Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất khởi nghiệp của các doanh nghiệp trẻ trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa
TS. Lữ Bá Văn
Giảng viên khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Email: lubavan@yahoo.com
Tóm tắt
Nghiên cứu đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu suất khởi nghiệp của các doanh nghiệp trẻ tại các tỉnh Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hiệu suất khởi nghiệp chịu sự tác động tích cực của các nhân tố: Nhu cầu thị trường; Khả năng tiếp thị; Tính đổi mới; Chấp nhận rủi ro; Lợi thế cạnh tranh; Khả năng lãnh đạo doanh nghiệp. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý.
Từ khóa: hiệu suất khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ, Tây Nguyên
Summary
The study aims to evaluate factors affecting startup performance of young businesses in the Central Highlands provinces in the context of globalization. Research result indicates that startup performance is positively influenced by Market demand; Marketing capabilities; Innovativeness; Risk acceptance; Competitive advantage; Leadership. From the finding, the study proposes a number of implications.
Keywords: startup performance, young businesses, Central Highlands
GIỚI THIỆU
Khu vực Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế năng lượng tái tạo, du lịch, nông - lâm nghiệp bền vững. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, công tác khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được xem là một mục tiêu quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Bài viết sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).
Tuy nhiên, theo số liệu của Cục Đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, vùng Tây Nguyên có 3.986 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 10.8% so với năm 2022. Năm 2023, Tây nguyên là khu vực có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thấp nhất trong 6 khu vực trên cả nước (Trung du và miền núi phía Bắc có 7.880 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 13.7%; Đông Nam Bộ có 67,980 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 13,2%); Đồng bằng Sông Hồng có 49,377 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 8.6%; Đồng bằng Sông Cửu Long có 11.381 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 1.3%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 18,690 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 6.9%). Chính vì vậy, việc tìm hiểu những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu suất khởi nghiệp của các doanh nghiệp trẻ trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, từ đó có những giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp là cần thiết.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (The Theory of Planning Behaviour - TPB) được đề xuất bởi Ajzen (1991). Theo đó, ý định thực hiện hành vi chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: Thái độ đối với hành vi; Chuẩn chủ quan; Nhận thức kiểm soát hành vi.
Nghiên cứu của Joni Phangestu và cộng sự (2020) cho thấy, các nhân tố: Lãnh đạo doanh nghiệp; Lợi thế cạnh tranh vừa tác động trực tiếp đến Hiệu suất khởi nghiệp và vừa tác động gián tiếp thông qua nhân tố “Đổi mới mô hình kinh doanh. Còn Tahseen Anwer Arshi và cộng sự (2020) cho rằng, có 5 nhân tố tác động đến Hiệu suất khởi nghiệp, gồm: Nhu cầu thị trường; Khả năng tiếp thị; Tính khả thi; Khả năng mở rộng Khả năng tồn tại.
Theo Lianxi Zhou và cộng sự (2010), các nhân tố: Tính chủ động; Chấp nhận rủi ro; Tính đổi mới vừa tác động trực tiếp đến Hiệu suất kinh doanh quốc tế và vừa tác động gián tiếp thông qua nhân tố Nâng cấp năng lực. Còn nghiên cứu của Aron O'Cass và cộng sự (2008) cho thấy, các nhân tố: Tinh thần kinh doanh; Cường độ đổi mới tác động tích cực đến Hiệu suất kinh doanh.
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên các nghiên cứu có liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:
H1: Nhu cầu thị trường tác động cùng chiều đến Hiệu suất khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa.
H2: Khả năng tiếp thị tác động cùng chiều đến Hiệu suất khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa.
H3: Đổi mới mô hình kinh doanh tác động cùng chiều đến Hiệu suất khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa.
H4: Chấp nhận rủi ro tác động cùng chiều đến Hiệu suất khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa.
H5: Lợi thế cạnh tranh tác động cùng chiều đến Hiệu suất khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa.
H6: Khả năng Lãnh đạo doanh nghiệp tác động cùng chiều đến Hiệu suất khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính. Phỏng vấn sâu với 5 chuyên gia là lãnh đạo doanh nghiệp có am hiểu về vấn đề nghiên cứu để xây dựng mô hình và thang đo.
Phương pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả thực hiện khảo sát đối với 300 người, là lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo phòng và các nhân viên từ doanh nghiệp thuộc các tỉnh Tây Nguyên. Kết quả thu về được 232 phiếu khảo sát hợp lệ. Dữ liệu khảo sát sau khi làm sạch, tiến hành kiểm định độ tin cậy các thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), tương quan và hồi quy bằng phần mềm SPSS. Khảo sát được thực hiện năm 2023 (Bài viết sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả kiểm định thang đo
Kết quả kiểm định thang đo (Bảng 1) cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo đều đạt giá trị cao và tất cả các hệ số tương quan đều lớn hơn mức tối thiểu (0.3). Giá trị nhỏ nhất của hệ số Cronbach’s Alpha là thang đo nhân tố “Nhu cầu thị trường” = 0.836; giá trị lớn nhất của hệ số Cronbach’s Alpha thuộc về thang đo nhân tố “Khả năng lãnh đạo” = 0.920, đạt độ tin cậy theo yêu cầu và đủ điều kiện phân tích EFA.
Bảng 1: Kết quả kiểm định thang đo
Ký hiệu | Các nhân tố và thang đo | Cronbach’s Alpha | Tương quan biến tổng | Cronbach’s Alpha nếu loại biến |
NCTT | Nhu cầu thị trường | |||
NCTT1 | Doanh nghiệp tôi tập trung vào vấn đề cụ thể của khách hàng |
∝ = 0.836
| .648 | .800 |
NCTT2 | Khách hàng mục tiêu nhận ra giá trị được cung cấp | .666 | .795 | |
NCTT3 | Thị trường mục tiêu của tôi sẵn sàng cho đề xuất giá trị được cung cấp | .591 | .816 | |
NCTT4 | Quy mô, cơ hội thị trường hỗ trợ cho tăng trưởng doanh nghiệp khởi nghiệp | .658 | .797 | |
NCTT5 | Điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của khởi nghiệp | .628 | .806 | |
KNTT | Khả năng tiếp thị | |||
KNTT1 | Sự đổi mới được cung cấp không có sẵn trên thị trường | ∝ = 0.881
| .757 | .845 |
KNTT2 | Sự đổi mới được cung cấp có thể chịu được sự cạnh tranh quốc tế | .721 | .854 | |
KNTT3 | Công ty khởi nghiệp của tôi có quyền truy cập vào mạng lưới phân phối | .721 | .853 | |
KNTT4 | Chiến lược giá được thiết kế phù hợp với đề xuất giá trị được cung cấp | .739 | .849 | |
KNTT5 | Kết hợp quảng cáo với đề xuất giá trị được cung cấp để giảm bớt nỗ lực | .635 | .873 | |
TĐM | Tính đổi mới | |||
TĐM1 | Lãnh đạo luôn khuyến khích ý tưởng sản phẩm mới cho thị trường | ∝ = 0.879
| .740 | .847 |
TĐM2 | Lãnh đạo tiếp thu sáng tạo để khai thác lợi thế cơ hội thị trường | .649 | .868 | |
TĐM3 | Lãnh đạo tin tưởng cơ hội thị trường quốc tế lớn hơn thị trường trong nước | .688 | .860 | |
TĐM4 | Lãnh đạo liên tục tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới | .746 | .845 | |
TĐM5 | Lãnh đạo sẵn sàng xem xét các nhà cung cấp/khách hàng mới ở nước ngoài | .740 | .847 | |
RR | Chấp nhận rủi ro | |||
RR1 | Lãnh đạo chúng tôi tập trung nhiều vào cơ hội hơn rủi ro ở nước ngoài | ∝ = 0.868
| .738 | .825 |
RR2 | Khi phải đưa ra các quyết định về các hoạt động quốc tế, lãnh đạo chúng tôi luôn chấp nhận rủi ro | .718 | .833 | |
RR3 | Lãnh đạo chúng tôi đã chia sẻ tầm nhìn về những rủi ro của thị trường | .689 | .846 | |
RR4 | Lãnh đạo chúng tôi coi trọng việc chấp nhận rủi ro ở nước ngoài | .739 | .825 | |
CT | Lợi thế cạnh tranh | |||
CT1 | Doanh nghiệp của tôi chưa có hình ảnh thương hiệu | ∝ = 0.917
| .768 | .901 |
CT2 | Chất lượng sản phẩm được cung cấp đạt tiêu chuẩn | .775 | .900 | |
CT3 | Có các dịch vụ bổ sung cho từng sản phẩm/dịch vụ cung cấp | .777 | .900 | |
CT4 | Chi phí của chúng tôi thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh | .673 | .914 | |
CT5 | Hệ thống sản xuất chúng tôi hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh | .763 | .902 | |
CT6 | Đạt được tính kinh tế theo quy mô không quan trọng với chúng tôi | .831 | .893 | |
LĐ | Khả năng lãnh đạo doanh nghiệp | |||
LĐ1 | Tìm kiếm cơ hội thật dễ dàng | ∝ = 0.920
| .798 | .901 |
LĐ2 | Thật không khó để có được một ý tưởng mới | .788 | .903 | |
LĐ3 | Nằm trong số những người dễ dàng ảnh hưởng đến tinh thần đồng đội | .759 | .907 | |
LĐ4 | Có thể thấy công việc kinh doanh của mình sẽ như thế nào trong tương lai | .750 | .908 | |
LĐ5 | Xử lý vấn đề một cách sáng tạo là điều không khó khăn | .750 | .908 | |
LĐ6 | Nằm trong số những người không thích né tránh rủi ro | .783 | .903 | |
HS | Hiệu suất khởi nghiệp | |||
HS1 | Cải thiện năng lực kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp | ∝ = 0.852 | .661 | .823 |
HS2 | Hệ sinh thái khởi nghiệp linh hoạt thông qua việc khám phá và lặp lại | .670 | .823 | |
HS3 | Cải thiện định giá khởi nghiệp | .645 | .826 | |
HS4 | Khởi nghiệp ghi nhận tăng trưởng doanh số ổn định từ khi thành lập | .674 | .821 | |
HS5 | Khởi nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận từ khi thành lập | .616 | .832 | |
HS6 | Khởi nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng thị phần kể từ khi thành lập | .573 | .841 |
Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả
Phân tích EFA
Có tổng cộng 31 biến quan sát thuộc 6 nhân tố độc lập được tiến hành để phân tích EFA. Kết quả phân tích EFA (Bảng 2) cho thấy, hệ số KMO = 0.944 (đáp ứng yêu cầu). Với mức ý nghĩa thống kê (Sig.) = 0.00 (< 0.05) cho thấy, phân tích EFA là phù hợp. Ngoài ra, hệ số tải nhân tố của mỗi biến đều > 0.5; tại mỗi biến, chênh lệch giữa hệ số tải nhân tố lớn nhất và hệ số tải nhân tố bất kỳ đều > 0.3. Mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Bảng 2: Kết quả ma trận xoay của thang đo các nhân tố ảnh hưởng
Mã hóa | Nhóm nhân tố | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
LĐ1 | .769 |
|
|
|
|
|
LĐ2 | .745 |
|
|
|
|
|
LĐ3 | .742 |
|
|
|
|
|
LĐ5 | .728 |
|
|
|
|
|
LĐ6 | .715 |
|
|
|
|
|
LĐ4 | .675 |
|
|
|
|
|
CT6 |
| .750 |
|
|
|
|
CT1 |
| .686 |
|
|
|
|
CT2 |
| .677 |
|
|
|
|
CT3 |
| .672 |
|
|
|
|
CT5 |
| .612 |
|
|
|
|
CT4 |
| .574 |
|
|
|
|
KNTT4 |
|
| .803 |
|
|
|
KNTT1 |
|
| .797 |
|
|
|
KNTT3 |
|
| .766 |
|
|
|
KNTT2 |
|
| .731 |
|
|
|
KNTT5 |
|
| .659 |
|
|
|
TĐM5 |
|
|
| .750 |
|
|
TĐM4 |
|
|
| .701 |
|
|
TĐM1 |
|
|
| .701 |
|
|
TĐM3 |
|
|
| .641 |
|
|
TĐM2 |
|
|
| .556 |
|
|
NCTT5 |
|
|
|
| .739 |
|
NCTT4 |
|
|
|
| .679 |
|
NCTT2 |
|
|
|
| .656 |
|
NCTT1 |
|
|
|
| .588 |
|
NCTT3 |
|
|
|
| .582 |
|
RR4 |
|
|
|
|
| .799 |
RR1 |
|
|
|
|
| .746 |
RR2 |
|
|
|
|
| .726 |
RR3 |
|
|
|
|
| .724 |
KMO = 0.944 | ||||||
Sig.= 0.00 | ||||||
% Phương sai trích = 57.9 |
Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả
Phân tích hồi quy
Bảng 3: Kết quả hồi quy
Mô hình | Hệ số chưa chuẩn hóa | Hệ số chuẩn hóa | T | Sig. | Thống kê đa cộng tuyến | |||
B | Sai số chuẩn | Beta | Tolerance | VIF | ||||
1 | Hằng số | .016 | .122 |
| .133 | .894 |
|
|
NCTT | .557 | .041 | .585 | 13.748 | .000 | .423 | 2.362 | |
KNTT | .067 | .032 | .073 | 2.079 | .039 | .620 | 1.613 | |
TĐM | .116 | .046 | .112 | 2.521 | .012 | .386 | 2.589 | |
RR | .089 | .035 | .093 | 2.500 | .013 | .552 | 1.813 | |
CT | .094 | .043 | .104 | 2.167 | .031 | .330 | 3.030 | |
LĐ | .079 | .038 | .087 | 2.066 | .040 | .429 | 2.330 |
Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả
Kết quả phân tích (Bảng 3) cho thấy, tất cả các hệ số Sig ≤ 0.05; VIF < 10, nên không có dấu hiệu của đa cộng tuyến. Phương trình hồi quy có dạng như sau:
HS = 0.585 NCTT + 0.112 TĐM + 0.104 CT + 0.093 RR + 0.087 LĐ + 0.073 KNTT + ε
Kiểm định giả thuyết
Bảng 4: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết | Hệ số beta chuẩn hóa | Hệ số Sig. | Kết quả |
H1: Nhu cầu thị trường tác động cùng chiều đến Hiệu suất khởi nghiệp | ß = 0.585 > 0
| Sig.= 0.000 < 0.05
| Chấp nhận
|
H2: Khả năng tiếp thị tác động cùng chiều đến Hiệu suất khởi nghiệp |
ß = 0.073 > 0
| Sig.= 0.039< 0.05 | Chấp nhận
|
H3: Tính đổi mới tác động cùng chiều đến Hiệu suất khởi nghiệp |
ß = 0.112 > 0
| Sig. = 0.012 < 0.05 | Chấp nhận
|
H4: Chấp nhận rủi ro tác động cùng chiều đến Hiệu suất khởi nghiệp |
ß = 0.093 > 0
| Sig. = 0.013 < 0.05 | Chấp nhận
|
H5: Lợi thế cạnh tranh tác động cùng chiều đến Hiệu suất khởi nghiệp |
ß = 0.104 > 0
| Sig.= 0.031 < 0.05 | Chấp nhận
|
H6: Khả năng Lãnh đạo doanh nghiệp tác động cùng chiều đến Hiệu suất khởi nghiệp |
ß = 0.087 > 0
| Sig. = 0.040 < 0.05 | Chấp nhận |
Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả
Kết quả kiểm định giả thuyết (Bảng 4) cho thấy, tất cả 6 giả thuyết đều được chấp nhận.
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hiệu suất khởi nghiệp của các doanh nghiệp trẻ tại các tỉnh Tây Nguyên chịu sự tác động tích cực của các nhân tố: Nhu cầu thị trường; Khả năng tiếp thị; Tính đổi mới; Chấp nhận rủi ro; Lợi thế cạnh tranh; Khả năng lãnh đạo doanh nghiệp. Trong đó, nhân tố Nhu cầu thị trường tác động mạnh nhất, còn Khả năng tiếp thị tác động thấp nhất. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý sau:
Một là, Nhu cầu thị trường (NCTT). Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần khảo sát, đo lường nhu cầu của khách hàng để xác định quy mô thị trường, nhất là thị trường ngách. Cần dựa vào lợi thế của mình, dựa vào các hiệp định thương mại tự do để xây dựng chiến lược phát triển, quảng bá sản phẩm với tính mới của sự sáng tạo nhằm thâm nhập có hiệu quả.
Hai là, Tính đổi mới (TĐM). Đổi mới sản phẩm, đổi mới cách thức từ sáng tạo ý tưởng, thiết kế, tổ chức sản xuất đến lưu thông nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động, hướng đến phát triể bền vững. Cần nhận thức được sự vận động của nhân loại luôn trong tình trạng thay đổi nên doanh nghiệp phải thích ứngtrước mọi thay đổi để tồn tại và phát triển.
Ba là, Lợi thế cạnh tranh (CT). Khi lợi thế cạnh tranh được đề cập trong việc xây dựng chiến lược sẽ tạo ra giá trị cho khách hàng. Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải xây dựng chiến lược và cách thức tạo ra sự đổi mới để đạt được lợi thế cạnh tranh từ việc tạo sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ hay tốc độ phục vụ khách hàng trong thị trường, nhất là thị trường ngách.
Bốn là, Chấp nhận rủi ro (RR). Đây là điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng trong thị trường toàn cầu. Thông qua đó, doanh nghiệp khởi nghiệp cần xác định mức độ chấp nhận rủi ro (khẩu vị rủi ro), giảm thiểu rủi ro bất lợi, nắm bắt cơ hội (rủi ro thuận lợi) để nâng cao hiệu suất hoạt động.
Năm là, Khả năng lãnh đạo doanh nghiệp (LĐ). Khả năng lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa là chủ động đi đầu trong sáng tạo, đổi mới, kích thích khả năng sáng tạo, đổi mới của các thành viên khác nhằm tạo ra sản phẩm, dịch đáp ứng tối đa mong muốn của khách hàng. Do vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh môi trường ngày một thay đổi và áp lực ngày một gia tăng. Lãnh đạo doanh nghiệp phải biết động viên người khác trong tổ chức sẵn sàng đối diện và chấp nhận rủi ro để hạn chế tác động tiêu cực, nắm bắt cơ hội (tác động tích cực). Ngoài ra, người lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chịu trách nhiệm trong các hoạt động của tổ chức mình.
Sáu là, Khả năng tiếp thị (KNTT). Doanh nghiệp cần xác định phương thức tiếp thị với tính sáng tạo, tính đổi mới cao, có tính hữu hiệu nhằm gắn kết sản phẩm, dịch vụ của mình với khách hàng. Thông qua đó, củng cố lòng tin, nuôi dưỡng sự trung thành của khách hàng gắn với đẩy mạnh sáng tạo, đổi mới để luôn gia tăng giá trị cho khách hàng, đáp ứng cao sự mong đợi của họ./.
Tài liêu tham khảo
1. Ajzen, I. (1991), The Theory of Planned Behavior, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50, 179-211.
2. Aron O’Cass., and Jay Weerawardena (2008), Examining the role of international entrepreneurship, innovation and international market performance in SME internationalization, European Journal of Marketing, 43(11/12), 1325-1348.
3. Cục Đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2023), Báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2023.
4. Joni Phangestu et al (2020), The Moderating Effect of Entrepreneurial Leadership and Competitive Advantage on the Relationship Bbetween Business Model Innovation and Startup Performance, Journal of Business and Retail Management Research, 14(3), DOI:10.24052/JBRMR/V14IS03/ART-06.
5. Tahseen Anwer Arshi et al (2020), SECURE–anewbusinessmodel framework for measuring start-up performance, Journal of Entrepreneurship in Emerging Economies, 13(3), DOI:10.1108/JEEE-02-2020-0043.
6. Tuấn Hải (2023), Diễn đàn việc làm, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo các tỉnh Tây Nguyên năm 2023, truy cập từ https://daklak.gov.vn/-/dien-an-viec-lam-khoi-nghiep-oi-moi-sang-tao-cac-tinh-tay-nguyen-nam-2023.
7. Zhou et al (2010), Entrepreneurial proclivity, capability upgrading and performance advantage of newness among international new ventures, Journal of International Business Studies, 41(5), 882-905.
Ngày nhận bài: 03/5/2024; Ngày phản biện: 12/5/2024; Ngày duyệt đăng: 23/5/2024 |
Bình luận