Người dân biểu tình trước Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của các lãnh đạo từ các quốc gia khu vực đồng Euro (Eurozone) tại Brussels/ Ảnh : Marketwatch

Ý kiến người trong cuộc :

Chủ tịch Eurogroup, ông Jeroen Dijsselbloem cho biết, các đề xuất mới của Hy Lạp là một "bước đi đáng hoan nghênh", nhưng không đủ để củng cố một thỏa thuận ngay

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết: “Ý định của chúng tôi là sẽ đi đến thỏa thuận cuối cùng trong tuần này.”

Giám đốc IMF Christine Lagarde cho rằng: “Bản cải cách chắc chắn có toàn diện hơn và bao gồm nhiều chi tiết hơn so với những gì chúng tôi thấy, nhưng vẫn còn thiếu tính cụ thể. Trước mắt vẫn còn rất nhiều việc phải làm.”

Thủ tướng Đức Angela Merkel trả lời các phóng viên: “Bản cải cách mới cho thấy một bước tiến quan trọng, tuy nhiên rõ ràng là chúng tôi vẫn chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng. Chúng tôi trước mắt sẽ phải thảo luận lại các vấn đề chuyên sâu.”

Thủ tướng Hy Lạp Tsipras trả lời các phóng viên: “Cuộc đàm phán với các chủ nợ sẽ vẫn tiếp tục trong 48 giờ tới để đạt được giải pháp tổng thể và khả thi.”

Diễn biến mới nhất từ Brussels

Hôm qua,Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã gặp riêng các lãnh đạo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và bước vào cuộc họp với các lãnh đạo từ các quốc gia khu vực đồng Euro (Eurozone) được nhóm tại Brussels để giải quyết khủng hoảng nợ Hy Lạp, tránh cho quốc gia này phá sản và rời khỏi Eurozone.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đệ trình một bản đề xuất cải cách mới với các điều khoản theo yêu cầu của chủ nợ.

Tâm điểm của đề xuất mới từ Hy Lạp là các vấn đề “thắt lưng, buộc bụng”, cụ thể là liên quan tới hưu trí và thuế giá trị gia tăng.

Chính phủ Hy Lạp cam kết sẽ tăng tuổi về hưu lên 67 tuổi, hạn chế số người về hưu sớm và giảm lương hưu. Cải cách này có thể giúp tăng 0,5% GDP của năm 2015 và 1% GDP của năm 2016.

Thuế giá trị gia tăng sẽ áp ở mức 23% trên diện rộng, 6% cho y tế và sách, 11% cho báo chí, thực phẩm, năng lượng, nước,nhà hàng khách sạn Điều này khi được thực hiện sẽ giúp gia tăng GDP thêm 0,38% vào năm 2015 và 0,78% vào năm 2016.

Các chủ nợ quốc tế đã đồng ý cho rằng, Chính phủ của Thủ tướng Tsipras cuối cùng cũng đã nghiêm túc trong việc giải quyết khủng hoảng nợ. Các quan chức nhất trí đẩy nhanh tiến độ thỏa thuận trong thứ 4 (24/6) để có thể ký kết thỏa thuận chính thức vào cuối tuần này.

Chính phủ Hy Lạp có thêm 48 giờ để thực hiện những việc cần thiết nhằm làm hài lòng các chủ nợ quốc tế trong việc chấm dứt bế tắc trong hơn 5 tháng qua, tránh nguy cơ quốc gia này vỡ nợ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel trả lời các phóng viên: “Bản cải cách mới cho thấy một bước tiến quan trọng, tuy nhiên rõ ràng là chúng tôi vẫn chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng. Chúng tôi trước mắt sẽ phải thảo luận lại các vấn đề chuyên sâu.”

Sáng nay (23/6), ông Tsipras trả lời các phóng viên: “Cuộc đàm phán với các chủ nợ sẽ vẫn tiếp tục trong 48 giờ tới để đạt được giải pháp tổng thể và khả thi.”

Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselbloem, người chủ trì cuộc họp của các đối tác khu vực châu Âu cũng cho biết: “Đây là cơ hội để có đạt được thỏa thuận trong tuần này và đó là những gì chúng tôi sẽ làm.”

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết: “Ý định của chúng tôi là sẽ đi đến thỏa thuận cuối cùng trong tuần này.”

Giám đốc IMF Christine Lagarde cho rằng: “Bản cải cách chắc chắn có toàn diện hơn và bao gồm nhiều chi tiết hơn so với những gì chúng tôi thấy, nhưng vẫn còn thiếu tính cụ thể. Trước mắt, vẫn còn rất nhiều việc phải làm”.

Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu hôm 15/06 rằng : "Cần làm mọi cách để Hy Lạp ở lại trong khu vực đồng Euro".

ECB nâng mức trần hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) cho Hy Lạp

Cuối tuần qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lại tiếp tục tăng mức trần hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) cho Hy Lạp lần thứ ba trong vòng chưa đầy một tuần, lên tới 87.8 tỷ Euro (tương đương 99.8 tỷ USD).

Quyết định xem xét gói hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp thường xuyên như vậy cho thấy tình hình Hy Lạp rất nghiêm trọng.

Tuần trước, Chủ tịch ECB Mario Draghi cho rằng, hỗ trợ thanh khoản sẽ tăng thêm cho các ngân hàng Hy Lạp miễn là quốc gia này có khả năng thanh toán và có đủ tài sản để thế chấp. Ông cũng cho biết ECB sẽ giám sát chặt chẽ nếu các điều kiện này thay đổi.

Người dân Hy Lạp đã rút nhiều tỷ Euro khỏi hệ thống ngân hàng Hy Lạp làm tăng nguy cơ mất thanh khoản khiến ECB phải hành động khẩn cấp.

Diễn biến các thị trường toàn cầu sau thông tin lạc quan của Hy Lạp

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, Dow Jones tăng 104,53 điểm (tương ứng 0,58%) lên 18.120,48 điểm, S&P 500 nhận 13 điểm (tương ứng 0,62%) lên 2.122,99 điểm và Nasdaq Composite cộng 36,97 điểm (tương ứng 0,72%) đóng cửa tại 5.153,97 điểm.

Ảnh: Reuters


Kết thúc phiên 22/06, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 115,22 điểm (+1,72%), lên 6.825,67 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 420,4 điểm (+3,81%), lên 11.460,50 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 183,24 điểm (+3,81%), lên 4.998,61 điểm.

Sáng nay, tại châu Á, các chỉ số chứng khoán của các nước cũng đồng loạt tăng mạnh,

Chỉ số USD tăng mạnh lên mức 95 điểm sau khi giảm về 93 điểm vào giữa tuần trước. Đồng Euro tiếp tục mất giá khi tỷ giá EURUSD giảm về mức 1,1262.

Vàng giảm giá mạnh khi nhà đầu tư rút tiền ra khỏi kênh đầu tư an toàn để chuyển qua thị trường chứng khoán. Sáng nay, giá vàng thế giới chỉ còn dao động quanh mức 1185 USD/ounce so với mức 1200 USD/ounce vào thứ Sáu tuần trước.

Dầu thô và đa số hàng hóa tăng giá sau khi các nhà đầu tư thở phào “nhẹ nhõm” trước tín hiệu khả quan của khủng hoảng nợ Hy Lạp.

Hy Lạp và hạn chót trả nợ ngày 30/06/2015

Ngày 30/06/2015 là thời hạn cuối cùng để Hy Lạp thanh toán khoản vay 1,6 tỷ Euro hay 1,8 tỷ USD cho IMF và các khoản thanh toán lớn hơn cho ECB trong tháng Bảy.

Grexit là một từ ghép, xuất hiện từ năm 2012 trong một bài bình luận của 2 nhà kinh tế trưởng của CitiGroup, ghép từ “Greek” và “exit” (hay Greek Euro exit), để chỉ việc Hy Lạp có thể sẽ rời khỏi khối Eurozone.

Cuộc họp ngày hôm qua tại Brussels đã đặt nền tảng cho tiến trình giải quyết khủng hoảng nợ Hy Lạp sau khi Thủ tướng Hy Lạp đưa ra bản đề xuất cải cách mới.

Hy Lạp có 48 giờ để hoàn thiện các đề xuất theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế.

Dự kiến, 24/06, các chủ nợ tiếp tục nhóm họp với Hy Lạp để tiến tới các điều khoản cuối cùng nhằm đạt được thỏa thuận chính thức vào cuối tuần.

Hiện tại, diễn biến Hy Lạp có thể xem là khả quan. Tuy nhiên, từ đề xuất của Hy Lạp cho tới một thỏa thuận chính thức giữa Hy Lạp với các chủ nợ quốc tế là một khoảng cách không hề nhỏ.

Đa số người dân Hy Lạp không muốn Hy Lạp rời khỏi EU và giới lãnh đão các chủ nợ quốc tế của Hy Lạp cũng thừa hiểu rằng nếu để Grexit xảy ra ,thì rủi ro sẽ vô cùng lớn./.