Nội dung trên được Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Nhất Hoàng chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến “Hiện thực hóa đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản”, do Trung tâm xúc tiến, quảng bá Kyushu tại Hà Nội tổ chức ngày 15/7/2021. Sự kiện có sự tham dự của nhiều doanh nghiệp tỉnh Kyushu trên toàn Nhật Bản và trên thế giới cho thấy, sự quan tâm không nhỏ đến tiềm năng và lợi thế của Việt Nam.

Việt Nam tập trung thu hút vốn FDI có chọn lọc, ưu tiên các dự án công nghệ tiên tiến
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng (ngồi giữa) cho biết, Việt Nam sẽ tập trung thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên dự án công nghệ tiên tiến

Ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết, Việt Nam là một trong 10 quốc gia trên thế giới thực hiện hiệu quả, thành công mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế". Năm 2020, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,91%, thuộc nhóm các quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới.

Tăng trưởng kinh tế quý II/2021 tiếp tục xu hướng phục hồi với tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 5,64%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,5% trong năm 2021. Tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2021.

Các dự án FDI của Nhật Bản đang từng bước xây dựng các chuỗi cung ứng chiến lược tại Việt Nam. Năm 2020, dù tình hình kinh tế của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn nhưng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn đứng thứ ba sau Singapore và Hàn Quốc.

Lạm phát được kiểm soát, cân đối ngân sách được bảo đảm. Tiến độ thu ngân sách khả quan. Mới đây, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng 2 bậc triển vọng đối với Việt Nam lên mức tích cực, thể hiện sự công nhận đối với những cải thiện vững chắc về tài khóa và nợ, cũng như phản ánh triển vọng tăng trưởng kinh tế đầy hứa hẹn của đất nước.

Cũng theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/6/2021, trong số 33.787 dự án với tổng vốn 397,89 tỷ USD của các nhà đầu tư đến từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam, Nhật Bản là đối tác FDI lớn thứ hai với 4.716 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 63 tỷ USD.

Riêng trong tháng 6/2021, Nhật Bản đứng thứ hai với 86 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần là 2,44 tỷ USD, tăng 66,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Các dự án FDI của Nhật Bản đang từng bước xây dựng các chuỗi cung ứng chiến lược tại Việt Nam. Năm 2020, dù tình hình kinh tế của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn nhưng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn đứng thứ ba sau Singapore và Hàn Quốc (khoảng 3 tỷ USD).

Ông Đỗ Nhất Hoàng đánh giá cao sự quyết tâm, nghiêm túc và triển khai dự án nhanh chóng của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam. Các dự án đầu tư và việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhật Bản đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Việt Nam mới ban hành một loạt các bộ luật liên quan đến đầu tư - kinh doanh với nhiều điểm mới theo hướng đơn giản hóa thủ tục đầu tư, minh bạch, đa dạng hoá các hình thức đầu tư; bổ sung cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt … Trong 6 tháng đầu năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hình một số điều của Luật Đầu tư và đang trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định ưu đãi đầu tư đặc biệt để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hình một số điều của Luật Đầu tư và đang trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định ưu đãi đầu tư đặc biệt để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Kể từ năm 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Hội liên hiệp kinh tế vùng Kyushu để hỗ trợ hai bên triển khai các dự án trao đổi, hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư nhằm tạo mối quan hệ giao lưu, phát triển kinh tế giữa hai quốc gia.

Năm 2023, Việt Nam - Nhật Bản sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Các đại biểu tham dự Hội nghị bày tỏ tin tưởng rằng, với sự hợp tác, gắn bó giữa Hội liên hiệp kinh tế vùng Kyushu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với sự thiện chí và quyết tâm đầu tư nghiêm túc của các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ góp phần làm tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Được biết, tham dự Hội nghị có Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka Vũ Bình, Công sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ô-ka-bê Đai-sư-kê, Cố vấn cao cấp về đầu tư của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản Ô-kư-za-wa Ma-sa-ki, Chủ tịch Hội liên hiệp kinh tế vùng Kyushu Ku-ra-tô-mi Sư-mi-ô.

Từ khi thành lập KPC vào tháng 11/2020, đây là Hội nghị đầu tiên được KPC tổ chức với sự tham dự của nhiều doanh nghiệp tỉnh Kyushu trên toàn Nhật Bản và trên thế giới.