Cần phát huy mạnh mẽ công cụ thị trường để phát triển năng lượng xanh
Tại Diễn đàn Năng lượng xanh do Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào chiều ngày 19/4/2015, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương khẳng định, mô hình tăng trưởng hướng tới sự phát triển bền vững mà cộng đồng quốc tế thừa nhận và đang phấn đấu thực hiện là tăng trưởng xanh. Trong tiến trình hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam, việc lựa chọn và thực hiện tăng trưởng xanh cũng đang trở thành tất yếu.
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện “Hành trình Năng lượng xanh” tại Hà Nội với một chuỗi các hoạt động tuyên truyền về vấn đề khai thác, sử dụng, nghiên cứu và đầu tư cho năng lượng xanh - năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế. Trước đó, Chương trình đi bộ “Hành trình Năng lượng xanh” và Triển lãm ảnh với chủ đề “Năng lượng xanh” đã diễn ra sôi nổi vào buổi sáng cùng ngày (19/4) tại Hà Nội, thu hút được đông đảo các doanh nghiệp, báo chí truyền thông và hàng trăm học sinh, sinh viên.
Những kết quả tích cực
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ đã công bố Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh theo Quyết định số 403/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Kế hoạch tăng trưởng xanh quốc gia gồm 12 nhóm hoạt động, với nhiều hành động cụ thể, theo 4 chủ đề như: Xây dựng thể chế quốc gia và kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương; Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Thực hiện xanh hóa sản xuất; Thực hiện xanh hóa lối sống, tiêu dùng bền vững.
Việc quyết tâm theo đuổi chính sách và mục tiêu tăng trưởng xanh là yêu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong đó, sự kết hợp chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, với sự gia tăng hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế sẽ là điểm nhấn.
Một quốc gia càng phát triển về kinh tế và tăng trưởng, quốc gia đó càng sử dụng nhiều năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng. Trong bốn chủ đề tăng trưởng xanh trong chiến lược quốc gia, phát triển năng lượng xanh được đặt lên hàng đầu với hàm nghĩa việc khai thác các nguồn năng lượng từ hóa thạch chuyển sang tái tạo và có khả năng tái tạo; giải pháp và thực hiện tiêu dùng năng lượng một cách hiệu quả, tiết kiệm và thiết thực; ứng dụng và phát huy các công nghệ sản xuất mới dựa trên việc sử dụng năng lượng hiệu quả cũng như các nguồn năng lượng mới.
Trên thực tế, Việt
Đứng về góc độ doanh nghiệp, nói về vấn đề triển khai năng lượng xanh trong chiến lược phát triển, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam cho biết, Tập đoàn đã tập trung phát triển năng lượng xanh vào 4 nhóm: (1) Bảo đảm việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giúp Tập đoàn có được năng lực cạnh tranh với các Công ty dầu khí khác; (2) Tận dụng và thu hồi tối đa năng lượng sinh ra trong quá trình sản xuất, ví dụ quá trình thu và tỏa nhiệt, nhằm tiết kiệm năng lượng đầu vào và tránh khí thải CO2; (3) Sử dụng tối đa năng lương tự nhiên trong thông gió và chiếu sáng, khuyến khích sử dụng công nghệ sạch, định hướng về việc lựa chọn công nghệ như việc mua bản quyển công nghệ của Pháp, Mỹ, Đan Mạch; (4) nghiên cứu năng lượng phi truyền thống (năng lượng tái tạo) như năng lượng hóa thách, nghiên cứu sử dụng năng lượng từ sinh học (như metanol, etanol) pha chế vào xăng để giảm thiểu khí ô nhiễm.
Còn đó khó khăn
Tuy nhiên, theo ông Lê Mạnh Hùng, việc thúc đẩy phát triển năng lượng xanh cần có sự hưởng ứng, ủng hộ của người dân. Điển hình như, việc hiện nay, mặc dù năng lực sản xuất xăng sinh học rất lớn, nhưng người dân còn chưa mặn mà với việc sử dụng. Ông Hùng cũng chỉ ra nguyên nhân là do: chính sách nhà nước còn chưa đủ tạo động lực cho phát triển năng lượng xanh, chưa có chiến lược rõ ràng cho phát triển năng lượng xanh, chưa có sự khuyến khích vinh danh các tổ chức, nhà khoa học, sử dụng nguồn nguyên liệu phát triển năng lượng xanh.
Theo ông Trần Viết Ngãi, Việt
Trong bối cảnh hiện nay với những tiến bộ công nghệ và yêu cầu của chiên lược tăng trưởng xanh, tỷ lệ này được đánh giá là còn thấp, cần phải nghiên cứu, nỗ lực hơn từ khảo sát, quy hoạch, lựa chọn công nghệ thích hợp, đầu tư và nội địa hoá dần, để nâng cao hơn tỷ trọng năng lượng tái tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển xanh.
Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là khâu rất quan trọng, nó được đánh giá là tạo ra nguồn năng lượng xanh giá rẻ, là quốc sách thâm canh trong năng lượng.
“Chúng ta đã xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thực hiện các chương trình, dự án năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tuy hoạt động khá sôi nổi, nhưng tính lan tỏa và hiệu quả còn khá hạn chế”, ông Ngãi nói.
Chương trình mục tiêu hiệu quả về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đề ra nhiều chỉ tiêu khá cụ thể cho từng lĩnh vực, về tổng quát giai đoạn 2006-2010 giảm 3%-5% tổng tiêu thụ năng lượng. Giai đoạn hai 2011-15 giảm 5%-8%, với tổng kinh phí từ nhiều nguồn khoảng 930 tỷ đồng. Chương trình đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, từ nâng cao nhận thức, xây dựng quy phạm pháp luật, thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng ở các ngành và địa phương, tiêu thụ năng lượng ở một số ngành công nghiệp được đánh giá có tiến bộ như gốm sứ, vật liệu xây dựn…
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương trong kỳ tổng kết Chương trình giai đoạn 2006-2010, do nguồn lực có hạn lại đầu tư dàn trải nên hiệu quả chưa cao, chưa đủ sức thu hút các doanh nghiệp tham gia, nhiều dự án manh mún, chưa đúng tầm mục tiêu quốc gia, nhiều đơn vị còn trông chờ, ỷ lại Nhà nước, công tác chỉ đạo thiếu quyết liệt, đặc biệt vai trò khoa học công nghệ còn thiếu vắng.
Còn theo PGS, TS. Nguyễn Thế Chinh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tiềm năng của Việt Nam về năng lượng xanh là rất lớn, đặc biệt là về năng lượng mặt trời, than đá dầu khí và năng lượng gió, đặc biệt, nhiều năm gần đây, nguồn năng lượng biogas của người dân nông thôn đã được tận dụng (điển hình như ở làng Ý Yên, Nam Định). Tuy nhiên, việc triển khai những nguồn năng lượng này vẫn còn hạn chế và mới bước đầu phát triển.
Cần phát huy mạnh mẽ công cụ thị trường để phát triển năng lượng xanh
Theo đề xuất của PGS, TS. Nguyễn Thế Chinh, trong thời gian tới, cần phát huy tối đa những ưu thế sẵn có về nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng sẵn có của Việt Nam, trên cơ sở đó khai thác lợi thế để phát triển năng lượng nội lực đảm bảo có tính cạnh tranh cao không chỉ đối với thị trường trong nước mà kể cả với thị trường khu vực và thế giới.
Còn đối với những nguồn năng lượng chúng ta không có ưu thế cạnh tranh trên thị trường, giá cả cao hơn so với nhập khẩu của các quốc gia khác, “Việt Nam nên nhập khẩu, chẳng hạn như than sản xuất điện hay điện năng, đảm bảo cán cân xuất nhập khẩu năng lượng cân bằng là tốt nhất, tiến tới hạn chế tối đa nhập khẩu năng lượng”, ông Chinh nói.
Về lộ trình như chiến lược tăng trưởng xanh đã đề ra, Việt
Do vậy, sẽ phải có cơ chế chính sách và khuyến khích nhiều hơn đầu tư đổi mới quy trình công nghệ trong sản xuất và tiêu dùng, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng tính trên giá trị sản phẩm đầu ra để đạt chỉ tiêu mỗi năm giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP trong khoảng 1%-1,5%.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu và có cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, trước hết là năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng sinh học.
Trong ngắn hạn do chi phí đầu tư và đổi mới công nghệ cao, nên sản phẩm năng lượng đầu ra của các loại năng lượng và nhiên liệu này còn cao, Nhà nước cần tiếp tục có chính sách trợ giá và giảm thuế để giảm gánh nặng cho các nhà đầu tư khai thác các dạng năng lượng tái tạo.
Về dài hạn năng lượng tái tạo sẽ thay thế dần các nguồn năng lượng hiện tại sử dụng quá nhiều nhiên liệu đốt và thủy điện cũng như điện hạt nhân.
Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức đối với người dân trong việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng, nội dung này phải trở thành văn hóa và ý thức tự nguyện, thói quen giống như văn hóa người Nhật. Muốn làm được điều đó, hệ thống chính trị cần phải vào cuộc mạnh mẽ, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường truyền thông về sử dụng tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu để đưa vào các nội dung giảng dạy trong hệ thống giáo dục về ý thức tiết kiệm năng lượng.
Đặc biệt, trong bối cảnh của thể chế kinh tế thị trường, cần phát huy tối đa công cụ kinh tế và cơ chế tài chính trong đầu tư, khai thác, và sử dụng các nguồn năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, thêm vào đó là sử dụng các biện pháp điều hành và kiểm soát của Nhà nước, công cụ pháp luật cần được phát huy hiệu quả.
Hơn nữa, cần huy động nguồn lực đầu tư vào khai thác và sản xuất năng lượng theo nguyên lý thị trường, nhất là nguồn vốn nội lực. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Việt Nam không phải thuộc nhóm nước cắt giảm khí nhà kính, tuy nhiên chúng ta thực hiện theo định hướng chung của thế giới và cam kết trong chiến lược tang trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8%-10% so với mức 2010 và đến năm 2030 giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5%-2%.
Chính vì vậy, đây là cơ hội để chúng ta huy động nguồn vốn ngoại lực đầu tư vào khai thác các nguồn năng lượng tái tạo, đổi mới công nghệ trong sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Trong khi đó, ông Trần Viết Ngãi đề xuất, tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam đa dạng và có một số loại có tính cạnh tranh cao, nhất là nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và sinh khối.
Thực tế, Việt Nam đã có những kịch bản về tăng trưởng kinh tế và dự báo nhu cầu năng lượng, đặt trong bối cảnh thể chế kinh tế thị trường có tính cạnh tranh quyết liệt và thực thi hiệu quả chiến lược tăng trưởng xanh trong việc cắt giảm khí nhà kính.
"Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong những năm tới, nhất là từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ công cụ thị trường và tiềm năng sẵn có, nhất là nguồn nội lực để có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước và tiến tới có thể xuất khẩu những nguồn năng lượng chúng ta có thế mạnh", ông Ngãi chỉ rõ./.
Bình luận