Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 5 (541)
Chuyên mục Định hướng triển vọng với bài viết Đề án tái cơ cấu kinh tế: Cần quyết liệt để tạo chuyển biến thực sự. Sau gần 3 năm thai nghén, cùng với rất nhiều trông đợi và kỳ vọng, ngày 19/2/2013, Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 đã chính thức được Thủ tướng phê duyệt. Đề án đã đón nhận được nhiều ý kiến tâm huyết từ các chuyên gia.
Có thể thấy nguyên nhân của tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các Quy hoạch hiện nay ở nước ta là do tư duy thị trường trong hoạch định chính sách còn mỏng và chiến lược phát triển chưa gắn với quy hoạch không gian. Để khắc phục điều này, Việt Nam cần thống nhất chiến lược phát triển kinh tế - xã hội truyền thống với quy hoạch phát triển không gian để hình thành quy hoạch phát triển lãnh thổ quốc gia. Những vấn đề này sẽ được phản ánh qua Chuyên mục Diễn đàn xây dựng Luật quy hoạch số ra kỳ này.
Tiếp đến, chuyên mục Nghiên cứu trao đổi, là một loạt bài viết rất đáng quan tâm dưới ngòi bút sắc sảo của các chuyên gia uy tín. Trước tiên là bài Nhận diện những “điểm nghẽn” trong thu hút FDI vào Việt Nam của tác giả Hà Thị Cẩm Vân, Lê Mai Trang cho bạn đọc thấy rõ tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 25 năm (2006-2012). Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhất là vào những tháng cuối năm 2012 dòng FDI đổ vào Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm lại, việc nhận diện những điểm nghẽn trong thu hút FDI là rất cần thiết. Một số bài viết nối tiếp như Một số vẫn đề đặt ra trong phân cấp quản lý FDI tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Thường Lạng; Chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI của tác giả Nguyễn Đình Tài; Chuyển đổi phương thức phát triển: Cơ hội và thách thức của tác giả Phan Thị Thủy Trâm; Tập trung ưu tiên cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tác giả Nguyễn Văn Lân; M&A: Giải pháp hiệu quả trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh; Về chính sách tiền lương tối thiểu trong khu vực hành chính của tác giả Nguyễn Văn Chiến, Vũ Thị Thanh Hương; Thách thức nguồn nhân lực chất lượng cao của tác giả Phạm Vĩnh Thái. Bạn đọc sẽ tìm được những vấn đề mình quan tâm trong từng bài viết của các chuyên gia.
Chuyên mục Kinh tế ngành - Địa phương. Nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài là một yêu cầu mới đang đặt ra ở nước ta hiện nay. Đối với tỉnh Bình Định thực hiện liên kết vùng 7 tỉnh/thành Duyên hải miền Trung (DHMT) được coi là giải pháp mới và quan trọng. Bài viết Liên kết vùng – Giải pháp tối ưu để Bình Định thu hút FDI này tập trung phân tích và luận giải giải pháp trên. Cũng nằm trong chuyên mục này, là một số bài viết như: Lâm Đồng: Tự tin vững bước trong năm bản lề 2013 của tác giả Phan Văn Đa; Thái Bình: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tác giả Phí Thị Hằng;Điện Biên: Doanh nghiệp nhỏ và vừa nỗ lực vượt khó của tác giả Đặng Công Thức.
Chuyên mục Phổ biến kiến thức tiếp tục được gửi đến bạn đọc những tiện ích cũng như những ứng dụng của một số mô hình, công nghệ đã áp dụng thành công trong các doanh nghiệphiện nay. Gồm một số bài viết: Về ứng dụng mô hình quản lý điểm thay đổi của CPM tại công ty Sumi Hanel của tác giả Nguyễn Mạnh Hà; Xây dựng website xúc tiến đầu tư: Chi phí nhỏ, hiệu quả lớn của tác giả Nguyễn Quang Anh; Lợi ích của vận dụng ERP trong ngành công nghiệp dệt maycủa tác giả Hồ Mỹ Hạnh.
Cuối cùng là chuyên mục Nhìn ra thế giới với một số bài viết đáng chú ý như: Quan hệ Nga - Việt trong lĩnh vực dầu khí: Những dấu mốc quan trọng của tác giả Karapetyan K.S;Kinh nghiệm phát triển của Tập đoàn ExxonMobil của tác giả Nguyễn Trúc Lê;Tỉnh Mondul Kiri, Campuchia: Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 của hải tác giả Hoàng Ngọc Phong và Nguyễn Thị Hoàng Điệp.
Bình luận