Tỷ lệ giảm nghèo tuy vượt kế hoạch đề ra song là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước.

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng năm 2020 của vùng chỉ đạt (2,29%)

Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2020 của Vùng ước đạt 6,5%

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNBB) có tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng năm 2020 của vùng chỉ đạt (2,29%), cao hơn bình quân cả nước (1,81%); trong đó Khu vực I tăng 2,56%; Khu vực II tăng 3,32%; Khu vực III tăng 0,87%.

Thu ngân sách nhà nước đạt 40.845 tỷ đồng, cao nhất là các tỉnh: Thái Nguyên đạt 6.325 tỷ đồng, Bắc Giang 5.612 tỷ đồng, Tuyên Quang 5.131 tỷ đồng; thấp nhất là tỉnh Bắc Cạn 320 tỷ đồng tỷ đồng, Cao Bằng 720 tỷ đồng, Điện Biên 765 tỷ đồng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 141.661,4 tỷ đồng, cao nhất là các tỉnh: Thái Nguyên 21.077,4 tỷ đồng; Phú Thọ 19.636,9 tỷ đồng; Bắc Giang 15.640,3 tỷ đồng; Sơn La 13.887,3 tỷ đồng; thấp nhất là tỉnh Bắc Cạn 2.795,4 tỷ đồng, Lai Châu 3.554 tỷ đồng.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 23.442,1 triệu USD cao nhất là các tỉnh: Thái Nguyên đạt 14.501,7 triệu USD, Bắc Giang đạt 5.449,6 triệu USD; thấp nhất là tỉnh Bắc Cạn 3,1 triệu USD, Lai Châu 7,3 triệu USD.

Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong Vùng 32.872 doanh nghiệp. Trong 7 tháng đầu năm 2020, vùng TD&MNBB có 3.087 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 4,1% cả nước), với số đăng ký là 31.642 tỷ đồng (chiếm 3,4% cả nước).

Về kết quả thực hiện kế hoạch năm 2020, tốc độ tăng trưởng GRDP của Vùng ước đạt 6,5%. Thu ngân sách nhà nước của Vùng ước đạt 73.429,5 nghìn tỷ đồng; Kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 82.679,3 triệu USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 50.420,2 triệu USD, nhập khẩu ước đạt 32.259,3 triệu USD.

Lũy kế đến 31/7/2020, tổng số dự án FDI của vùng TD&MNBB là 515 dự án, tổng số vốn là 7.476,9 triệu USD, trong đó cao nhất là tỉnh Bắc Giang 294 dự án, tổng số vốn là 4.094,2 triệu USD, Thái Nguyên 81 dự án với tổng số vốn là 1.423,3 triệu USD.

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số hiệu quả quản lý và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tiếp tục được cải thiện trên bảng xếp hạng cả nước. Toàn vùng có 2 địa phương xếp trong nhóm khá cả nước là Thái Nguyên (thứ 12), Lào Cai (thứ 25). Chỉ số hiệu quả quản lý và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2019 các địa phương trong Vùng thuộc nhóm cao của cả nước như tỉnh Bắc Giang xếp thứ 4, Sơn La (thứ 11), Hòa Bình (thứ 12), Lào Cai (thứ 13) và Cao Bằng (thứ 15).

Theo báo cáo của các địa phương, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020 của vùng TD&MNPB, dự kiến có 12/15 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết của HĐND các tỉnh đề ra, còn 03 chỉ tiêu dự kiến chưa đạt mục tiêu là: Tốc độ tăng trưởng (GRDP), tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch.

Tỷ lệ giảm nghèo tuy vượt kế hoạch đề ra song là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước”, báo cáo lưu ý.

Bảng: Dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

KH 2020

ƯTH 2020

ƯTH/KH

Tốc độ tăng trưởng

%

8-9

6,5

Chưa đạt

Thu NSNN

Tỷ đồng

65.138

73.429,5

Vượt KH

GRDP bình quân người/năm

Triệu đồng

51,2

51,5

Vượt KH

Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

29.689

32.259,3

Vượt KH

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hội

Tỷ đồng

245.295

249.340

Vượt KH

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tỷ đồng

362.296

368.097,7

Vượt KH

Số lao động được tạo việc làm mới

Nghìn người

170.570

147.100

Chưa đạt

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên

Nghìn người

4.412,3

5.550,2

Vượt KH

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

52,72

50,9

Chưa đạt

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

%

13,2

13,5

Vượt KH

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh

%

92

92,4

Vượt KH

Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch

%

95

93,9

Chưa đạt

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới (lũy kế)

645

730

Vượt KH

Tỷ lệ chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn

%

77,3

95

Vượt KH

Tỷ lệ che phủ rừng

%

51

53,8

Vượt KH

Vẫn còn nhiều hạn chế trong phát triển năm 2020

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra những hạn chế trong phát triển của các địa phương trong Vùng năm 2020.

Thời gian qua, sản xuất nông, lâm nghiệp của Vùng còn gặp nhiều khó khăn do bị tác động của dịch Covid-19, diễn biến bất thường của thời tiết và các dịch bệnh đã và đang xuất hiện trên diện rộng và diễn biến khó lường. Trong sản xuất nông nghiệp, việc liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn yếu, sản xuất theo quy trình an toàn còn thấp dẫn đến khó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Kim ngạch nhập khẩu gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nên phía Trung Quốc tăng cường thắt chặt quản lý biên giới, hạn chế nhập khẩu nhiều mặt hàng, thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc, dẫn đến phát sinh thủ tục, chi phí vận chuyển, giảm lợi thế cạnh tranh.

Kết quả giải ngân 7 tháng đầu năm đạt chưa cao, nhất là nguồn vốn ODA do các dự án vướng mắc về thủ tục, dự án khởi công mới, những tháng đầu năm chủ yếu lập hồ sơ để tiến hành lựa chọn nhà thầu.

Vì vậy, chưa có khối lượng để thanh toán; công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án được giao vốn lớn còn chậm; năng lực của một số nhà thầu còn yếu”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.

Hoạt động của các loại tội phạm diễn biến phức tạp, phổ biến là tội phạm ma túy, gian lận thương mại, tổ chức môi giới xuất cảnh trái phép, tội phạm buôn lậu, vận chuyển hàng cấm với số lượng lớn... gây bất ổn về an ninh, trật tự.

GRDP tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 7,64%/năm

Theo báo cáo các địa phương, GRDP tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 7,64%/năm; Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả tích cực, ước đạt 84.878,7 tỷ đồng, vượt 8.426,1 tỷ đồng so với mục tiêu đề ra; trong đó thu nội địa tăng khá ước đạt 74.688,7 tỷ đồng, vượt 4.806,1 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra; GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 51,2 triệu đồng/người/năm, đạt mục tiêu đề ra.

Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, ước đạt 83.467 triệu USD, vượt 9.461,8 triệu USD so với mục tiêu đề ra; Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế ước đạt 5.110 nghìn người vượt mục tiêu đề ra (KH: 4.607 nghìn người); Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới ước đạt 730 xã, gấp 1,7 lần so với mục tiêu đề ra (KH: 415 xã);

Các mục tiêu an sinh xã hội được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 2,57%/năm; Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 76,2%; Số giường bệnh trên một vạn dân đạt 28,72 giường bệnh; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,8%; Tỷ lệ sử dụng nước sạch ở đô thị và nước hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 92,4%; Tỷ lệ xử lý chất thải y tế đạt 95%.

Về tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết,

Trong giai đoạn 2016-2020, vùng TD&MNBB đã được giao kế hoạch với tổng số vốn là 161.855,580 tỷ đồng, bao gồm: cân đối ngân sách địa phương: 52.182,538 tỷ đồng; các chương trình bổ sung có mục tiêu: 34.099,527 tỷ đồng; chương trình mục tiêu quốc gia: 30.049,054 tỷ đồng; vốn trái phiếu chính phủ: 19.913,676 tỷ đồng; vốn ngoài nước: 25.610,786 tỷ đồng.

Các địa phương trong vùng đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 35/NQ-CP và Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (nay là Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ).

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được nâng hạng qua từng năm, năm 2019 có 2 địa phương xếp trong tốp khá trong 63 tỉnh, thành phố là Thái Nguyên thứ 12, Lào Cai (thứ 25, các tỉnh còn lại cũng đã cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng.

Đánh giá cả giai đoạn 2016-2020, Bộ Kế hoạch nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng ở mức khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; đã thu hút được một số nhà đầu tư vào địa bàn Vùng; hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đang được đầu tư mới và cải tạo, nâng cấp; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong Vùng được nâng lên.

Một số địa phương có mức tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào GDP chung cả nước, có vai trò dẫn dắt đầu tàu phát triển vùng, như: Bắc Giang, Thái Nguyên, Lào Cai và bước đầu phát huy được thế mạnh của từng địa phương trên cơ sở khai thác tốt các ngành kinh tế động lực.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư và cải thiện rõ rệt nhất là hạ tầng giao thông; hệ thống đô thị được xây dựng khang trang, hiện đại, đồng bộ. Hạ tầng giáo dục, y tế tiếp tục được đầu tư và hoàn thành nhiều công trình quan trọng.

Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của các tỉnh trong Vùng còn nhỏ bé, chất lượng, hiệu quả thấp do xuất phát điểm về kinh tế - xã hội của các tỉnh TD&MNBB thấp, địa hình hiểm trở, chia cắt, thường xuyên bị thiên tai, bão lụt, lũ quét, lũ ống, khả năng huy động nội lực thấp sức thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đầu tư vào các dự án sản xuất.

Đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là các huyện miền núi cao vẫn còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ văn hóa. Năng lực chỉ đạo, điều hành quản lý kinh tế ở một số địa phương còn hạn chế. Công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở và dạy nghề cho đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn

2021-2025: GRDP của Vùng ước đạt 8%-9%

Dự kiến tổng sản phẩm trong nước (GRDP) ước đạt 8%-9%, kim ngạch xuất khẩu đạt 93.000 - 94.000 triệu USD; Thu ngân sách đạt 117.000-118.000 tỷ đồng; Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 700.000-800.000 tỷ đồng; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều 9%-11%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%-3%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53-55%; Số xã đạt chuẩn nông thôn mới (lũy kế) 970 - 980 xã; Tỷ lệ che phủ rừng 54-55%.

Trong nhiệm vụ định hướng phát triển ngành và lĩnh vực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, cần tập trung phát triển các ngành như sau:

- Về công nghiệp: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành khai khoáng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo; tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế, trong đó chú trọng phát triển lĩnh vực chế biến sâu các sản phẩm từ kim loại đồng, thép, hóa chất cơ bản; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến nông lâm sản, dược liệu. Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Cơ cấu lại công nghiệp bằng cách phát triển các ngành sản xuất chủ lực.

- Về nông nghiệp: Với những lợi thế của vùng TD&MNBB trong phát triển nông, lâm nghiệp, cần đầu tư nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp, phát triển nông nghiệp có quy mô lớn và chuyên canh, phát triển các sản phẩm từ gỗ là lợi thế của các tỉnh trong vùng; tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; tập trung sản xuất lúa chất lượng cao; hình thành vùng sản xuất dược liệu ứng dụng công nghệ cao; Phát triển mạnh nuôi cá lồng, các loài cá có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại theo hướng VIETGAP ở các địa phương gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát huy lợi thế cạnh tranh giữa các địa phương trong vùng; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả ngành du lịch, dịch vụ: Đẩy mạnh du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa vùng đồng bào dân tộc, du lịch sinh thái, tâm linh gắn giá trí gia tăng cao; Thúc đẩy dịch vụ khu kinh tế cửa khẩu, các trung tâm dịch vụ tổng hợp nhằm tạo ra bộ mặt mới cho và dịch vụ của vùng. Phát triển một số dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại, dịch vụ công nghệ, viễn thông; dịch vụ cửa khẩu, du lịch, vui chơi giải trí; logistics; sản xuất, gia công, chế biến; mậu dịch biên giới, dịch vụ xuất nhập khẩu như: dịch vụ hải quan, thanh toán quốc tế, bảo hiểm, kiểm nghiệm, kiểm dịch,.

Đối với nguồn ngân sách nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu, tập trung tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng khó khăn khác để đảm bảo đời sống, sinh hoạt của người dân.

Nguồn ODA ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội lớn, quan trọng, thiết yếu liên kết Vùng. Thu hút nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước, tập trung đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực nhà nước cần nắm giữ, đẩy mạnh cổ phần hóa, bảo đảm giữ vai trò chủ đạo và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức PPP để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án đặc biệt ưu tiên cấp vùng, có sức lan tỏa và tác động lớn tới phát triển kinh tế và các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh thuộc ngành y tế, giáo dục...

Các tỉnh cũng cần xây dựng cụ thể danh mục kêu gọi thu hút vốn FDI đi đôi với xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn theo chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ gắn với bảo vệ môi trường…

Nghiên cứu cơ chế khuyến khích, ưu đãi thỏa đáng (vận dụng tối đa các hỗ trợ phù hợp quy định, các điều kiện thuận lợi hơn về mặt bằng…) để khắc phục những khó khăn, thách thức về rủi ro khi đầu tư (suất đầu tư lớn, thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra, hạ tầng kém phát triển, chất lượng nguồn nhân lực chưa đảm bảo…) nhằm thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư tại địa bàn Vùng.

Năm 2021, dự kiến GRDP ước đạt 6%-7%

Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự kiến tổng sản phẩm trong nước (GRDP) ước đạt 6%-7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 55.000 - 56.000 triệu USD; Thu ngân sách đạt 117.000-118.000 tỷ đồng; Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 70.000-80.000 tỷ đồng; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều 11-12%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52-53%; Số xã đạt chuẩn nông thôn mới (lũy kế) 737-745 xã; Tỷ lệ chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn 95,7%; Tỷ lệ che phủ rừng 53-54%.

Các giải pháp và cơ chế chính sách được đặt ra. Trước hết, cần huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật có tính kết nối liên vùng, như: các đường cao tốc, đường quốc lộ, đường sắt, sân bay; xây dựng các công trình kỹ thuật đầu mối như hệ thống cấp thoát nước ở đô thị; hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu đáp ứng nhu cầu phát triển; tiếp tục xây dựng mới và nâng cấp hoàn thiện các trung tâm y tế chất lượng cao và các bệnh viện khu vực tại Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai...;

Chú trọng đào tạo nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ tại chỗ, đặc biệt có chính sách ưu tiên bồi dưỡng, đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số cho các cấp, các ngành, cán bộ cơ sở ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, cần tập trung nghiên cứu ứng dụng, tạo bước phát triển mới, có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Mở rộng hình thức liên kết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất với cơ quan nghiên cứu ứng dụng khoa học và các trường đại học nhằm đưa khoa học vào thực tế cuộc sống.

Thứ ba, tăng cường hợp tác liên vùng, liên tỉnh, liên kết, đồng bộ về các chính sách, chỉ đạo điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch; về xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; phối hợp tuyên truyền và quảng bá du lịch, hình thành các tour du lịch; khai thác, sử dụng và bảo vệ bền vững tài nguyên nước, bảo vệ môi trường./.