Cơ hội nào cho ngành bán lẻ nội trong “cuộc chiến” không cân sức với DN FDI?
Thâu tóm thị trường bán lẻ không còn là nguy cơ
Những năm gần đây, nhiều đại gia bán lẻ, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... đã liên tiếp đổ vốn đầu tư đại siêu thị, mua lại cổ phần của nhiều DN Việt Nam, DN nước ngoài để thôn tính thị trường bán lẻ. Điển hình như: Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) xây đại siêu thị ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, đại gia người Thái Lan mua lại hệ thống siêu thị Big C, Metro và nhiều tên tuổi bán lẻ khác.
Điều đáng lo ngại của những thương vụ M&A với những đại gia nước ngoài đó là những màn “đuổi khéo” các mặt hàng, thương hiệu của Việt Nam khi các DN FDI hoàn tất mua – bán. Khi đến Việt Nam, các “đại gia” này đều cam kết ưu tiên bán hàng Việt Nam, nhưng rồi lâu dần, trên kệ của những siêu thị này đã “ăm ắp” hàng Thái, hàng Nhật.
Điển hình như: mới đây, đại gia Thái Lan mua lại hệ thống siêu thị Big C là Central Group đã yêu cầu 22 cửa hàng của Thế giới Di động nằm trong chuỗi hệ thống của Big C phải đóng cửa, đã gây “dậy sóng” dư luận. Song những người trong cuộc lại nhìn sự việc này như là một lẽ hiển nhiên bởi ai cũng biết Central Group là cổ đông lớn nắm giữ tới 49% cổ phần của Nguyễn Kim - hệ thống siêu thị điện máy. Không có lý gì họ để 2 cửa hàng bán cùng chủng loại cạnh tranh nhau trên cùng một mặt bằng.
Cũng trước đó vài tháng, Big C đã có màn “đuổi khéo” hàng Việt khi nâng mức chiết khấu cao hơn. Hàng loạt DN thủy sản đã phải đồng thanh gửi đơn “kêu cứu” khi Big C đưa ra những yêu cầu như nâng mức chiết khấu… khiến DN không thể “chen chân” vào chuỗi siêu thị này. Hay như khi AEON mua lại 49% cổ phần của Citimart và 30% cổ phần của Fivimart trở thành liên doanh AEON Citimart, AEON-Fivimart thì tại các siêu thị này hàng Nhật cũng dần có mặt.
Điểm mặt những khó khăn, hạn chế của DN nội
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập, có đến 50% số lượng DN hiện nay có hoạt động bán lẻ. Hiện nay, Việt
Khảo sát của Trung tâm WTO và Hội nhập năm 2015 cho thấy, 36% DN đánh giá các chính sách về quản lý thị trường, thuế đối với mặt bằng kinh doanh là cản trở. 31% DN gặp khó khăn với cơ quan chính quyền địa phương. 53% DN gặp khó do không có gói vay phù hợp với đặc điểm ngành bán lẻ và 40% DN gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp. Cũng theo khảo sát này, 34% DN gặp khó khăn trong quản lý người lao động.
Thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ còn “sức hút” đối với các “đại gia” nước ngoài
Dẫn lời ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội trên Báo Hải quan điện tử cho biết, cho đến nay, khi các DN ngoại liên tiếp đầu tư, mua bán, sáp nhập với DN nội thì cuộc chiến trên mặt trận bán lẻ đã bắt đầu. Cuộc cạnh tranh bắt đầu giữa “ông lớn” với “ông bé”, kênh hiện đại và truyền thống, một bên chuyên nghiệp và một bên không chuyên nghiệp, nguồn nhân lực bài bản và không bài bàn, chuỗi phân phối toàn cầu và chuỗi phân phối nội địa. Đây thực sự là cuộc cạnh tranh không cân sức từ vốn, quy mô cho đến chất lượng và tính chuyên nghiệp.
Cụ thể: DN bán lẻ nội còn thiếu và yếu trong sự liên kết. ông Vũ Vinh Phú dẫn chứng, các siêu thị nội vẫn còn có siêu thị có tư duy ngồi máy lạnh chờ nhà cung cấp mang hàng đến giao dịch, rồi tính phí tạo mã, phí đầu kệ… Trong khi đó, các DN nước ngoài như Metro đã đặt các trung tâm thu mua ở các tỉnh để “mua tận gốc bán tận ngọn”.
So sánh về vấn đề vốn, trong khi DN trong nước phải đi vay ít nhất 8%, thì DN nước ngoài chỉ một vài phần trăm. Vốn vay đắt hơn đã khiến cho giá thành sản phẩm khó cạnh tranh chứ chưa nói đến vấn đề quy mô (DN ngoại đã mở là mở đại siêu thị từ thực phẩm, nội thất, dịch vụ).
Đồng tình với nhận định về sức cạnh tranh của DN FDI, trong một cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho biết: DN FDI có năng lực cạnh tranh tốt hơn ở tất cả các khía cạnh (nguồn cung, nguồn lực, thiết kế cửa hàng, marketing, chất lượng phục vụ, hậu mãi…). Đồng thời, DN FDI cũng hút nhân lực tốt của DN nội.
Nguyên Tổng thư ký VCCI cho biết, các DN bán lẻ có vốn FDI chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ nhưng lại có doanh thu và hiệu quả lớn hơn nhiều so với mặt bằng chung. Thống kê cho thấy, doanh số bán ra tại 1 điểm bán lẻ của khối FDI cao gấp 3 - 4 lần, thậm chí gấp 7 - 8 lần so với doanh số 1 siêu thị nội.
“DN bán lẻ FDI đang tạo thành thế tấn công toàn diện, dồn dập, mạnh mẽ vào DN nội trong lĩnh vực này. DN FDI đang tung đòn tổng lực, đó là đại siêu thị đối chọi với những siêu thị lớn nội địa, chuỗi cửa hàng tiện ích đối chọi với các chợ truyền thống khiến chúng ta thực sự choáng váng”, bà Lan cảm thán.
Bán lẻ “thua đau” không chỉ do nguyên nhân nội tại của DN mà còn có nguyên nhân khách quan, đó là quản lý nhà nước về thương mại cũng đang có vấn đề. Công tác quy hoạch hệ thống bán lẻ nói chung và hệ thống bán lẻ hiện đại nói riêng trong toàn quốc cũng như ở thủ đô Hà Nội chưa được xây dựng một cách khoa học, thực thi yếu, thiếu các điều kiện cần và đủ cho quy hoạch thực hiện; đôi lúc tùy tiện cục bộ gây thiệt hại trước hết đối với các DN nhỏ bé của Việt Nam.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, trình độ còn hạn chế, chưa theo kịp tình hình chung của xu thế hội nhập. Điều đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh và bền vững của các DN trên các địa bàn cả nước.
Vì vậy, theo ông Vũ Vinh Phú, cần xây dựng Luật Bán lẻ để tạo ra sự thương mại công bằng trên đất nước Việt
Thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ còn “sức hút” đối với các “đại gia” nước ngoài. Theo dự kiến, cả nước đến năm 2020 sẽ có khoảng 1.200-1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm. Dự báo, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ sẽ đạt 11,9%, quy mô thị trưởng khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020, trong đó bán lẻ hiện đại sẽ chiếm trên 45%. |
Trong khi đó, tại Hội thảo “Tận dụng không gian chính sách để hỗ trợ các ngành kinh tế nội địa” diễn ra vào ngày 07/10/2016, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam đã đề xuất một số chính sách để hỗ trợ phát triển DN bán lẻ. Theo bà Loan, cần bổ sung quy hoạch phát triển thương mại để dành quỹ đất hợp lý do dịch vụ bán lẻ. Bổ sung các dự án đầu tư vào lĩnh vực trong danh mục dự án ưu đãi đầu tư. Hỗ trợ tài chính để xây dựng và vận hành cổng thông tin kết nối nhà sản xuất với các nhà bán lẻ online. Cần tận dụng không gian chính sách bằng những ưu đãi cho tổ chức tài chính có tỷ lệ tín dụng dành cho DN bản lẻ hoặc tận dụng các cơ chế hỗ trợ tài chính được thiết kế cho DN nhỏ và vừa…
“Chúng tôi đồng thuận cao những nội dung trong Dự thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng. Luật này cần được coi như khung pháp lý vững chắc cũng như tạo động lực để các tổ chức tín dụng cho các nhà bán lẻ nhỏ và vừa vay vốn”, bà Đinh Thị Mỹ Loan khẳng định.
Trong khi đó, chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng, chưa nên bi quan quá mức về tình hình của các DN bán lẻ nội địa.
“Chúng ta vẫn còn không gian chính sách để chúng ta tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Theo đó, Việt
Nhìn khách quan, sự vào cuộc của các DN nước ngoài cũng chính là lý do để DN phải thay đổi cách nhìn, cách làm ăn và cách kinh doanh. Nếu không tự vươn lên thì DN Việt sẽ tự đánh mất mình và nhường sân nhà cho các đối thủ.
Vì vậy, về phía DN, cần tự thân khắc phục những điểm yếu bằng năng lực vốn có của mình, nhận thức một cách tự giác trong liên doanh liên kết hợp tác để cùng nhau phát triển, kinh doanh vì lợi ích của xã hội và người tiêu dùng. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, vận hành các siêu thị một cách chuyên nghiệp và có văn hóa, chấp nhận cạnh tranh và hợp tác, học tập những điểm mạnh của các DN nước ngoài để tự hoàn thiện mình.
Đặc biệt, DN phải cải thiện mẫu mã, đầu tư, nâng cao năng suất bởi sắp tới khi thuế suất về 0% thì sẽ còn nhiều cạnh tranh gay gắt hơn nữa. Bài toán cạnh tranh với hàng ngoại không chỉ còn nằm ở vấn đề giá cả mà còn phụ thuộc vào chất lượng, phục vụ, hậu mãi, sau bán hàng./.
Tham khảo từ một số nguồn:
http://www.baohaiquan.vn/Pages/Phai-xay-dung-Luat-ban-le.aspx
http://baodauthau.vn/dau-tu/tiep-suc-cho-doanh-nghiep-noi-nganh-ban-le-27880.html
http://www.baohaiquan.vn/Pages/Thi-truong-ban-le-Da-toi-luc-so-gang.aspx
Bình luận