Ngay sau phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2022, sáng ngày 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các bộ ngành, địa phương về tình hình kinh tế-xã hội, chương trình phục hồi và phát triển; việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các công trình giao thông quan trọng quốc gia.

KTXH quý I/2022: Khó khăn, thách thức là nhiều hơn thời cơ và thuận lợi.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng nêu rõ, so với thời điểm tổ chức Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 5/1/2022, tình hình hiện nay đã có nhiều diễn biến mới khác, phức tạp, khó lường. Tình hình có thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ và thuận lợi.

Xung đột ở Ukraine ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh trên toàn cầu, tác động đến thị trường năng lượng, tài chính và cung cầu hàng hóa. Cạnh tranh nước lớn tiếp tục diễn ra gay gắt. Giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới, chi phí logistics và lạm phát ở nhiều nước tăng cao.

Phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công “vẫn còn chậm
Thủ tướng nêu rõ, so với thời điểm tổ chức Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 5/1, tình hình hiện nay đã có nhiều diễn biến mới khác, phức tạp, khó lường

Thủ tướng nêu rõ, quý I năm 2022 vừa khép lại với nhiều tín hiệu rất tích cực, nhưng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những mặt hạn chế, bất cập. Thời gian tới, dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thực hiện trách nhiệm, hiệu quả, chúng ta mới đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho năm 2022 và cả giai đoạn 2021-2025.

Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh xu hướng hồi phục tích cực của nền kinh tế trong quý đầu năm.

Bộ trưởng cho biết, Chính phủ, các bộ, cơ quan đã quyết tâm, nỗ lực vừa hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên, xử lý các tình huống bất ngờ phát sinh, vừa tập trung giải quyết triệt để các vấn đề tồn đọng, kéo dài.

Nhờ đó, tình hình KTXH tháng 03 và 03 tháng đạt được nhiều kết quả tích cực. Nền kinh tế tiếp tục phục hồi theo chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tạo đà cho quá trình phục hồi KTXH trong cả năm 2022 và các năm tiếp theo. Tiếp tục củng cố niềm tin, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp vào chính sách của Đảng, Nhà nước, công tác công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, nước ta vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát, có thể tác động đến hiệu quả chính sách hỗ trợ, làm chậm lại đà tăng trưởng, ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022-2023. Vì thế, Bộ trưởng nhấn mạnh yêu cầu các cấp, các ngành cần chủ động theo dõi, dự báo tình hình, có phương án điều hành đồng bộ, linh hoạt, kịp thời theo các biến động của kinh tế vĩ mô, lạm phát, các cân đối lớn về năng lượng, lao động-việc làm, đầu tư…; quyết tâm, quyết liệt hơn nữa để triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu phát triển KTXH cả năm được Quốc hội, Hội đồng nhân dân thông qua.

Phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công “vẫn còn chậm
Về tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, “vẫn còn chậm”.

Vẫn còn 13/51 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn

Về tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, “vẫn còn chậm”.

Cụ thể, thực hiện Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, đầu tháng 12 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số: 2048/QĐ-TTg và 97/QĐ-TTg ngày 06/12/2021 về giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo tổng mức vốn đã được Quốc hội quyết định là 518.105,895 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước 483.305,895 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 34.800 tỷ đồng; còn lại chưa giao là 8.000 tỷ đồng của các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ chi tiết mức vốn kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2022, danh mục, mức vốn bố trí của từng dự án cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới.

"Đến hết ngày 30/3/2022, tổng số vốn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã có quyết định giao chi tiết cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân trong năm 2022 là 466,123,313 tỷ đồng, đạt 90% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (518.105,895 tỷ đồng)", Bộ trưởng cho biết.

Thủ tướng: Quý I chưa có cải thiện đáng kể trong giải ngân đầu tư công Giải ngân vốn đầu tư công 2 tháng đầu năm vẫn thấp, Bộ Tài chính nói gì? Năm 2022, các chủ đầu tư phải cam kết tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo từng tháng Vì sao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tháng 1 chỉ đạt 4,8% kế hoạch năm 2022? Bộ KH&ĐT đề nghị nêu rõ các vướng mắc và nguyên nhân dẫn đến giải ngân đầu tư công chậm

Đến nay, còn 13/51 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022 với số vốn là 51.982,582 tỷ đồng (bằng khoảng 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương có số vốn chưa phân bổ còn lại cao như: Liên minh hợp tác xã (98,1%), Thanh tra Chính phủ (84,9%), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (84,4%), Đà Nẵng (91%)...

Nguyên nhân chủ yếu, theo Bộ trưởng là do một số bộ, cơ quan và địa phương đang hoàn thiện thủ tục đầu tư (Quyết định đầu tư) cho các dự án vừa được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2021-2025.

Còn 29 bộ, cơ quan chưa giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022

Dẫn số liệu của Bộ Tài chính, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, vốn NSNN năm 2022 ước thanh toán đến ngày 31/3/2022 đạt 11,88% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2021 (13,17%). Trong đó: vốn trong nước đạt 12,66% kế hoạch; vốn nước ngoài đạt 0,99% kế hoạch. Đến nay, còn 29 bộ, cơ quan chưa giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022.

Có 04 bộ và 15 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 20%, trong đó một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 25%, như: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (47,24%), Bộ Quốc phòng (29,14%) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (32,09%), Bộ Xây dựng (25,15%), Hưng Yên (28,12%), Thái Bình (33,92%), Lai Châu (28,5%), Quảng Ninh (25,86%)…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thấy rằng, việc giải ngân chậm là do trách nhiệm của các chủ đầu tư, một số bộ, cơ quan và địa phương chưa thật sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chưa kịp thời ban hành các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công.

"Tuy nhiên, có 46/51 bộ, cơ quan trung ương và 27/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức bình quân của cả nước (11,88%), trong đó 29 bộ, cơ quan chưa giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022", Bộ trưởng báo cáo.

Theo báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, lý do giải ngân chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra là do có một số dự án khởi công mới đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đấu thầu, thương thảo hợp đồng.

"Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thấy rằng, việc giải ngân chậm là do trách nhiệm của các chủ đầu tư, một số bộ, cơ quan và địa phương chưa thật sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chưa kịp thời ban hành các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công. Trong thực tế, cùng một cơ chế, chính sách, có bộ, địa phương giải ngân tốt, nhưng có bộ, địa phương giải ngân rất thấp. Bên cạnh đó, giá vật tư, vật liệu xây dựng sắt thép, cát đá, xi măng… tăng làm cho tiến độ thi công dự án bị chậm lại, thi công theo kiểu “cầm chừng” để chờ giảm giá vì nếu thi công các nhà thầu sẽ bị lỗ so với giá trúng thầu, ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án", Bộ trưởng báo cáo.

Đề xuất phê bình 13/51 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 địa phương

Xác định nguyên nhân chủ quan là cơ bản, phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã kiến nghị biểu dương 4 cơ quan trung ương và 5 địa phương đã phân bổ 100% kế hoạch, đồng thời có tỷ lệ giải ngân 3 tháng đầu năm trên 25%.

Bên cạnh đó, phê bình 13/51 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 địa phương đến ngày 30/3/2022 chưa phân bổ hết kế hoạch năm 2022 được giao và 29 bộ, cơ quan trung ương đến nay chưa giải ngân kế hoạch vốn năm 2022.

“Các bộ, địa phương này cần nghiêm túc tự kiểm điểm, chỉ ra hạn chế, bất cập, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn, xem xét các tổ chức, cá nhân còn trì trệ có biện pháp xử lý phù hợp”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng, người đứng đầu các bộ, cơ quan, địa phương phải coi việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022, đồng thời có các giải pháp quyết liệt ngay để triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; rà soát, điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn…

“Lãnh đạo các bộ ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc chậm giải ngân, gây lãng phí”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói./.