Xử lý vi phạm hành chính đối với cơ quan báo chí: Thống nhất theo Nghị định số 159
Theo Bộ Tư pháp, sau khi rà soát văn bản, thì có tất cả 9 nghị định xử phạt hành vi đưa tin sai sự thật, trong đó có xử phạt đối với các cơ quan báo chí. Bộ Tư pháp cũng đã có văn bản báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã có chỉ đạo giao Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu để xây dựng một nghị định sửa đổi nhiều nghị định, cố gắng làm theo thủ tục rút gọn.
vì thế, Nghị định này được ban hành nhằm tránh chồng chéo trong việc áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng, phát, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật.
Theo Nghị định này, việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính đối với cơ quan báo chí về đăng, phát, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật trong các lĩnh vực thống kê, năng lượng nguyên tử, quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, giáo dục, hàng không dân dụng, dạy nghề, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, y tế trước đây được quy định rải rác tại nhiều nghị định khác nhau, thì nay được áp dụng thống nhất theo Điều 8, Nghị định số 159/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Trước đó, Bộ Tư pháp đã đề nghị bổ sung Điều 8a sau Điều 8 của Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Theo đó, Điều 8a quy định mức phạt vi phạm quy định về đăng, phát thông tin sai sự thật trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước: Phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát sai lệch các thông tin thống kê đã được cơ quan có thẩm quyền công bố.
Phạt tiền từ 75-100 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Tuy nhiên, đề xuất này của Bộ Tư pháp gây ra sự phản ứng của giới báo chí và dư luận. Những phản ứng chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề: Một là hành vi đưa tin sai sự thật được quy định trong rất nhiều Nghị định. Thứ 2 là pháp lệnh hiện hành quy định về nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với cơ quan báo chí.
Trước sự phản ứng này, Bộ Tư pháp đã “hoãn” đề xuất Điều 8a.
iều 8a. Vi phạm quy định về đăng, phát thông tin sai sự thật trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước
1. Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát sai lệch các thông tin thống kê đã được cơ quan có thẩm quyền công bố. 2. Phạt tiền từ 75-100 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này. b) Buộc đính chính thông tin thống kê đã bị đăng, phát sai lệch đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. c) Buộc tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy các ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. |
Bình luận