Chuyển biến tích cực cho khủng hoảng nợ Hy Lạp
Quốc hội Hy Lạp đã thông qua các biện pháp ‘thắt lưng, buộc bụng khắc nghiệt” theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế
Quốc hội Hy Lạp thông qua yêu sách của các chủ nợ quốc tế
Quốc hội Hy Lạp đã thông qua các biện pháp ‘thắt lưng, buộc bụng khắc nghiệt” theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế, tạo cơ sở cho Chính phủ của Thủ tướng Tsipras đàm phàn để có gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ Euro, nhằm tránh cho Hy Lạp rơi vào cảnh vỡ nợ và bị buộc rời khỏi Eurozone hay còn gọi là “Grexit”.
Hy Lạp phải điều chỉnh đáng kể về lương hưu, tăng thuế giá trị gia tăng, đại tu hệ thống thương lượng tập thể (Đàm phán giữa chủ và các công nhân về việc hình thành các thủ tục và luật lệ bao hàm các điều kiện về làm việc và tiền lương), các biện pháp tự do hóa nền kinh tế và giới hạn chặt chẽ chi tiêu công.
Hy Lạp cũng đồng ý tách riêng 50 tỷ Euro tài sản công vào một quỹ tư nhân đặc biệt để hoạt động như một tài sản thế chấp về thỏa thuận cứu trợ.
Một khảo sát nhanh cho thấy, đa số người dân Hy Lạp chấp nhận “thắt lưng, buộc bụng” khắc nghiệt hơn những gì mà họ vừa bỏ phiếu “Không” vào ngày 05/07 để được ở lại Eurozone và để cuộc sống trở lại bình thường khi hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán mở cửa.
Tuy nhiên, nhiều thành viên trong chính phủ Hy Lạp đã chống đối gói cải cách này và coi đó như là “diệt chủng xã hội”.
Diễn biến liên quan
Sau khi được sự phê chuẩn của Quốc hội, Thủ tướng Tsipras đã có thể tiến hành các cuộc đàm phàn với chủ nợ và Quốc hội các quốc gia khác cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc chấp thuận bắt đầu cuộc đàm phán.
Các bộ trưởng tài chính Eurozone sẽ tổ chức một cuộc hội nghị trực tuyến vào lúc 10 giờ sáng (08:00 GMT) hôm nay để thảo luận về kết quả cuộc bầu cử.
Eurogroup đang chạy đua để đồng ý một hiệp định vay bắc cầu, sẽ cho phép Athens tránh bị vỡ nợ với khoản vay sắp tới, mà gần nhất là khoản thanh toán 3,5 tỷ Euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày 20/7.
Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSM), một quỹ của cả EU không dành cho các nước khu vực đồng tiền chung, sẽ cho Hy Lạp vay 7 tỷ Euro.
IMF kêu gọi Eurozone và đặc biệt là Đức hỗ trợ nhiều hơn cho Hy Lạp.
Đức khẳng định, IMF sẽ có mặt trên bàn đàm phán với Hy Lạp. Bộ trưởng Tài chính Đức cho biết, có thể gia hạn nợ cho Hy Lạp chứ không bao giờ cắt giảm nợ.
Ủy ban châu Âu (EC) hôm qua công bố bản đánh giá riêng về gánh nặng nợ nần của Hy Lạp cũng như đưa ra triển vọng giảm nợ. Trong khi loại trừ khả năng xóa nợ, EC cho biết tái cơ cấu nợ nhà nước là có thể diễn ra, miễn là Hy Lạp thực hiện các cải cách đã đồng ý.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đang có chuyến đi ngắn tới Frankfurt, Berlin và Paris trong tuần này để thúc đẩy thỏa thuận giải cứu khủng hoảng nợ Hy Lạp nhanh chóng kết thúc để tránh các tác động tiêu cực lên kinh tế toàn cầu./
Bình luận