Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 thay thế Luật HTX 2003, đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2013, được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn và mang lại nhiều triển vọng cho khu vực kinh tế tập thể. Những nội dung cơ bản trong Luật HTX 2012 sẽ được tác giả Nguyễn Minh Tú phản ánh qua bài viết Triển vọng hát triển khu vực kinh tế tập thể.

Vấn đề quy hoạch hiện nay luôn được nhiều nhà nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định chính sách qua tâm. Tuy nhiên, công tác quy hoạch hiện nay còn rất nhiều những bất cập và chồng chéo. Chính vì vậy việc xây dựng một đạo luật chung để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch là rất cần thiết. Đây chính là nội dung trong bài viết Luật cần giải quyết được các hạn chế trong công tác quy hoạchcủa tác giả Đào Ngọc Nghiêm. Cũng trong chuyên mục này là bài viết về vấn đề quy hoạch vùng được tác giả Trần Trọng Hanhphản ảnh qua bài viết Đánh giá lại mối quan hệ giữa các loại quy hoạch mang tính chất vùng.

Trong chuyên mục Nghiên cứu – Trao đổisố ra kỳ này là loạt bài về doanh nghiệp nước ta. Mở đầu chuyên mục là bài viết Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam: Vì sao yếu kém?của tác giả Lê Quốc Phương. Bài viết phản ánh những hạn chế khó khăn của doanh nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển. Tiếp đến là một số bài viết: Tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước: Một số khuyến nghịcủa tác giả Phạm Hồng Mạnh, Đồng Trung Chính: Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước và vấn đề quản lý, giám sát, đánh giá của tác giả Bùi Văn Dũng, Nguyễn Thành Tâm. Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập của tác giả Lê Quang Mạnh. Để doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăncủa tác giả Nguyễn Chí Tranh.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Nhận thức và thực tiễncủa tác giả Trọng Đức.

Cũng trong chuyên mục này là nhiều bài viết, nghiên cứu của các tác giả: Trần Thị Trúc, Trịnh Minh Đứcvới bài viết“Về một loại mô hình dự báo lạm phát tại Việt Nam”. Nguyễn Mạnh Hà với bài viết“Yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng IB của khách hàng cá nhân”. Nguyễn Trí Duvới bài viết “Những lưu ý khi phân tích chỉ tiêu năng suất lao động”. Nguyễn Thị Cẩm Vân, Đỗ Văn Lâmvới bài viết Đóng góp của chuyển dịch lao động vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2011. Và, bài viếtBàn về đổi mới giáo dục đại học Việt Nam thời hội nhập của tác giảNguyễn Hoàng, Trần Kiều Trang.

Quần đảo Trường Sa – mảng đất thiêng liêng của tổ quốc đang từng ngày, từng ngày thay đổi. Số ra Tạp chí kỳ này, tòa soạn gửi đến bạn đọc bức tranh mới nhất về cuộc sống, con người nơi đây qua bài viếtHuyện đảo Trường Sa – Phố giữa biển đông của tác giả Trần Thị Hồng Minh, người trực tiếp tham gia đoàn công tác ra đảo sẽ mở đầu chuyên mục Kinh tế Ngành – Địa phương. Tiếp theo trong chuyên mục này là bài viết Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạocủa tác giảLê Ngọc Sơn.

Thương hiệu – Yếu tố quyết định số phận của Doanh nghiệp. Nói thì dễ, song để tạo ra được thương hiệu có uy tín thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này. Nội dung này sẽ được tác giả Đặng Thị Thúy Duyên phản ánh thông qua bài viết Về đầu tư và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập được đăng tải trong chuyên mục Phổ biến kiến thức. Tiếp theo trong chuyên mục này là bài viết Kế toán quản trị chi phí và kế toán tài chính chi phí của tác giả Hoàng Khánh Vân.

Cuối cùng là chuyên mục Nhìn ra thế giới với bài viết Để tìm kiếm cơ hội trên thị trường Myanmar của tác giả Hoàng Thịnh Lâm. Bài viết sẽ gửi đến bạn đọc những cơ hội và thách thức đối với các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường Myanmar.