Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành được triển khai: Bất động sản có dấu hiệu khởi sắc
Hội thảo có sự tham gia của TS. Vũ Đình Ánh – nguyên Phó Viện trưởng – Viện Quản lý giá, Bộ Tài chính và ThS. Lê Bảo Long – Giám đốc chiến lược Propertyguru Việt Nam. Hội thảo do Công ty truyền thông Megalink tổ chức, Hội truyền thông thành phố Hà Nội và Batdongsan.com.vn là đơn vị bảo trợ truyền thông.
Toàn cảnh Hội thảo |
Sắp trình Quốc hội cho chủ trương đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
Hành lang vận tải trên trục Bắc - Nam có vai trò rất quan trọng khi đi qua 32 tỉnh, thành phố; tác động đến hơn 62% dân số, đóng góp gần 66% tổng sản phẩm trong nước, kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm là Bắc bộ, miền Trung, phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn qua Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) có chiều dài 128,8 km, quy mô 4 làn xe.
Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ ước khoảng 29.888 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước tham gia thực hiện dự án khoảng 9.800 tỷ đồng, nhà đầu tư huy động khoảng 20.088 tỷ đồng.
Về phần vốn Nhà nước, hai tỉnh Đắk Nông và Bình Phước chỉ có thể đáp ứng 4.000 tỷ đồng (Đắk Nông khoảng 1.000 tỷ đồng, còn lại là Bình Phước), thiếu khoảng 5.800 tỷ đồng.
Đầu năm 2023, UBND tỉnh Bình Phước với vai trò là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng xem xét hỗ trợ, bổ sung cho ngân sách địa phương khoảng 5.800 tỷ đồng từ nguồn vượt thu ngân sách trung ương năm 2022, để thực hiện dự án.
UBND tỉnh Bình Phước cũng xin Chính phủ cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù tương tự như dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Cụ thể ở đây là dự án được triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư; cơ chế chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng, xây lắp; cơ chế liên quan đến khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường, đánh giá tác động môi trường…
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với Văn phòng Quốc hội để đăng ký nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án tại kỳ họp thứ 6 diễn ra vào cuối năm nay (theo Thông báo số 331/TB-VPCP, ngày 17/8/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình chuẩn bị đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Nam Định - Thái Bình và Dự án đường bộ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành).
Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa đang là “lực hút” thúc đẩy thị trường bất động sản Bình Phước hồi phục |
Vai trò quan trọng thúc đẩy sóng đầu tư bất động sản Bình Phước, Đắk Nông
Công trình có ý nghĩa quan trọng đối với sự kết nối của Đắk Nông đi tỉnh Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh; đồng thời, tạo thuận lợi kết nối với sân bay quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Dự án nằm trong tuyến vành đai chiến lược của tiểu vùng Mê Kong (GMS) gồm các quốc gia Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc; đóng vai trò quan trọng không chỉ kết nối liên tỉnh, mà còn mang tầm thông thương quốc tế.
Đây là tuyến đường huyết mạch không chỉ phục vụ phát triển cho tỉnh Bình Phước và Đắk Nông, mà còn có vai trò quan trọng cho phát triển cả vùng Tây Nguyên kết nối với khu vực Đông Nam Bộ.
Trước những thông tin tích cực về hạ tầng, thị trường bất động sản tại Chơn Thành (Bình Phước) và Gia Nghĩa (Đắk Nông) liên tục thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư cả nước.
Và ngay khi cao tốc hoàn thành, bất động sản Bình Phước nói chung và thị xã Chơn Thành nói riêng dự báo sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới lý tưởng, điển hình như cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, tăng gấp 5 đến 7 lần chỉ trong 2 năm. Thế nên, hơn hết đây là cơ hội “vàng” để nhà đầu tư “đi trước đón đầu” tiềm năng tăng giá khủng của bất động sản khu vực này.
Tại Hội thảo “Triển khai cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành: Bất động sản đón sóng đầu tư", TS. Vũ Đình Ánh – đã tổng hợp và phân tích những thông tin về kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường bất động sản đầu năm 2023, đặc biệt là tác động của sự phát triển hạ tầng tới thị trường bất động sản Đông Nam Bộ nói chung, tỉnh Bình Phước, Đắk Nông nói riêng.
Được đánh giá là “điểm sáng” mới của thị trường bất động sản Đông Nam Bộ, Bình Phước đang không ngừng thu hút đầu tư và khẳng định vị thế. 6 tháng đầu năm, Bình Phước dẫn đầu Đông Nam Bộ về tăng trưởng kinh tế, thu hút hơn 16 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 632 triệu USD, vươn lên top 10 địa phương thu hút FDI cao nhất cả nước, tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ.
Tham gia chương trình, ông Nguyễn Quốc Thảo, thành viên HĐQT Tập đoàn Địa ốc Cát Tường chia sẻ về dự án Cát Tường Park House tại trung tâm hành chính thị xã Chơn Thành. Dự án có pháp lý minh bạch, sở hữu nhiều tiện ích chuẩn Nhật đã xây dựng hoàn thiện như: 6 công viên chủ đề, clubhouse phong cách resort đầu tiên tại Đông Nam Bộ, công viên giải trí trung tâm, công viên vận động và sắp tới đây là trường mầm non Taiyou. Sự hiện hữu của không gian sống xanh chuẩn Nhật giữa lòng thị xã Chơn Thành đã liên tục thu hút sự chú ý lớn trên thị trường bất động sản Bình Phước nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung./.
Bình luận