Dự báo những thách thức đối với ngành điện năm 2022
Những thách thức đối với ngành điện 2021 vẫn hiện hữu cho năm 2022. Ảnh: Engineersforum |
Theo FPT, hai thảm họa đang diễn ra tiếp tục ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh hoạt động kinh doanh: Covid-19 và sự nóng lên toàn cầu. Trong khi các quốc gia giàu có đã thiết lập “trạng thái bình thường mới” như một chiến thắng trước Covid-19, thì tại các khu vực kém phát triển hơn, cuộc chiến chống lại cả hai thách thức này vẫn đang âm thầm, quyết liệt. Năm 2022, việc giải quyết cả hai khủng hoảng này sẽ dẫn đến hành động quyết định cho các ngành kinh tế. Riêng ngành điện, thực tế cho thấy, không có điểm dừng và quay trở lại.
Theo giới phân tích năng lượng, để giải quyết đồng thời các thách thức nói trên và để đạt mục tiêu điều tiết khí hậu, các quốc gia cần nhận diện đầy đủ những khó khăn và thách thức, cụ thể:
1. Các chính sách quốc tế cần mạnh hơn đối với than vào năm 2022
Bất kỳ ai có quan điểm về khoa học liên quan đến việc “xanh hóa” ngành công nghiệp năng lượng thì nhiên liệu hóa thạch cho dù hiện đại đến đâu cũng có thể cản trở quá trình chuyển đổi năng lượng, do chi phí tăng cao và sự kém hiệu quả của nó. Vì lý do này, các chính sách quốc tế cần mạnh mẽ hơn đối với than vào năm 2022.
Hội nghị Khí hậu Glasgow đã kết thúc nhưng kết quả cuối cùng lại khác biệt. Với hầu hết các thỏa thuận chỉ đơn thuần là chính thức hóa một quá trình đã bắt đầu. Tuy nhiên, những nhượng bộ được đưa ra tại COP26 là nêu ra một số mục tiêu được xác định rõ ràng cho việc phát điện tại COP27 vào tháng 11 năm 2022 sắp tới.
Những thay đổi đạt được vào phút cuối đã làm suy yếu một nghị quyết bất đồng về sản xuất điện than dường như là một chiến thắng cho Ấn Độ, Trung Quốc. Tuy nhiên, bản chất của sự thay đổi và mong mọi của đại đa số đồng nghĩa, cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc. Kỳ vọng các đại biểu COP27 sẽ nhắm đến than đá ngay từ đầu, và sau đó sử dụng động lực từ việc này để thúc đẩy hơn nữa đối với các loại nhiên liệu hóa thạch cụ thể. Giai đoạn tiếp theo của quá trình khử cacbon bắt nguồn từ việc cải thiện những điều này hay bắt đầu từ các loại nhiên liệu hóa thạch.
Khởi đầu, có thể bắt đầu ở Đức, nơi chính phủ mới sắp thành lập nhằm đẩy nhanh việc đóng cửa các nhà máy than trên toàn lãnh thổ. Mục tiêu ròng tương đối yếu, không ràng buộc của Úc được quốc gia ủng hộ nhiều hơn là từ chính phủ. Chính phủ này đương nhiên sẽ thất bại trong cuộc tổng tuyển cử vào năm tới, với hầu hết các đảng khác đều thể hiện niềm đam mê hơn với việc khử cacbon. Việc tăng cường các mục tiêu carbon dường như có thể xảy ra vào năm 2022, nhưng những điều kỳ lạ là nó đang âm thầm diễn ra ngay trong chính trường Úc.
Chính phủ mới của Đức đang có kế hoạch đẩy nhanh việc đóng cửa các nhà máy than trên toàn quốc. Ảnh: Cleanenergywire |
2. Nhiên liệu hóa thạch đang phải đối mặt với cuộc chiến “ngược dòng”
Do sức ép về khí hậu, quá trình chuyển đổi năng lượng vẫn tiếp diễn sôi động, đồng hành còn có xu hướng chống lại nhiên liệu hóa thạch khiến ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch sẽ suy yếu. Năm 2021, nhóm các quốc gia G20 cam kết chấm dứt tài trợ quốc tế cho các dự án than. Điều này kéo theo các cam kết tức thời hơn của Trung Quốc và trước các cam kết nhỏ hơn của Mỹ. Những thông báo này khiến hoạt động xây dựng than trong nước không bị ảnh hưởng, nhưng trong một hệ thống toàn cầu hóa, mọi thứ đều kết nối và ảnh hưởng ở mức độ khác nhau.
Theo giới thạo tin, việc xây dựng các dự án than đã bắt đầu vào vòng xoáy bất lợi. Cụ thể, chỉ có 82% dự án tiền xây dựng được lên kế hoạch ở sáu quốc gia, trong đó có cả các cường quốc công nghiệp như Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng các tranh chấp thương mại và vấn đề cung cấp than đã khiến thị trường trở nên đắt đỏ và thậm chí kém hiệu quả hơn. Thực tế, điều này xảy ra từ năm 2020, khi đại dịch bùng phát gây chấn động thị trường nhiên liệu hóa thạch, trong khi năng lượng tái tạo tiếp tục giảm giá ổn định. Trào lưu này lại càng trở nên khó khăn khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Việc tiêm phòng, thích ứng... đã khiến các dự án chậm trễ trong năm 2022, chưa kể hệ lụy kéo dài từ biến động chuỗi cung ứng và thị trường năm 2020 khiến các công ty nhiên liệu hóa thạch quốc tế gặp nhiều rào cản hơn.
Nhiên liệu hóa thạch đang phải đối mặt với cuộc chiến “ngược dòng”. Ảnh: Qz |
3. Năm 2022 sẽ không có thêm biến thế mới ngoài biến thể Omicron
Vào năm 2021, câu hỏi tiêm chủng đã có câu trả lời dễ dàng. Việc phân phối vắc xin không đồng đều đã làm cho việc thực hiện chính sách tiêm chủng thống nhất trên toàn cầu trở nên khó khăn. Nhưng năm 2022, khi vắc-xin trở nên đều hơn, các công ty điện lực đa quốc gia sẽ cần phải lựa chọn. Các doanh nghiệp có nên tiếp tục sử dụng lao động chưa được tiêm phòng, đặc biệt là nhân lực sở tại trong các dự án lắp đặt ở hải ngoại.
Mặc dù việc tiêm chủng bắt buộc tuy không là biện pháp phổ biến, nhưng ít nhất các công ty, doanh nghiệp lớn cần áp dụng. Điều này rất hữu ích với các công ty dầu mỏ do quốc gia kiểm soát để sớm thích nghi với “bình thường mới”, nhưng khi biến thể Omicron xuất hiện thì việc áp dụng nghiêm túc các quy định của ngành y, của chính phủ là điều không thể sao nhãng được. Người ta mong rằng ngoài biến thể mới đã biết, năm 2022 sẽ không xuất hiện thêm các biến thể mới nữa.
Năm 2022 hy vọng sẽ không có thêm biến thế mới ngoài Omicron. Ảnh: Orpheus FX |
4. Điện tái tạo sẽ rẻ hơn vào năm 2022?
Trước đây, các dự án năng lượng tái tạo (NLTT) xuất phát từ mong muốn khử cacbon, đổi mới hoặc thể hiện một bộ mặt xanh hơn cho môi trường. Nhưng từ 2022, NLTT ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, thiết thực hơn cho cuộc sống con người.
Xu hướng chuyển đổi dần sang NLTT ngày càng sôi động để thay thế dần cho nguồn nhiên liệu hóa thạch, nhất là ở phương Tây, phương Đông, Trung Đông, nhưng vẫn còn hạn chế ở châu Phi và Mỹ Latinh. Dự báo từ năm 2022, quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ được thúc đẩy từ hướng khác, nhất là ở những nơi nhiên liệu hóa thạch còn phổ biến.
Làn sóng NLTT bùng phát, khiến các quốc gia hiện phải thiết kế cấu trúc phát điện toàn diện có tính đến khả năng tồn tại lâu dài. Vào năm 2022, cuộc chiến tranh giành quyền lực “bền vững” sẽ thuộc về NLTT. Ví dụ, tại Châu Âu và Mỹ, các nhà máy năng lượng mặt trời và mái nhà đã bắt đầu đi vào hoạt động và sinh lời nên ở một số khu vực đã cố gắng học hỏi từ mô hình nói trên của Âu Mỹ.
Điện tái sẽ rẻ hơn vào năm 2022. Ảnh: Mllm-inves |
5. Vai trò hoạt động môi trường ngày càng được đề cao
Những câu chuyện đáng ngạc nhiên nhất năm 2021 lại đến từ các phòng họp của các công ty ít xanh nhất. Ví dụ, vào tháng 5, nhóm cổ đông của nhà hoạt động Engine No 1 đã đánh bại hội đồng quản trị của ExxonMobil (tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Hoa Kỳ) để chọn ba người để làm thành viên hội đồng quản trị. Thất bại của hội đồng quản trị trong cuộc bỏ phiếu này không chỉ đơn giản là chính trị khí hậu, vì ExxonMobil nhận thấy hoạt động kém hiệu quả khiến các nhà đầu tư khao khát thay đổi. Nhưng ở những nơi khác, các vấn đề liên quan đến khí hậu đã khiến hội đồng quản trị của Chevron lại bị “nốc-ao” tới hai lần.
Hiện tại, các phong trào tương tự đã nhằm mục đích sử dụng quyền lực cổ đông để cách mạng hóa một số công ty năng lượng lớn. Cuối năm nay, cả RWE của Đức và SSE của Vương quốc Anh đều phải đối mặt với những lời kêu gọi từ các nhà đầu tư hoạt động môi trường , yêu cầu tăng cường đầu tư tái tạo nhiều hơn. Theo dự báo, các nhà hoạt động môi trường đã và đang phát huy trách nhiệm, gặt hái thành công, hy vọng các nghị quyết về môi trường cổ đông sẽ phát triển mạnh vào năm 2022.
Cú “nốc ao” lớn nhất đối với công ty dầu mỏ đến từ một phán quyết của tòa án Hà Lan cho hãng Shell (của Anh và Hà Lan). Theo phán quyết, Shell phải khử hoàn toàn cacbon vào năm 2050. Trong khi điều này vẫn đang được kháng cáo, thì một lần nữa cho thấy các chiến dịch bảo vệ môi trường đã giành thắng lợi, khiến Shell phải chuyển trụ sở chính của mình sang nước Anh. Tuy nhiên, cuộc tranh cãi đang diễn ra về các hợp đồng thuê khoan mới tiềm năng có thể sớm khiến hai quốc gia này kiên quyết hơn với dầu mỏ.
Vai trò hoạt động môi trường ngày càng được đề cao và phát huy tác dụng. Ảnh:Ips-dc |
6. OPEC và giá khí đốt thúc đẩy quyền lực vào năm 2022
Trong sáu tháng trở lại đây, giá khí đốt và năng lượng tăng đã thúc đẩy các chính phủ chấp nhận các giao dịch năng lượng đắt đỏ trên khắp Đông Âu, buộc các công ty tiện ích phải ngừng kinh doanh ở Anh và châu Âu, đồng thời khiến nhiều nhà máy điện gây ô nhiễm phải tăng cường hoạt động. Nga và OPEC đã được hưởng lợi từ kịch bản này, nhưng nó không thể kéo dài mãi mãi.
Các nhà lập pháp trên khắp Trung và Đông Âu đã dành phần lớn thời gian trong năm qua để giải quyết các vấn đề xung quanh đường ống dẫn khí Nord Stream 2 của Nga. Vào năm 2022, đường ống có thể là nguồn cung cấp khí đốt bình đẳng và là vấn đề của Đông Âu. Đường ống đổ bộ vào Đức, nơi một chính phủ quan trọng hơn gần đây đã nắm quyền, và ở cả Trung và Đông Âu, những lo lắng về độc lập năng lượng đã bắt đầu thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Vào năm 2022, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ cố gắng giảm thiểu việc sử dụng khí đốt nếu có thể, nhằm duy trì sự ổn định và đoàn kết trên toàn châu lục. Tuy nhiên, để làm được điều này, trước tiên họ phải có được mùa đông và thị trường carbon tăng cao sẽ thúc đẩy sản xuất điện theo hướng năng lượng tái tạo.
Giá khí đốt cao trên toàn cầu đã mang lại lợi ích cho Nga và đồng minh của Nga ở OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ), còn lợi ích của Mỹ thì giảm. Vụ cuối cùng trong số này đã chứng kiến phản ứng chính trị từ giá dầu cao, do OPEC cố ý duy trì, khiến OPEC phải phối hợp giải phóng khỏi các kho dự trữ dầu toàn cầu dẫn đến có lợi cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Trong khi OPEC gặt hái được thành quả từ giá cao hiện tại, thì điều đó lại phải trả giá bằng thu nhập trong tương lai. Việc áp dụng ô tô điện ở châu Âu và Mỹ kém xa so với việc áp dụng ở châu Á, nhưng cuộc họp về chính sách năng lượng và địa chính trị dường như có thể thay đổi điều này từ năm 2022.
Kỳ vọng Tổng thống Biden sẽ tăng sản lượng ô tô điện của Hoa Kỳ, coi đó là một chiến thắng cho việc làm từ quá trình chuyển đổi. Các công ty châu Âu bao gồm cả công ty dầu khí Total, đã công bố các dự án lớn để lắp đặt cơ sở hạ tầng sạc ô tô vào năm 2021. Kết quả là cuộc cách mạng ô tô điện sẽ kéo dài hơn 12 tháng, nhưng gốc rễ của nó sẽ nằm ở năm 2022.
Một sự thay đổi trong câu chuyện xung quanh quá trình chuyển đổi năng lượng có vẻ không có tác động đặc biệt, nhưng nó định hình suy nghĩ của các nhà đầu tư, các nhà hoạch định và chính phủ. Khi các công ty dầu mỏ hướng tới năng lượng tái tạo, khi dư luận bắt đầu hoan nghênh những phát triển tái tạo ngày càng lớn và khi các quốc gia tìm kiếm sự độc lập về năng lượng nhiều hơn, thì các bước dự kiến ban đầu hướng tới sản xuất điện xanh trở nên vững chắc hơn. Năm tới sẽ chứng kiến các nhà đầu tư quan tâm đến khí hậu để thực hiện cam kết với nguồn vốn của họ, khiến các dự án “bẩn, gây ô nhiễm” có vẻ rủi ro cao và không hấp dẫn. Hoặc, tất nhiên, năm 2022 sẽ là năm của Omicron.
Nhiều người cho rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2020 có thể là “dấu hiệu chấm hết” của nhiên liệu hóa thạch. Ảnh: Express.co |
Khắc Nam
Theo PNC-1/2022
Bình luận