Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 22 (534)
Chuyên mục Định hướng triển vọng kỳ này, Tạp chí Kinh tế và Dự báo xin tóm lược những nét chính về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và Hội thảo Đổi mới công tác kế hoạch và đầu tư công. Cụ thể: về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Ba nội dung quan trọng được Quốc hội bỏ phiếu riêng gồm: Mục tiêu năm 2013, 15 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2013 và biểu quyết thông qua toàn bộ Nghị quyết.
Ngày 7/11, Tạp chí Kinh tế và Dự báo đã tổ chức Hộithảo khoa học: “Đổi mới công tác kế hoạch và đầu tư công”. Tham dự Hội thảo có 200 đại biểu là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế… tập chung trao đổi về đổi mới công tác kế hoạch. Tạp chí Kinh tế và Dự báo xin tổng thuật những nét chính tại Hội thảo.
Trong chuyên mục Nghiên cứu trao đổi, bài viết Tìm lời giải cho bài toàn nợ xấu của tác giả Nguyễn Đình Cung, một trong những vấn đề cấp bách hiện nay để khơi thông tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp đó là xử lý nợ xấu. Tiếp đến là một số bài viết: Những yêu cầu về đổi mới trong công tác xây dựng kế hoạch hiện nay của tác giả Đinh Lâm Tấn; Phân tích một số quan hệ kinh tế dựa trên mở rộng mô hình I-O của các tác giả Bùi Trinh, Việt Phong…; Giải pháp tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam của tác giả Lê Thị Tuấn Nghĩa và Chu Khánh Lân; Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước của tác giả Nguyễn Bình Minh; Quản lý thị trường vàng: Còn nhiều tranh cãi của tác giả Phạm Đỗ Chí; Sở hữu đất đai: Vấn đề và lựa chọn của tác giả Bùi Văn Huyền; Bốn bất cập lớn trong phân bổ và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản của tác giả Trần Thanh Tùng; Yếu tố ảnh hưởng đến dự báo và định hướng phát triển thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ của tác giả Đinh Công Hiệp; Dự báo nguồn nhân lực cho các trường dạy nghề của tác giả Vũ Đức Minh.
Chuyên mục Kinh tế ngành - địa phương, trong chuyên mục này gồm các nội dung sau: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của tác giả Nguyễn Hoàng. Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 thế giới về nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may. Tuy nhiên, thị phần ngành dệt may Việt Nam tại Nhật Bản lại tương đối nhỏ… Bởi vậy, việc nâng cao khả năng vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tiếp đến là một số bài viết: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU – Thực trạng và giải pháp của tác giả Phạm Thị Thu Hương; Bắc Giang: Phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tác giả Lưu Tuấn Hiếu; Giải pháp bảo đảm khai thác khoáng sản bền vững tại tỉnh Hòa Bình của tác giả Hoàng Đức Quân. Dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Lai Châu (giai đoạn 2010-2015)
Tuyên truyền pháp luật và bảo vệ môi trường số ra kỳ này, Tạp chí gửi đến bạn đọc bài viết Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường hạ nguồn sông Mê Kông của tác giả Trịnh Lê Nguyên và Trần Thị Thanh Thủy. Việt Nam rất cần có các giải pháp ứng phó, hạn chế tối đa khả năng trở thành nạn nhân của những toan tính trái tinh thần hợp tác phát triển trong lưu vực.
Chuyên mục Phổ biến kiến thức bài viết Phương pháp đánh giá người đại diện phần vốn góp tại VINACOMIN của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh, đề cập đến việc xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động áp dụng đối với người đại diện là hết sức cần thiết.
Phần cuối tạp chí số ra kỳ này, như thường lệ, là những tin tức tổng hợp trong và ngoài nước mới diễn ra.
Bình luận