Đến năm 2020, thị phần vận tải đạt 21,25%
Theo đó, giao thông hàng hải cần phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng, thế mạnh của đất nước. Từng bước nâng cao thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biến, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Xây dựng hệ thống kế cấu hạ tầng giao thông hàng hải đồng bộ, hiện đại, trên cơ sở sử dụng nguồn lực hợp lý để đầu tư, ưu tiên các cảng cửa ngõ quốc tế, các cảng cho tài trọng tải lớn, có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối các phương tiện vận tải, các trung tâm kinh tế lớn, tăng cường công tác bảo trì kết cấu hạ tầng hiện có để nâng cao năng lực thông qua.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả, cải thiện năng lực sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành hàng hải thông qua việc quản lý củng cố, phát triển các doanh nghiệp nắm giữ các khâu then chốt, huyết mạch. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải, đổi mới thể chế chính sách tạo khung pháp lý minh bạch, thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, rào cản, tạo động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế thm gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải.
Đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại trong xây dựng phát triển và quản lý ngành hàng hải, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hàng hải chất lượng cao, chú trọng nâng cao nawg lực hoạch định chính sách dự báo tổ chức quản lý đầu tư phát triển, quản lý, khai thác kế cấu hạ tầng hàng hải và quản lý vận tải.
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu ngành hảng hải cần đổi mới thể chế, chính sách và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực tế. Cụ thể là tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt
Bình luận