Chuối ế, heo rớt giá và chuyện không mới của nông nghiệp Việt
Bao giờ hết cảnh trồng, nuôi tự phát, không theo quy hoạch?
Hơn một tháng nay, trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, sản phẩm chuối của nông dân tại Đồng Nai, Tây Ninh và một số vùng phía Bắc (Hưng Yên) giảm giá chỉ còn vài nghìn đồng, thậm chí xuống còn vài trăm đồng, nhưng cũng ít người thu mua nên nhiều nơi phải đổ bỏ cho gia súc ăn.
Nói về nguyên nhân của tình trạng trên, chia sẻ với Báo điện tử Thông tấn xã Việt Nam, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vinamit cho biết, vào khoảng quý III/2015, diện tích trồng chuối của Trung Quốc bị thu hẹp do ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết, khiến năng suất, sản lượng chuối sụt giảm mạnh. Thêm vào đó, trong năm 2016, Trung Quốc ngừng nhập khẩu chuối của Philippines, do phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép và thay vào đó là tăng cường nhập khẩu chuối từ Việt Nam.
Vì nhu cầu tiêu thụ từ Trung Quốc tăng cao đã đẩy giá chuối tăng mạnh, thậm chí có thời điểm, giá chuối lên đến 23.000 đồng/kg. Do đó, nhiều nông dân đã chuyển sang trồng chuối. Thậm chí, có địa phương thấy tình hình tiêu thụ chuối khá tốt đã triển khai ồ ạt mô hình trồng chuối cho nông dân, không theo quy hoạch, khiến diện tích trồng chuối tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, sản xuất chuối ở Trung Quốc đã được phục hồi vào giữa năm 2016, hiện đang là mùa thu hoạch chuối ở thị trường này, nên dẫn đến tình trạng hạn chế nhập chuối của Việt Nam, thậm chí là dư thừa do việc trồng ồ ạt nói trên.
Trong khi đó, chuối lại là mặt hàng được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc săn đón, tuy nhiên, để được các doanh nghiệp nhập khẩu ký hợp đồng, đòi hỏi sản phẩm phải sạch, chất lượng đảm bảo. Trong khi đó, số lượng đáp ứng được tiêu chuẩn của các quốc gia này còn khá thấp. Bởi, hầu hết các sản phẩm chuối chất lượng chưa cao, chưa đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nên tính cạnh tranh thấp, khó tiêu thụ ở thị trường khó tính. Vì vậy, mới xảy ra tình trạng “nơi thiếu, chỗ thừa” của chuối Việt
Phải thay đổi quy trình sản xuất nông nghiệp để giải quyết tình trạng dư thừa nông sản
Cũng giống như tình trạng thê thảm của chuối, “vương quốc” heo ở Đồng Nai dẫn đầu cả nước với tổng đàn trên 2 triệu con. Thế nhưng, nông dân đang sống dở, chết dở vì thương lái Trung Quốc ngưng mua, giá heo rớt thê thảm. Nhiều người nông dân nuôi heo chỉ bán được với giá 26.000 đồng/kg, tính ra lỗ trên 1 triệu đồng/con.
Nói về nguyên nhân khủng hoảng thừa heo trên địa bàn Đồng Nai hiện nay, dẫn lời ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chăn nuôi - Thú y tỉnh Đồng Nai trên Báo điện tử Tiền phong cho biết, nguyên nhân có lượng heo tồn lớn như vậy là do tình trạng tăng đàn quá nhanh.
Trong khoảng 3 năm nay giá heo ổn định, người chăn nuôi có lãi nên tiếp tục tăng đàn và đầu tư mới. Năm 2015, tổng đàn heo của Đồng Nai là 1,7 triệu con thì năm 2016 đột biến tăng lên hơn 2 triệu con. Từ tháng 12/2016 đến nay, phía Trung Quốc ngưng nhập heo từ Việt
“Ngành quản lý chăn nuôi, Hiệp hội chăn nuôi đã có nhiều khuyến cáo với người chăn nuôi cẩn trọng với việc đầu tư khi tỷ trọng cung vượt cầu quá xa, nguồn thịt xuất khẩu không chủ động được, nhưng cảnh báo không hiệu quả”, ông Quang nói.
Ông Tăng Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai chia sẻ trên Báo Tiền phong cho biết: “Giá heo sụt giảm là do tỷ lệ tăng đàn quá nhanh nhưng không chủ động được thị trường. Hiện nay, lượng heo trên địa bàn Tỉnh chỉ tiêu thụ hết 60% ở thị trường trong nước, phần còn lại phải phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Trung Quốc ngưng mua, ngay lập tức lượng heo tồn đọng sẽ rất lớn”, ông Đoán cho hay.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nguy cơ phá sản vì giá heo hơi đang ở mức thấp kỷ lục suốt 10 năm qua. Hiệp hội chỉ còn cách gửi văn bản kêu gọi các công ty kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi chia sẻ khó khăn với nông dân bằng cách không tăng giá bán cho đến khi giá heo hơi ổn định trở lại.
Cần làm gì để giải quyết “gốc của vấn đề”?
Khi thấy tình trạng giá chuối rớt thê thảm, nhiều cuộc “giải cứu” được một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện. Trên mạng xã hội vài ngày gần đây liên tục xuất hiện những chương trình vận động, kêu gọi mọi người cùng tham gia hỗ trợ tiêu thụ chuối cho nông dân. Một số doanh nghiệp chế biến cũng tham gia vào cuộc giải cứu này, nhưng tất cả cũng chỉ là “muối bỏ biển”.
Có thể, một thời gian nữa, tình trạng chuối ế, heo rớt giá sẽ trôi qua khi nông dân thấy không hiệu quả sẽ đồng loạt chặt bỏ để chuyển sang trồng các loại cây khác, hay bỏ lợn để nuôi con khác có hiệu quả hơn.
Do vậy, nếu cái gốc vấn đề không được giải quyết thì vài tháng sau, có thể lại có những sản phẩm nông nghiệp khác, như: hành ế, thanh long dư thừa, dưa hấu đổ bỏ, gà, vịt rớt giá... nhất là những sản phẩm có đợt thu hoạch rộ.
Dưới góc độ của chuyên gia, TS. Võ Thị Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam chia sẻ trên Báo điện tử Thông tấn xã Việt Nam cho rằng, câu chuyện giải cứu nông sản ế phải có giải pháp tổng thể bắt đầu từ Nhà nước, phải thay đổi quy trình sản xuất nông nghiệp từ khâu dự báo thị trường, quy hoạch đến sản xuất mới giải quyết được tình trạng dư thừa nông sản.
Lâu nay, nền nông nghiệp của Việt
"Phải tổ chức rộng rãi hình thức kinh tế tập thể trong sản xuất nông nghiệp, bởi chỉ có dựa trên mô hình hợp tác xã thì mới giải quyết được bài toán sản xuất manh mún, mới có thể đưa công nghệ sản xuất hiện đại, tổ chức liên kết với doanh nghiệp dễ dàng”, TS. Mai chia sẻ.
Trong số các nguyên nhân, vấn đề thương hiệu nông sản cũng là rào cản khiến tiêu thụ gặp khó. Theo ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên Báo điện tử Vnexpress, mặc dù có nhiều thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cho đến nay, 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp.
Nhiều sản phẩm đã được biết đến rộng rãi ở thị trường trong và ngoài nước, đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý nhưng vẫn còn đến hơn 80% lượng nông sản của nước ta chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác, đặc biệt nhiều sản phẩm phải bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài. Do vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản là một trong những giải pháp phát triển bền vững mà ngành nông nghiệp phải hướng đến.
Ngoài ra, một điểm mấu chốt nữa là trong bối cảnh tiêu thụ một số nông sản gặp nhiều khó khăn như hiện nay, đáng lẽ ra ngành chế biến phải phát huy hiệu quả, giải cứu cho nông sản thừa. Tuy nhiên, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến nông sản của Việt
Dẫn lời ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên Báo Tiền phong, trước tình trạng trên, chính quyền địa phương là người nắm sát nhất, thấy bà con có phong trào trồng cây gì đó ào ào thì nên rà soát kênh thông tin thị trường để cảnh báo, định hướng quy mô phù hợp, có biện pháp để phòng ngừa. Đừng để người dân chạy theo trào lưu, không có kiểm soát. Lãnh đạo Cục Trồng trọt cũng cho biết, tiềm năng cây chuối rất tốt, nhiều nước sử dụng chuối trong bữa ăn, do giá trị dinh dưỡng cao trong khi chuối chỉ trồng được các nước nhiệt đới, nhất là Việt
Dưới góc độ của một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực chế biến nông sản, ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng, chẳng có đất nước nào như Việt Nam có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm nông nghiệp, nhưng lại chỉ trông chờ vào việc bán sản phẩm chủ yếu ở dạng thô. Đã đến lúc Nhà nước phải xem xét lại điều này, phải đưa việc xây dựng khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch nông sản trở thành một trong những giải pháp chính để hỗ trợ tiêu thụ và giúp sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững hơn.
“Việc đầu tư vào ngành chế biến nông sản có thể bắt đầu từ việc xây dựng các kho mát, trữ đông ngay tại vùng nguyên liệu. Nếu Nhà nước không làm được thì nên khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực này, với cơ chế hỗ trợ lãi suất vay khoảng 1%/năm chẳng hạn”, ông Viên đề xuất./.
Tham khảo từ các nguồn:
http://www.vietnamplus.vn/chuoi-e-va-cau-chuyen-giai-cuu-nong-san-cua-viet-nam/432766.vnp
http://www.tienphong.vn/kinh-te/e-vi-khong-co-lien-ket-lam-theo-phong-trao-1125938.tpo
Bình luận