Lệnh trừng phạt Triều Tiên và phản ứng của các bên
Trừng phạt tiếp nối trừng phạt
Nghị quyết số 2375 được ban hành hôm 11/9 và được tiến hành ngay sau khi Mỹ nhượng bộ không áp đặt việc cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm chế biến cho Triều Tiên, cũng như các biện pháp khắc nghiệt khác.
Lệnh trừng phạt này gồm các biện pháp cấm vận nhập khẩu than đá, quặng sắt, thuỷ sản cũng như nguyên liệu và khoáng sản mà Triều Tiên dùng để tiếp tục chương trình hạt nhân của mình. Lệnh trừng phạt sẽ làm mất đi 90% thu nhập của Triều Tiên từ xuất khẩu dầu mỏ và hàng hoá.
Bên cạnh đó, lệnh trừng phạt còn cấm buôn bán các sản phẩm quần áo và cấm vận nhập khẩu dầu mỏ cũng như các sản phẩm từ dầu mỏ. Hội đồng bảo an hạn chế việc Bình Nhưỡng xuất khẩu các sản phẩm hoá dầu lên đến 500 nghìn thùng trong từ ngày 1/10 đến 31/12/2017, đồng thời giới hạn không quá 2 triệu thùng trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
Quốc gia nào tiến hành vận chuyển và mua bán dầu với Triều Tiên cần trình Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về giấy tờ chứng minh rằng tại nước đó công dân hoặc tổ chức không tham gia vào chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, cần xem xét về việc thực hiện đầy đủ lệnh trừng phạt này. Các nước như Pháp, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và 7 quốc gia khác vẫn nhập khẩu than đá, sắt, thép và các sản phẩm luyện kim từ Triều Tiên. Vậy nên các lệnh trừng phạt từ năm 2006 nhằm vào Triều Tiên vẫn không thực sự hiệu quả. Nguyên nhân một phần là do các nước vẫn tiến hành giao thương với Bình Nhưỡng.
Về phía Liên hợp quốc sẽ thông báo cho các quốc gia khối lượng dầu tối đa được phép buôn bán cùng Bình Nhưỡng. Theo đó việc bán than đá trong thời gian tới không được vượt quá lượng cung cấp trong 12 tháng gần nhất. Việc hạn chế này không được áp dụng cho các lô hàng được Hồi đồng bảo an chấp thuận mang tính nhân đạo và không nằm trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Hội đồng bảo an cấm thành lập công ty liên doanh với công dân Triều Tiên và giao toàn quyền cho các nước xem xét việc mở cửa biển cho tàu thuyền bị nghi ngờ vi phạm lệnh cấm vận.
Các nền kinh tế chủ chốt nói gì?
Mỹ đã thể hiện sự nhượng bộ đối với Triều Tiên sau lệnh trừng phạt. Mỹ từ bỏ việc tiến hành cấm vận chuyển than đá từ Triều Tiên. Dự thảo do Mỹ sửa đổi được thông qua đã bãi bỏ quy định nghiêm ngặt về lao động nhập cư của Triều Tiên sang Mỹ, đồng thời lệnh trừng phạt không nhằm vào lãnh đạo Kim Jong-un, các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Đảng Lao động. Dự thảo nghị quyết đề cao hoà bình an ninh ở Triều Tiên, tầm quan trọng nguyên tắc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ mọi quốc gia. Dự thảo của Mỹ còn nhấn mạnh rằng tình hình tại bán đảo Triều Tiên ngày một căng thẳng, có ảnh hưởng lớn đến an ninh khu vực.
Theo kết quả của cuộc bỏ phiếu dự thảo, đại diện thường trực của Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc, Nikki Haley nói rằng việc gia tăng lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên không đem lại “niềm vui” cho Mỹ, nhưng những hành động của Bình Nhưỡng đã ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng quốc tế.
Về phía Nga, Moscow ủng hộ quyết định thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, vì Nga không đồng tình với tham vọng hạt nhân của nước này đồng thời cho rằng cần phải đưa ra câu trả lời nghiêm khắc cho vụ thử hạt nhận cuối cùng của Bình Nhưỡng.
Nga còn xem xét các biện pháp áp lực tài chính đối với Triều Tiên, còn những hạn chế tiếp theo sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế nước này và đồng thời có thể sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Các nhà ngoại giao Nga cho hay theo chiều hướng từ chối đối thoại của Bình Nhưỡng thì việc thiếu lệnh trừng phạt nghiêm khắc đối với Triều Tiên là không đúng. Nga cho rằng giải quyết khủng hoảng tại bán đảo Triều Tiên không chỉ bằng các lệnh trừng phạt mới mà cần xem xét biện pháp chính trị. Trung Quốc cũng đồng thuận với Nga trong vấn đề này. Hai nước thống nhất đưa ra bản lộ trình gồm các phương án giảm căng thẳng và tạo điều kiện tái lập quá trình đàm phám cùng Triều Tiên. Đây cũng là điều mà Nga và Trung Quốc còn tồn đọng tại bàn đàm phán tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Trung Quốc kêu gọi Mỹ tái lập hoà bình bằng cách cắt giảm lực lượng quân sự trên bán đảo Triều Tiên, khuyên Mỹ nên từ bỏ ý định thay chế độ tại đây. Bắc Kinh chống chiến tranh tại khu vực, theo Bắc Kinh các bên cần phải hành động dứt khoát, lạnh lùng, tránh những lời biện bạch hay những việc làm gia tăng căng thẳng. Các nhà chức trách Trung Quốc dự báo sớm hay muộn thì các bên sẽ khôi phục được tiến trình đàm phán cùng Triều Tiên. Trung Quốc không ủng hộ kế hoạch triển khai quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc, cho rằng nó sẽ phá huỷ thế cân bằng chiến lược và lợi ích an ninh tại khu vực, trong đó có Trung Quốc. Đồng thời theo Bắc Kinh việc siết chặt lênh trừng phạt có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Triều Tiên.
Bình Nhưỡng bác bỏ lệnh trừng phạt
Triều Tiên tiếp tục tẩy chay phiên họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Bình Nhưỡng cam kết ngặn chặn việc sản xuất vũ khí hạt nhân trên lãnh thố của mình. Bình Nhưỡng coi đây là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia và sẽ không đưa chương trình ngăn chặn hạt nhân lên bàn đàm phán khi họ bị Mỹ đe doạ. Họ sẽ không rút lui một bước khỏi chiến lược tăng cường hạt nhân của mình. Triều Tiên cảnh báo, Mỹ sẽ phải trả giá cho những gì mình làm gấp 1.000 lần.
Mục đích của Bình Nhưỡng là không để đất nước bị tụt hậu đồng thời đạt được biện pháp hoà bình trên bán đảo Triều Tiên. Các lệnh trừng phạt mới Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nỗ lực nhằm thúc đẩy Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình. Tuy nhiên điều này khó có thể xảy ra bởi trong chính sách đối ngoại của Bình Nhưỡng thì năng lượng hạt nhân không chỉ đơn thuần là công cụ “kiếm lời” mà còn thể hiện sức mạnh của nước này tại khu vực Thái Bình Dương và trên thế giới. Bởi vậy việc Bình Nhưỡng ngừng nghiên cứu và sản xuất vũ khí hạt nhân được cho là điều không thể trong khoảng thời gian 10 năm tới. Mặt khác các nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng bày tỏ sự biết ơn đối với Trung Quốc, Nga trong việc sẵn sàng hỗ trợ các biện pháp chế tài mới. Đồng thời Triều Tiên cũng mong muốn các biện pháp thông qua sẽ được tất cả các nước thực hiện.
Nga và Trung Quốc cũng thể hiện sự tiếc nuối cho Triều Tiên khi lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống an sinh xã hội của công dân nước này. Theo thông tin của Liên hợp quốc thì khoảng 18 triệu người dân Triều Tiên không đủ thực phẩm thứ yếu. 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Một mặt nguyên nhân là do Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chưa xem xét vấn đề nhân đạo, mặt khác là do Bình Nhưỡng tự mình gây ra cuộc khủng hoảng lương thực vì đã dành quá nhiều ngân sách nhà nước vào việc sản xuất thứ vũ khí giết người hàng loạt như hạt nhân.
Không một nghị quyết nào của Hội đồng bảo an có thể ngăn cản hoặc làm phức tạp các hoạt động viện trợ nhân đạo của Liên hợp quốc và các đối tác của mình. Dự báo Liên hợp quốc sẽ tiến tới xem xét việc hỗ trợ người dân Triều Tiên trước mùa đông giá lạnh 2017, đồng thời đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên./.
Nguồn tham khảo
1. http://tass.ru/mezhdunarodnaya-panorama/4554173
2. Малевич Ю. И. Актуальные проблемы внешней политики стран АТР/ Метод. Пособие для студентов и магистрантов. – Мн.: ЦИТ БГУ, 2009.-22с.
3. http://www.liberation.fr/planete/2017/08/07/sanctions-de-l-onu-la-coree-du-nord-denonce-une-violation-de-sa-souverainete_1588563
4. http://www.bfmtv.com/international/coree-du-nord-l-onu-adopte-de-nouvelles-sanctions-a-l-unanimite-1254218.html
Bình luận