Tấm ảnh panorama phong cảnh tuyệt đẹp

Ảnh panorama là gì?

Cái tên panorama chính là sự kết hợp của hai chữ pano (tất cả) và horama (phong cảnh) trong tiếng Hy Lạp, nói một cách dễ hiểu thì panorama chính là ghi lại khung cảnh của một không gian rộng bất kỳ. Khái niệm này đã có từ 20 năm sau Công nguyên và phải sau năm 1787 thì nó mới có tên gọi chính thức.

Để được coi là ảnh panorama, hình chụp phải có góc chụp ít nhất 110 độ. Chính vì thế một tấm ảnh panorama có tỉ lệ 2:1. chiều rộng gấp đôi chiều cao. Một số tấm ảnh còn có tỉ lệ là 4:1 hoặc 10:1, có góc chụp lên 360 độ.


Panorama được sử dụng để chụp phong cảnh không gian rộng lớn

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, không chỉ máy ảnh DSLR, bạn cũng có thể dùng những chiếc máy ảnh nhỏ du lịch hay smartphone để tạo ra bức ảnh panorama ấn tượng nhờ các phần mềm như AutoPano, Panorama Make, Photoshop,…

Mẹo để cho ra những bức hình panorama ấn tượng

Sử dụng chân máy

Để bức ảnh panorama trông sẽ được liên kết với nhau hơn khi bạn sử dụng chân máy ảnh. Với kiểu chụp ảnh từ trái sang phải, từ trên xuống dưới khi xem ảnh dưới dạng thu nhỏ, bạn sẽ hình dung được bức ảnh bắt đầu và kết thúc ở đây.

Sử dụng một tiêu cự duy nhất

Ảnh panorama có tiêu cự trung bình ở 35 - 50mm, đây là tiêu cự hoàn hảo cho một bức ảnh panorama đẹp, góc kính rộng và hình ảnh không bị biến dạng. Khi chụp một bức hình panorama, bạn nên sử dụng một tiêu cự duy nhất, vì chỉ cần zoom lên một chút trong khi chụp cũng sẽ khiến bức ảnh có sự chênh lệch, gây khó khăn khi chỉnh sửa hơn.

Đặt lộ sáng với chế độ M

Cân bằng độ sáng xuyên suốt tấm ảnh là một điều vô cùng quan trọng làm nên một bức ảnh panorama đẹp. Với chế độ chụp ảnh tự động, máy ảnh của chúng ta có thể tự cân bằng và điều chỉnh ánh sáng. Nhưng khi chụp ảnh panorama, bạn cần phải di chuyển máy ảnh, điều đó có thể khiến bức ảnh mất đi sự cân bằng về độ sáng, khiến hình ảnh không được đều màu hoặc có độ nông - sâu.

Chính vì thế, bạn có thể kiểm soát độ sáng bằng cách sử dụng chế độ chụp M.


Điều chỉnh ánh sáng bằng chế độ M

Lấy nét bằng tay

Sử dụng chế độ lấy nét bằng tay có thể giúp bạn kiểm soát các thông số chụp hình tốt hơn. Lấy nét bằng tay sẽ giúp các điểm lấy nét chính được giữ nguyên không đểu, đặc biệt là khi có tiền cảnh ở phía trước. Bạn nên chú ý với những vật chuyển động như xe hoặc người đi bộ,… họ có thể lọt vào vị trí của những đường ghép sẽ khiến bức ảnh đó khó xử lý hơn.

Panorama dọc

Ngoài những chiếc ảnh panorama phong cảnh ngang mà bạn hay thường thấy, các nhiếp ảnh cũng rất hứng thú với chụp ảnh panorama dọc. Bạn có thể chụp những tòa nhà cao chọc trời, những cái cây cao to hoặc bức tượng khổng lồ bằng kiểu chụp dọc này, chắc chắn bạn sẽ không hối hận đâu.

Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu cho bạn kỹ thuật chụp ảnh panorama và một số mẹo với kỹ thuật này. Có thể nói panorama là kiểu chụp khá phức tạp nhưng là một “gia vị” khiến các nhà nhiếp ảnh hứng thú.