann I. (2012). Boosting wisdom: Distance from the self enhances wise reasoning, attitudes, and behavior. Journal of Experimental Psychology, 141(1), 43–48. https://psycnet.apa.org/doiLanding?doi=10.1037%2Fa0024158

[7] Grossmann I, Kross E. (2014). Exploring Solomon’s paradox: Self-distancing eliminates the self-other asymmetry in wise reasoning about close relationships in younger and older adults. Psychological Science, 25(8), 1571–1580. https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/0956797614535400

[8] Vuong QH. (2021). The semiconducting principle of monetary and environmental values exchange. Economics and Business Letters, 10(3), 284-290. https://reunido.uniovi.es/index.php/EBL/article/view/15872

[9] Nguyen MH, Le TT, Vuong QH. (2022). Ecomindsponge: A novel perspective on human psychology and behavior in the ecosystem. Urban Science, 7(1), 31. https://www.mdpi.com/2413-8851/7/1/31

[10] Vuong QH, La VP, Nguyen MH. (2024). Serendipity and inherent non-linear thinking can help address the climate and environmental conundrums. https://philpapers.org/rec/VUOLTP

[11] Vuong QH, Nguyen MH. (2024). Kingfisher: contemplating the connection between nature and humans through science, art, literature, and lived experiences. Pacific Conservation Biology, 30, PC23044. https://www.publish.csiro.au/pc/PC23044