Nhờ sinh hoạt chi đoàn...

Anh Nguyễn Văn Đà sinh năm 1984, hiện là Phó Bí thư chi đoàn, Chi hội trưởng Chi hội Thanh niên ấp Mỹ Tường A, xã Mỹ Quới huyện Ngã Năm. Năm 2003 anh học hết cấp III và được địa phương phát lệnh gọi nhập ngũ lên đường bảo vệ tổ quốc. Thế là, anh sẵn sàng lên đường nhập ngũ với bao lo toan cuộc sống gia đình tạm gác lại.

Đến năm 2005 anh hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương bắt tay vào việc đồng án phụ giúp cha mẹ, sang năm 2006 anh lập gia đình và vẫn phụ giúp cha mẹ làm mấy công ruộng với 2 vụ lúa trên năm. Có năm lúa thất mùa, rớt giá gia đình gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, nhưng bản thân anh cũng không biết làm cách nào để giảm bớt đi phần khó khăn cho cuộc sống gia đình.

Trong thời gian này anh được anh, chị cán bộ đoàn ở địa phương đến vận động tham gia sinh hoạt Chi đoàn ấp. Trong thời gian tham gia sinh hoạt Chi đoàn anh được Đoàn cấp trên tổ chức tham quan học hỏi nhiều mô hình của đoàn viên thanh niên làm ăn có hiệu quả, nhưng do gia đình khả năng tài chính hạn hẹp, bản thân có nhiều ý tưởng làm ăn nhưng vẫn không thực hiện được.

Đến tháng 10/2007, anh được chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ngã Năm đầu tư cho vay 20 triệu đồng, khi được đầu tư vốn anh rất mừng nhưng cũng rất buâng khuâng không biết chọn mô hình gì để làm ăn cho có hiệu quả.

Nhờ được Ban thường vụ Huyện Đoàn hướng dẫn tận tình nên anh bàn với anh em đoàn viên thanh niên ở ấp thành lập tổ hợp tác thanh niên chủ yếu là phục vụ lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, như: máy suốt, máy cày tay, nuôi trâu lấy sức kéo chủ yếu là phục vụ trên địa bàn ấp.

Mô hình này vừa ít vốn, vừa phù hợp với nhu cầu của địa phương. Tổ thành lập có 03 đoàn viên thanh niên tham gia, vào vụ mùa tổ đã thu hút và tạo được việc làm ổn định cho hơn 10 đoàn viên thanh niên.

Bước đầu tổ hợp tác đã mang lại hiệu quả đáng kể được chính quyền địa phương và bà con quan tâm vì mô hình phù hợp với điều kiện thực tế. Đặc biệt là phù hợp với chủ trương chung của Huyện uỷ, UBND huyện về việc thành lập tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp.

Đến thành công trong mô hình tổ hợp tác thanh niên

Qua 03 năm thực hiện mô hình, anh và các thành viên trong tổ đã trả hết nợ ngân hàng mà vẫn còn lời một con trâu, một cái máy suốt và một chiếc máy cày tay. Ngoài ra, riêng bản thân anh còn tiết kiệm từ thu nhập trên mua được thêm 05 công ruộng đến nay cuộc sống gia đình anh kinh tế đã ổn định.

Với mô hình làm ăn nêu trên, đến nay, mỗi vụ lúa Tổ đã thu nhập trên 190 triệu đồng với 02 vụ lúa/năm thu được 380 triệu đồng, trừ chi phí mỗi năm, mỗi thành viên được chia lãi 50 triệu đồng.

chẳng những cuộc sống gia đình ổn định mà hiện nay có rất nhiều bà con trong ấp và các vùng lân cận biết đến mô hình với phương thức làm ăm hợp tác rất có hiệu quả. Được biết, từ hiệu quả thiết thực của mô hình phù hợp với thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện, hiện nay Ban thường vụ Huyện Đoàn đã mạnh dạng tranh thủ với ngân hàng chính sách xã hội đầu tư thêm vốn để nhân rộng ra ấp Mỹ Tây B cùng địa bàn xã.

Hiện nay ở nông thôn dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế, tuy kết quả thu nhập đạt được từ mô hình trên so với các mô hình khác là không lớn nhưng hiệu quả đem lại rất thiết thực, vừa có thu nhập vừa tạo được việc làm ổn định cho thanh niên, hạn chế được việc bỏ địa phương đi làm ăn xa như những năm trước đây.

Hướng tới anh sẽ mở rộng mô hình để thu húc nhiều đoàn viên thanh niên tham gia, dù với số vốn ban đầu không lớn nhưng anh đã chọn được hướng đi phù hợp nên đã mang lại hiệu quả.

Trong suy nghĩ của anh, bản thân là đoàn viên thanh niên nên anh phải nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng cho bản thân, sau đó góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và anh luôn tâm đắc với lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên chúng ta đó là “ Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng kkhông bền, đào núi và lắp biển, quyết chí ắt làm nên”./.