Con số này giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, khối lượng thực hiện tháng 8/2021 ước đạt 567 tỷ đồng, so với tháng 7/2021 bằng 42,4%; so với tháng 6/2021 bằng 23%; so tháng 8/2020 bằng 13,8%.

Nguyên nhân của tình hình trên là do Thành phố tiếp tục tăng cường thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, rất ít dự án có đủ điều kiện “3 tại chỗ” được tiếp tục thi công.

Ngoài ra, giá vật tư ngành xây dựng tăng, việc đấu thầu, chọn thầu bị chậm trễ; một số nhà sản xuất bê tông tạm dừng hoạt động do dịch Covid-19, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung cấp nguyên liêu cho các công trình.

Cơ quan thống kê ghi nhận, các công trình trọng điểm đang gặp khó khăn bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và yêu cầu giãn cách nghiêm ngặt để chống dịch của Thành phố.

Đến tháng 8/2021, giải ngân đầu tư công của TP. Hồ Chí Minh mới đạt 37,1%
Thi công dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên - Ảnh: T.L
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 30/9, các đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách trung ương được giao từ đầu năm sẽ phải điều chuyển vốn cho các bộ, cơ quan, địa phương khác có nhu cầu bổ sung vốn thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách.

Đáng kể nhất là dự án cầu Thủ Thiêm 2, cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới, dự án xây dựng hầm chui đường Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7)… tạm ngưng thi công, hoặc thi công cầm chừng.

Cụ thể, đối với dự án cầu Thủ Thiêm 2 nối Quận 1 với Quận 2, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và vật tư xây dựng gặp nhiều khó khăn do các nhà máy cung cấp bê tông tạm dừng hoạt động nên việc thi công chỉ diễn ra cầm chừng; phần cầu chính đã lắp đặt 13/17 đốt hầm thép nhịp S2 đến S1, căng 44/56 bó cáp dây văng, hoàn thành 30/34 đốt trụ tháp. Hiện tiến độ đạt trên 70% và theo dự kiến sẽ hợp long cầu vào cuối quý III/2021.

Cùng với đó, dự án tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên hiện chỉ thi công gói thầu nhà ga Bến Thành, do chủ thầu đáp ứng đủ điều kiện thi công trong điều kiện áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg. Tính chung khối lượng toàn tuyến đến nay đạt trên 88%.

Theo dự kiến ban đầu dự án sẽ đưa vào vận hành kỹ thuật vào cuối năm nay, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên đã chuyển sang giữa năm 2022.

Đối với dự án tuyến đường sắt Metro số 2, đến nay đã cơ bản hoàn thành giải tỏa, các địa phương đang tháo dỡ, bàn giao mặt bằng. Dự kiến dự án sẽ khởi công vào giữa năm 2022.

Trong năm 2021, UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao và phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công của thành phố với tổng số vốn hơn 35.749 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương hơn 3.827 tỷ đồng, vốn ngân sách thành phố là hơn 31.921 tỷ đồng.

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có công điện về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021. Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và địa phương cần xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2021, gắn với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn.

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục để hoàn thành việc giao vốn chi tiết, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, gỡ khó về đất đai, tài nguyên, chủ động điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn.

34 bộ và cơ quan, 7 địa phương có tỉ lệ giải ngân 7 tháng đầu năm dưới 25% (không gồm các địa phương thực hiện giãn cách xã hội) chịu trách nhiệm và kiểm điểm nghiêm túc rút kinh nghiệm, rà soát, chấn chỉnh, có giải pháp cụ thể để khắc phục, không để tiếp tục tình trạng giải ngân chậm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao thực hiện nghiêm túc việc tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền việc cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương năm nay của các Bộ, cơ quan, địa phương đến ngày 30/9 có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách trung ương được giao từ đầu năm, cương quyết điều chuyển cho các Bộ, cơ quan, địa phương khác có nhu cầu bổ sung vốn thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách…/.