Sau cuộc họp Ban Chỉ đạo KCN sinh thái thường kỳ diễn ra vào sáng ngày 9/3/2022, chiều cùng ngày, Ban Quản lý dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu” (Dự án KCN sinh thái) đã tổ chức Chương trình khảo sát thực địa tại KCN Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình và KCN Đình Vũ (Deep C), TP. Hải Phòng. Chương trình khảo sát thực địa diễn ra trong 2 ngày (từ 13h30 ngày 9/3/2023 đến 15h00 ngày 10/3/ 2023).

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Đoàn khảo sát thực địa sát chụp ảnh lưu niệm với Ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình
Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Đoàn khảo sát thực địa chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Ban Quản lý KKT Hải Phòng, đại diện KCN DEEP C và Công ty Shin-Etsu trong KCN Deep C

Hoạt động khảo sát thực địa nhằm nâng cao năng lực thực hiện chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái và trao đổi kinh nghiệm thực tế giữa các KCN đã và đang tham gia Dự án.

Chương trình khảo sát thực địa thu hút được sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương và các nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN đang tham gia thực hiện dự án, bao gồm: nhà tài trợ UNIDO trụ sở chính và UNIDO tại Việt Nam; đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Ban Quản lý KCN, KKT các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ; đại diện các đơn vị liên quan của Dự án; các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN: Đình Vũ (Deep C), Amata, Hiệp Phước, Trà Nóc 1&2.

Ninh Bình hướng đến phát triển toàn diện KCN sinh thái

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Toàn cảnh làm việc của Đoàn khảo sát thực địa tại Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình trong KCN Khánh Phú.

Trong chuyến đi khảo sát thực địa tại KCN Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình vào ngày 9/3, Đoàn khảo sát đã đến thăm và làm việc tại Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình trong KCN Khánh Phú.

Tiếp đón và làm việc với Đoàn khảo sát, ông Bùi Duy Quang, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình đã giới thiệu tổng quan về tình hình hoạt động và phát triển các KCN tỉnh Ninh Bình. Ông Quang cho biết, với định hướng phát triển KCN theo hướng thân thiện với môi trường, Ninh Bình đặc biệt quan tâm chú trọng đến công tác quản lý quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Ông Bùi Duy Quang, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình giới thiệu tổng quan với Đoàn khảo sát về tình hình hoạt động và phát triển các KCN tỉnh Ninh Bình

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp của tỉnh Ninh Bình để phát triển và quản lý KCN bền vững đó là tập trung ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, gia tăng giá trị sản phẩm và đóng góp lớn cho ngân sách của Tỉnh; chú trọng hiệu quả đầu tư, giảm mức sử dụng đất gắn với bảo vệ môi trường...

Ninh Bình có 5 KCN đang hoạt động, trong đó KCN Khánh Phú (có diện tích 453ha) là KCN được thụ hưởng pha trước của dự án Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam” (trong giai đoạn năm 2014-2019). Hiện KCN Khánh Phú đã thu hút được 48 nhà đầu tư thứ cấp vào KCN với các ngành nghề đa dạng.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Lãnh đạo Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình giới thiệu với Đoàn khảo sát về dây truyền sản xuất khí C02 hóa lỏng của Nhà máy

Trong 5 KCN đang hoạt động tại tỉnh Ninh Bình có 120 nhà đầu tư thứ cấp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả với tổng vốn đầu tư đạt 55.000 tỷ đồng.

Năm 2022, các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Ninh Bình đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Doanh thu đạt 73.000 tỷ đồng (doanh thu bình quân đạt 90 tỷ đồng/ha); nộp ngân sách nhà nước đạt 18.000 tỷ đồng; thu hút 40.000 lao động làm việc ổn định trong các doanh nghiệp KCN.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Nhà máy CO2 lỏng tinh khiết của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình

Định hướng phát triển của tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 sẽ có 11 KCN phát triển theo hướng sản xuất sạch hơn. Về nhiệm vụ trước mắt, Tỉnh ưu tiên tập trung cải tạo KCN Khánh phú, phấn đấu chuyển đối thành công sang KCN sinh thái. Tỉnh đang tập trung đầu tư nguồn kinh phí 75 tỷ đồng trong giai đoạn 2023-2025 để cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Khánh Phú và khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN sản xuất theo hướng cộng sinh công nghiệp.

Thời gian tới, tỉnh Ninh Bình mong muốn Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm hướng dẫn giúp Tỉnh xây dựng KCN sinh thái mới và cải tạo, chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái”, ông Quang bày tỏ hy vọng.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Bà Nguyễn Trâm Anh, chuyên gia kỹ thuật quốc gia UNIDO cho biết, Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ hiệu quả cho các KCN tỉnh Ninh Bình trong các hoạt động chuyển đổi sang KCN sinh thái

Thực hiện hiệu quả hoạt động cộng sinh công nghiệp

Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình là một trong những doanh nghiệp điển hình của KCN Khánh Phú đã thực hiện thành công hoạt động cộng sinh công nghiệp.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Lãnh đạo Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình giới thiệu hoạt động đầu tư, kinh doanh của Công ty và hiệu quả thực hiện cộng sinh công nghiệp của Nhà máy

Chia sẻ về quá trình hoạt động của mình, lãnh đạo Công ty cho biết, tháng 6/2020, Công ty được giao đất, mặt bằng để xây dựng Nhà máy CO2 lỏng tinh khiết. Giai đoạn này dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư của Công ty. Song với sự hỗ trợ hiệu quả của UBND tỉnh Ninh Bình, Công ty đã triển khai xây dựng nhà máy với tổng vốn đầu tư 130 tỷ đồng trên diện tích sử dụng đất 1,2 ha. Đến tháng 12/2021, Nhà máy bắt đầu đi vào vận hành thương mại, sản xuất đạt 60% công suất. Sang năm 2022, Nhà máy nâng dần lên 60-70% công suất.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Hệ thống chứa khí CO2 lỏng tinh khiết của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình

Trong quá trình vận hành, xử lý hoạt động cộng sinh công nghiệp, nguồn khí của Nhà máy đạm Ninh Bình đã phát thải khoảng 73% khí CO2, chủ yếu là khí nitơ. Với quy mô 45.000 tấn khí CO2 hóa lỏng, Nhà máy của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình đã góp phần xử lý 45.000 tấn khí CO2 cho Nhà máy đạm Ninh Bình.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Chuyên gia kỹ thuật của UNIDO và chuyên gia tư vấn, cùng đại diện các Ban Quản lý KCN trao đổi về hoạt động cộng sinh công nghiệp của Nhà máy

Công ty đang chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2 của Nhà máy (khâu chuẩn bị đã được hoàn tất), dự kiến nâng công suất lên gấp đôi hiện nay. Qua đó góp phần quan trọng làm giảm ô nhiễm môi trường, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động; đồng thời giúp Nhà máy đạm Ninh Bình (trong KCN Khánh Phú) sản xuất kinh doanh ổn định, không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và môi trường.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Lãnh đạo Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình giới thiệu với Đoàn khảo sát dây truyền sản xuất khí C02 hóa lỏng của Công ty

Năm 2022, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty đạt được kết quả đáng khích lệ, khi doanh thu đạt 63 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 616 triệu đồng, tạo việc làm cho 43 người lao động.

Năm 2023, Công ty dự kiến nâng công suất Nhà máy lên 100%, với 6.000 m3 CO2 phát thải, sản lượng đạt trên 150 tấn/ngày.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Lãnh đạo Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình giới thiệu với Đoàn khảo sát hệ thống dẫn khí của Công ty

Tham quan Nhà máy của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình, đặc biệt là thăm hệ thống cộng sinh công nghiệp: thu hồi khí CO2 từ Nhà máy đạm Ninh Bình để sản xuất khí CO2 hóa lỏng tại Công ty cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình, được trực tiếp nghe và chứng kiến hoạt động của Nhà máy, ông Susan Christian, Giám đốc Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, Giám đốc dự án UNIDO tại trụ sở chính đánh giá cao hoạt động cộng sinh công nghiệp của Nhà máy, đồng thời nhấn mạnh, đây là một ví dụ điển hình trong quá trình triển khai cộng sinh công nghiệp để các doanh nghiệp khác có thể học tập kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế doanh nghiệp mình.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Lãnh đạo Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình giới thiệu với Đoàn khảo sát đường ống dẫn khí từ Nhà máy đạm Ninh Bình đến hệ thống dây truyền sản xuất của Công ty

Ông Susan Christian chia sẻ thêm, UNIDO và các đối tác đang chuẩn bị triển khai chương trình 2 Dự án KCN sinh thái. Việt Nam đã đi đến pha 2 của Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, là điển hình kinh nghiệm đi trước cho 6 nước đang tham gia Chương trình KCN sinh thái toàn cầu học tập, chia sẻ những kinh nghiệm, ví dụ điển hình thành công của tận dụng lợi thế trong cộng sinh công nghiệp, tạo ra được nhiều lợi thế hấp dẫn cho đầu tư, kinh doanh và môi trường phát triển bền vững.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Ông Susan Christian, Giám đốc Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, Giám đốc dự án UNIDO tại trụ sở chính đánh giá cao hoạt động cộng sinh công nghiệp của Công ty

Được biết, Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình đã áp dụng các nghiên cứu về cộng sinh công nghiệp do Dự án KCN sinh thái thực hiện trong giai đoạn 2015 -2019. Hiện Công ty đã thực hiện dự án sản xuất CO2 hóa lỏng sử dụng nguyên liệu đầu vào từ nguồn khí thải của Nhà máy đạm Ninh Binh, góp phần rất lớn trong giảm thiểu ô nhiễm không khí, nâng cao chất lượng môi trường không khí cho KCN Khánh Phú và khu vực lân cận.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Nhà máy đạm Ninh Bình (trong KCN Khánh Phú), đơn vị đang thực hiện cộng sinh công nghiệp hiệu quả với Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình

Dự án đã hoạt động 2 năm với công suất sử dụng 6.000 m3 CO2/giờ. Theo tính toán của chủ đầu tư, việc sử dụng nguyên liệu đầu vào này góp phần giảm khoảng trên 74.000 tấn khí thải ra môi trường mỗi năm. Chủ đầu tư đang lên kế hoạch để nâng gấp đôi công suất với việc sử dụng 12.000 m3 CO2/giờ, góp phần sử dụng tối đa lượng khí thải từ Nhà máy đạm Ninh Bình.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Bà Nguyễn Trâm Anh, chuyên gia kỹ thuật quốc gia UNIDO đánh giá cao hiệu quả hoạt động chuyển đổi KCN sinh thái của KCN Khánh Phú, cũng như các hoạt động cộng sinh công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN

Hải Phòng phát triển KCN sinh thái, hướng đến mục tiêu Thành phố sinh thái

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Ông Bùi Ngọc Hải, Phó Trưởng ban Quản lý KKT Hải Phòng chia sẻ với Đoàn khảo sát tình hình xây dựng và phát triển các KCN, KKT của TP. Hải Phòng

Trong chuyến đi khảo sát thực địa tại KCN DEEP C, TP. Hải Phòng vào ngày 10/3, Đoàn khảo sát đã đến thăm và làm việc tại Công ty TNHH Vật liệu nam châm Shin- Etsu Việt Nam trong KCN DEEP C. Tiếp đón và làm việc với Đoàn khảo sát, ông Bùi Ngọc Hải, Phó Trưởng ban Quản lý KKT Hải Phòng chia sẻ với Đoàn khảo sát tình hình xây dựng và phát triển các KCN, KKT của Thành phố.

Ông Hải cho biết, Hải Phòng đã có định hướng phát triển KCN sinh thái ngay từ những ngày đầu thành lập KCN. Ngay từ khi KCN đầu tiên của Hải Phòng ra đời, Thành phố đã ý thức nhu cầu phát triển bền vững các KCN theo hướng KCN sinh thái là một yếu tố tất yếu để quyết định lợi thế cạnh tranh của Thành phố nói chung, các chủ đầu tư hạ tầng KCN nói riêng.

Trong phát triển KCN sinh thái, Thành phố nhận thấy đây là một mô hình đòi hỏi cộng sinh công nghiệp và hợp tác chặt chặt chẽ trong việc chia sẻ các nguồn tài nguyên (nguyên nhiên vật liệu, năng lượng) theo mô hình kinh tế tuần hoàn trong KCN và giữa các KCN với nhau. Với định hướng như vậy, ngay từ khâu quy hoạch KCN, Thành phố đã có bước chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác quy hoạch địa điểm để xác định mức độ phù hợp của dự án với môi trường, cảnh quan xung quanh, nhằm đảm bảo các dự án đi theo phải thực hiện sản xuất sạch hơn, cộng sinh công nghiệp, tránh xảy ra trường hợp xung đột sau này; thường xuyên thẩm tra, đánh giá công nghệ của các dự án nhằm bảo đảm chất lượng công nghệ, góp phần nâng cao tái sử dụng nguồn năng lượng, tài nguyên của các dự án xung quanh.

Hiện trên địa bàn TP. Hải Phòng có 2 KCN đi theo hướng KCN sinh thái là KCN DEEP C và KCN Nam Cầu Kiền. Mục tiêu từ nay đến năm 2025, Hải Phòng tiếp tục phát triển thêm 15 KCN. Với tốc độ phát triển KCN mạnh mẽ như vậy, Thành phố nhận thấy việc phát triển các KCN theo mô hình KCN sinh thái sẽ là một nhiệm vụ tiên quyết để Hải Phòng đẩy nhanh tốc độ thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, xã hội bền vững, hướng đến mục tiêu là Thành phố sinh thái trong tương lai gần.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Cán bộ của các ban quản lý KCN, KCX, KKT và các công ty hạ tầng KCN đến từ Đà Nẵng và Đồng Nai tiếp thu các kinh nghiệm phát triển KCN sinh thái của Hải Phòng để áp dụng hiệu quả tại địa phương

Cũng theo ông Hải, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, nhiệt tình của lãnh đạo TP. Hải Phòng, sự đồng thuận của các doanh nghiệp trong KCN, Ban Quản lý KKT Hải Phòng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các nhà tài trợ UNIDO, SECO và Ban Quản lý dự án KCN sinh thái để xây dựng các KCN của Thành phố như một hình mẫu KCN lý tưởng để các nơi khác đến học tập; trước mắt lấy KCN DEEP C để lan tỏa hiệu ứng phát triển KCN sinh thái đến các KCN trên địa bàn Thành phố.

Ban Quản lý KKT Hải Phòng đánh giá cao sự tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp trong KCN, KKT. Chúng tôi xác định phát triển KCN sinh thái là một vấn đề sống còn để duy trì và phát triển thị trường, vì vậy Ban Quản lý KKT Hải Phòng kêu gọi các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề phát triển doanh nghiệp sinh thái, KCN sinh thái hơn nữa, càng sớm có giải pháp phát triển KCN sẽ càng có lợi thế cạnh.”, ông Hải nhấn mạnh.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về KCN, KKT trên địa bàn TP. Hải Phòng, ông Hải cam kết Ban Quản lý KKT Hải Phòng sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả cho các doanh nghiệp để đưa cộng đồng doanh nghiệp đi tiên phong theo hướng phát triển KCN sinh thái. Đồng thời, mong muốn tại buổi làm việc này, các đại biểu sẽ chia sẻ và trao đổi cởi mở kinh nghiệm triển khai KCN sinh thái tại địa phương để cùng học tập, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp và KCN đang thực hiện Dự án, góp phần mang lại hiệu quả truyền thông tích cực cho Dự án.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Đại diện đến từ Ban Quản lý KCX và CN TP. Hồ Chí Minh (hàng trên) chăm chú lắng nghe kinh nghiệm phát triển KCN sinh thái của Hải Phòng

Phát triển KCN sinh thái, tạo “lực kéo” thúc đẩy thu hút đầu tư

Đại diện KCN DEEP C Hải Phòng, bà Melissa Slabbaert cho biết, hiện nay DEEP C có 5 KCN, trong đó có 3 KCN tại Hải Phòng và 2 KCN tại Quảng Ninh. Mục tiêu ngay từ đầu của DEEP C là hướng đến KCN sinh thái. Khẳng định vai trò quan trọng của KCN sinh thái, DEEP C nhận thấy, KCN sinh thái mang lại nhiều lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường, giảm được các chi phí đầu tư, góp phần mang lại giá trị cao cho các bên liên quan và cộng đồng xung quanh KCN. Hiện KCN DEEP C Hải Phòng đã thu hút được 18 doanh nghiệp tham gia vào KCN sinh thái.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Bà Melissa Slabbaert đến từ KCN DEEP C chia sẻ về các hoạt động chuyển đổi KCN sinh thái của DEEP C

Bà Melissa Slabbaert cho rằng, các hoạt động cụ thể hướng tới là sản xuất sạch hơn, cộng sinh công nghiệp và kinh tế tuần hoàn đều tiết kiệm được chi phí, góp phần mở ra tầm nhìn của doanh nghiệp. Vì vậy, cần hành động ngay việc phát triển KCN sinh thái, để không gây tổn thất đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Đánh giá cao sự hỗ trợ hiệu quả của Ban Quản lý Dự án và các chuyên gia kỹ thuật, bà Melissa Slabbaert khẳng định, trong quá trình triển khai KCN sinh thái, Chương trình đã tổ chức đào tạo, tập huấn và đưa ra các hướng dẫn cụ thể để DEEP C triển khai thực hiện. Đồng thời, các chuyên gia kỹ thuật của Trung tâm sản xuất sạch hơn (VNPC) đã phối hợp chặt chẽ và đang đồng hành, hỗ trợ hiệu quả cho DEEP C để có các giải pháp cụ thể.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Trong quá trình triển khai KCN sinh thái, KCN DEEP C luôn nhận được sự quan tâm và đồng hành của lãnh đạo Ban Quản lý KKT Hải Phòng

Bà Melissa Slabbaert chia sẻ về các hoạt động cụ thể DEEP C đã và đang hướng tới để chuyển đổi KCN sinh thái, đó là:

Lĩnh vực năng lượng tái tạo: Mục tiêu đến năm 2030, KCN DEEP C sẽ đạt 50% nguồn năng lượng tái tạo, vì vậy DEEP C rất mong muốn được hợp tác với các đối tác để cùng hợp sức phát triển mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực này.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, Trưởng phòng Môi trường KCN DEEP C chia sẻ những vướng mắc của KCN liên quan đến các rào cản pháp lý trong quá trình triển khai các hoạt động sản xuất sạch hơn

Quản lý nước: Trong tương lai nguồn nước sẽ khan hiếm, vì vậy cần hành động ngay để kiểm soát, quản lý nguồn nước. DEEP C đang có các giải pháp xử lý vấn đề này và đạt được những kết quả ban đầu.

Giao thông: DEEP C đang hợp tác với các đối tác để tìm vật liệu thay thế mang tính bền vững phục vụ cho giao thông trong các KCN DEEP.

Chất thải: DEEP C đã áp dụng công nghệ để xử lý chất thải làm phân ủ phục vụ cho trồng cây trong KCN.

Dịch vụ sử dụng chung: Ngân hàng, phòng cháy chữa cháy, cầu cảng hàng lỏng, y tế…

Con người: Đợt dịch Covid-19, KCN DEEP C đã tổ chức thành công các đợt tiêm vắc xin cho các doanh nghiệp KCN và các đơn vị dịch vụ phụ trợ trong KCN.

Xây dựng vườn sinh thái: Tại nông trại của DEEP C, sản phẩm thu hoạch là trái cây và nông sản sạch sẽ được tặng cho công nhân có thu nhập thấp.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Ông Giang Ngọc Phương, Phó Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần KCN Hiệp Phước cho biết, các hoạt động chuyển đổi KCN sinh thái của DEEP C là một trong các hình mẫu để các KCN trong cả nước học tập

Bà Melissa Slabbaert bày tỏ hy vọng những hoạt động của DEEP C hướng đến KCN sinh thái sẽ đóng góp tích cực và hiệu quả cho xã hội.

Là một trong các KCN đang thực hiện chuyển đổi sang KCN sinh thái, đại diện KCN AMATA (Đồng Nai) và KCN Hiệp Phước (TP. Hồ Chí Minh) đánh giá cao bước chuyển đổi tích cực của KCN DEEP C.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc quản lý dự án nước và môi trường, Công ty Cổ phần đô thị AMATA Biên Hòa phát biểu đánh giá cao bước chuyển đổi tích cực của KCN DEEP C

Tại cuộc gặp gỡ này, các nhà tài trợ và các cơ quan quản lý nhà nước về KCN, cùng đại diện các công ty phát triển hạ tầng KCN đề nghị Chính phủ cần sớm có các chính sách phát triển KCN sinh thái cụ thể để các chuyên gia tư vấn có căn cứ hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Bà Melissa Slabbaert trao đổi với các nhà tài trợ và chuyên gia tư vấn của UNIDO về phương pháp triển khai các hoạt động kỹ thuật tại KCN DEEP C

Triển khai thành công các hoạt động sản xuất sạch hơn

Tham quan và làm việc với Công ty Shin-Etsu trong KCN Đình Vũ (Deep C), đây là một trong 18 doanh nghiệp trong KCN DEEP C đang áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam

Ông Hideyuki Sakashita, Tổng giám đốc Công ty Shin-Etsu giới thiệu tổng quan về tình hình hoạt động đầu tư, kinh doanh trong KCN DEEP C

Ông Hideyuki Sakashita, Tổng giám đốc Công ty Shin-Etsu cho biết, Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sản xuất nam châm đất hiếm, được ứng dụng trong các lĩnh vực như: Thiết bị vận chuyển, robots, điện dân dụng, máy bay cá nhân… Tại Việt Nam, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất nam châm đất hiếm khép kín và tuần hoàn từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm. Trong quá trình sản xuất, Công ty quay vòng hầu hết các sản phẩm lỗi/hỏng, sản phẩm phụ, và giảm thiểu phát thải luôn là phương châm hàng đầu trong tôn chỉ sản xuất của Công ty.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam

Phó Trưởng ban Quản lý KKT Hải Phòng Bùi Ngọc Hải trao đổi với ông Hideyuki Sakashita, Tổng giám đốc Công ty Shin-Etsu về hướng triển khai động sản xuất sạch hơn của Công ty trong thời gian tới

Trong chính sách của Shin-Etsu Việt Nam, trách nhiệm về môi trường và con người luôn được đặt lên hàng đầu. Với tư cách là một doanh nghiệp đi đầu về sản xuất sản phẩm công nghệ cao, Shin-Etsu Việt Nam luôn mong muốn cải tiến hệ thống, quy trình và công nghệ để tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu phát thải ròng, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Công ty Shin-Etsu trong KCN Deep C, TP. Hải Phòng

Chia sẻ về hoạt động sản xuất sạch hơn của Công ty, ông Hideyuki Sakashita cho biết, Công ty tham gia vào Dự án KCN sinh thái của UNIDO từ tháng 4/2022 đến tháng 2/2023, trong vòng 10 tháng Dự án đã hỗ trợ Công ty đưa ra 14 giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, cải thiện hiệu suất sản xuất của doanh nghiệp. Các đề xuất kỹ thuật của nhóm chuyên gia tập trung vào các giải pháp nhằm tiết kiệm điện và nước, đây là những đề xuất sáng tạo, thiết thực và khả thi.

"Shin-Etsu Việt Nam đã xem xét và tiến hành áp dụng 12/14 đề xuất, kết quả ban đầu theo đánh giá của Công ty là rất hiệu quả. Công ty đánh giá cao sự hỗ trợ từ Dự án và mong muốn nhận được thêm nhiều sự hỗ trợ đáng quý trong tương lai không chỉ về mảng kỹ thuật, mà cả mảng pháp lý và các lĩnh vực liên quan khác", ông Hideyuki Sakashita nói.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Cán bộ, nhân viên Công ty Shin-Etsu làm việc tại KCN DEEP C

Tích cực lan tỏa KCN sinh thái và đô thị sinh thái

Kết thúc chương trình khảo sát thực địa tại hai KCN của Ninh Bình và Hải Phòng, ông Susan Christian, Giám đốc Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, Giám đốc dự án UNIDO tại trụ sở chính và đại diện các bộ, ngành đánh giá cao thành công của Dự án, đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của Ban Quản lý Dự án và các bên liên quan; các ban quản lý KCN, KKT, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN, KKT và các doanh nghiệp thứ cấp trong các KCN, KKT đang thực hiện chuyển đổi KCN sinh thái đã tích cực thúc đẩy phát triển các KCN sinh thái ngay từ khi "đặt nền móng viên gạch đầu tiên" cho đến bước hình thành và đạt được kết quả tích cực như hiện nay.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Bà Melissa Slabbaert giới thiệu với ông Susan Christian, Giám đốc Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, Giám đốc dự án UNIDO tại trụ sở chính về các công trình sinh thái DEEP C đang đầu tư tại KCN DEEP C

Các nhà tài trợ đều cùng chung nhận định với ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc dự án KCN sinh thái, đó là: Thành công bước đầu của KCN sinh thái đạt được từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái từ cấp Trung ương đến cấp địa phương. Dự án đã góp phần lan tỏa KCN sinh thái đến các địa phương trong cả nước, bằng chứng là khi làm việc với các bộ, ngành của Chính phủ Việt Nam và trong quá trình khảo sát các KCN đã và đang thực hiện Dự án; KCN sinh thái đã được các cấp chính quyền, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và hiểu rõ về vai trò quan trọng của việc phát triển KCN sinh thái là yếu tố tiên quyết để thực hiện thành công kinh tế tuần hoàn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Ông Tyrkko Klaus, Cố vấn trưởng Chương trình KCN sinh thái toàn cầu trao đổi với cán bộ kỹ thuật KCN DEEP C về quy trình quản lý và vận hành Nhà máy xử lý nước thải của KCN DEEP C

Các nhà tài trợ và đại diện các bộ, ngành khuyến nghị Ban Quản lý Dự án cần tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông sâu rộng và hiệu quả hơn nữa để lan tỏa ý nghĩa và tầm quan trọng, các lợi ích của việc phát triển KCN sinh thái đến các cơ quan quản lý nhà nước về KCN ở Trung ương và địa phương, cũng như các bộ, ngành, các KCN và doanh nghiệp KCN; tiến tới toàn cộng đồng dân cư để tạo sự đồng thuận, ủng hộ phát triển sâu rộng KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái và đô thị sinh thái, giúp Việt Nam đạt được các lợi ích trên cả ba khía cạnh là kinh tế, môi trường và xã hội.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Bà Bùi Hồng Phương, cán bộ phụ trách hoạt động của Dự án tại buổi làm việc với KCN DEEP C cho biết, trong thời gian tới, Dự án sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông để lan tỏa hiệu ứng tích cực về KCN sinh thái

Thành công bước đầu của Việt Nam trong phát triển KCN sinh thái đã tạo được niềm tin lớn cho các nhà tài trợ, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam, để Việt Nam tiếp tục trở thành đối tác tin cậy, bạn đồng hành của UNIDO và SECO trên chặng đường tiến đến phát triển bền vững./.

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam
Đoàn khảo sát chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Ban Quản lý KKT Hải Phòng, đại diện KCN DEEP C và chúc mừng Chương trình khảo sát thực địa thành công tốt đẹp

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT THỰC ĐỊA CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC TẠI KCN DEEP C HẢI PHÒNG

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam

Thành công từ nâng cao nhận thức về hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái tại Việt Nam