Cơ hội cho lao động Việt Nam làm việc tại các ngành xây dựng, hàng hải và chế biến ở Singapore
Sự chuyển đổi tạo cơ hội cho lao động Việt Nam làm việc tại các ngành xây dựng, hàng hải và chế biến ở Singapore
Điểm mới của Singapore là áp dụng một cách có cấu trúc nhằm thiết kế lại và hình dung lại cách thức thực hiện công việc, dựa trên 4 khía cạnh chính: (i) Chiến lược và cơ cấu tổ chức; (ii) Quy trình và nhiệm vụ; (iii) Công nghệ; (iv) Con người.

Để đạt được mục tiêu phục hồi kinh tế, Singapore đã sử dụng cách tiếp cận cân bằng trong điều tiết thị trường lao động. Một mặt, Singapore giúp đỡ để các doanh nghiệp và lực lượng lao động trong các lĩnh vực vẫn đang phục hồi từ dịch bệnh "xoay trục" và chuyển đổi. Mặt khác, Singapore tạo điều kiện cho những người đang có vị trí tốt phát huy khả năng của họ để nắm bắt những cơ hội mới, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển bền vững và nền kinh tế xanh.

Các biện pháp hỗ trợ cho người sử dụng lao động trong việc lập kế hoạch và thiết kế lại việc làm thông qua Lộ trình chuyển đổi việc làm của lực lượng lao động Singapore được công bố trong Ngân sách 2022 đã thể hiện rất rõ rằng: Singapore đang hướng tới sự rõ ràng và chắc chắn của 4 lĩnh vực then chốt trong tăng trưởng, cụ thể:

* Hỗ trợ chuyển đổi xanh

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và đạt được các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch Xanh 2030 của Singapore, những kỹ năng và việc làm liên quan đến tính bền vững sẽ được phát triển theo nhu cầu. Theo đó, Singapore cần phát triển lộ trình chuyển đổi việc làm "xanh" (JTM), đưa ra cách thức các tổ chức có thể chuyển đổi vai trò việc làm hiện nay của họ sang việc làm "xanh", đồng thời phát triển thêm những khả năng nhằm tạo ra những việc làm "xanh" mới theo nhu cầu.

JTM "xanh" có thể được tăng cường hơn nữa bởi một khuôn khổ kỹ năng "xanh", vạch ra những kỹ năng then chốt mới nổi cần thiết cho mỗi việc làm "xanh", đồng thời bổ sung cho 34 khuôn khổ kỹ năng hiện có. Đây cũng là một lộ trình rõ ràng để các doanh nghiệp cải thiện các phương thức sử dụng nguồn vốn con người nhằm nâng cao, đào tạo và duy trì một lực lượng lao động có vị trí tốt cho nền kinh tế xanh.

Khuôn khổ kỹ năng "xanh" này thúc đẩy cách tiếp cận toàn quốc đối với việc phát triển một "lực lượng lao động xanh". Thông qua việc hướng dẫn các viện đào tạo trình độ đại học (IHL) và các trung tâm đào tạo xây dựng các chương trình phù hợp, phát triển kỹ năng và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và nhà tuyển dụng trên hành trình nâng cao kỹ năng "xanh" của họ.

* Giúp đỡ những lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất

Những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, như vận tải hàng không, hàng không vũ trụ, du lịch, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong tiến trình phục hồi. Điều này ảnh hưởng đến khả năng thu hút và giữ chân nhân tài khi người lao động e ngại về triển vọng kinh doanh không chắc chắn và sự ổn định của công việc.

Các doanh nghiệp này cần cung cấp trải nghiệm khách hàng (CX) để phục hồi mạnh mẽ hơn. Điều này đòi hỏi phải hình dung lại hành trình của khách hàng, tận dụng kỹ thuật số để thu hút khách hàng và "các cổ đông" theo cách khác nhau, đồng thời xây dựng những mối quan hệ đối tác và cộng tác mạnh mẽ hơn. Việc thúc đẩy một CX khác biệt sẽ đòi hỏi phải có những nhân tài mới hay có kỹ năng cao. Do đó, sự hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ Singapore đối với các nỗ lực chuyển đổi CX của tổ chức và các sáng kiến nâng cao kỹ năng liên quan sẽ rất hữu ích.

* Nâng cao thu nhập cho người lao động lương thấp

Việc mở rộng mô hình lương lũy tiến cho nhiều lĩnh vực hơn, trong đó có bán lẻ, dịch vụ ăn uống và xử lý chất thải, là điều đáng hoan nghênh và sẽ là một bước tiến dài trong việc nâng cao kỹ năng và chế độ đãi ngộ cho người lao động lương thấp trong các lĩnh vực này. Ngoài ra, thiết kế lại việc làm có thể là một động lực then chốt để các doanh nghiệp nâng cao năng suất của những lao động này.

Quan điểm thiết kế lại việc làm không phải là mới. Song, điểm mới của Singapore là áp dụng một cách có cấu trúc nhằm thiết kế lại và hình dung lại cách thức thực hiện công việc, dựa trên 4 khía cạnh chính: (i) Chiến lược và cơ cấu tổ chức; (ii) Quy trình và nhiệm vụ; (iii) Công nghệ; (iv) Con người.

Do sự phụ thuộc lẫn nhau của 4 khía cạnh này, cách tiếp cận có cấu trúc là rất quan trọng đối với hiệu quả của việc thiết kế lại công việc. Ví dụ, những thay đổi trong chiến lược tổ chức có thể thúc đẩy việc áp dụng những công nghệ mới, điều này đòi hỏi phải nâng cao kỹ năng và tạo ra một nền văn hóa hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi số.

Để giúp các doanh nghiệp trong những lĩnh vực này tận dụng được những kỹ năng đã được nâng cao của người lao động lương thấp, Singapore có thể làm nhiều hơn nữa để xác định phạm vi công nghệ và những giải pháp thiết kế lại công việc bên trong khuôn khổ Khoản tài trợ cho các giải pháp về năng suất. Điều này thúc đẩy một quy trình liền mạch hơn để các doanh nghiệp tận dụng những khoản tài trợ này nhằm số hóa, tự động hóa quy trình làm việc của họ và thiết kế lại các vai trò công việc.

* Tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời

Thông báo chuyển IHL thành các viện đào tạo liên tục phát đi một tín hiệu mạnh mẽ về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời. Để giúp các IHL thực hiện đầy đủ sứ mệnh cung cấp giáo dục liên tục, Singapore hướng tới cách lập trình các IHL trở nên linh hoạt hơn và gắn với các xu hướng số toàn cầu đang nổi lên, cũng như kết hợp những thực tiễn hàng đầu của ngành nghề vào phương pháp sư phạm.

Tương tự, có cơ hội để xác định cách thức IHL hiệp lực với Chương trình Kỹ năng tương lai SkillsFuture Queen Bees. Theo đó, những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này đảm nhận vai trò dẫn dắt hỗ trợ phát triển kỹ năng trong các tổ chức, nhằm đảm bảo việc chuyển kiến thức học thuật vào thực tiễn ngành nghề. Trong khi IHL và người sử dụng lao động đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi lực lượng lao động, các cá nhân cũng cần có trách nhiệm về việc phát triển kỹ năng của chính mình.

Nói chung, với những cách thức Singapore đang triển khai để chuyển đổi việc làm của lực lượng lao động tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng là rất sáng tạo, đảm bảo lực lượng lao động của Singapore có độ thích ứng, phù hợp, có khả năng phục hồi và cạnh tranh trong tương lai./.

Linh Thanh