Cụ thể, EU sửa đổi quy định về mức dư lượng tối đa đối với flutianil trong và trên một số sản phẩm nhất định. Cụ thể như sau:

Ngày 7 tháng 4 năm 2022 Uỷ ban Châu Âu đã ban hành Quy định số (EU) 2022/566 sửa đổi phụ lục II của Quy định (EC) số 396/2005 về mức dư lượng tối đa đối với flutianil trong hoặc trên các sản phẩm nhất định như trái cây tươi và đông lạnh, các loại hạt; rau tươi và đông lạnh; dầu và trái cây có dầu; trà, cà phê, thảo dược và cacao; các loại gia vị; các sản phẩm có nguồn gốc động vật.

Ngày 12 tháng 4 năm 2022, EU đã ban hành Quy định số (EU) 2022/617 về việc sửa đổi quy định (EC) số 1881/2006 về mức thuỷ ngân tối đa trong cá và muối. Theo đó, hàm lượng thuỷ ngân trong cá từ mức 0,3 đến 1,0 – tuỳ thuộc vào loại cá và hàm lượng thuỷ ngân trong muối ở mức 0,10.

Ngày 13 tháng 4 năm 2022, Uỷ ban Châu Âu ban hành Quy định (EU) 2022/634 sửa đổi Quy định (EU) 37/2010 liên quan đến việc phân loại chất bambermycin và giới hạn dư lượng tối đa của nó trong thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Ngày 20 tháng 4 năm 2022, Uỷ ban Châu Âu đã ban hành Quy định số (EU) 2022/650 về việc sửa đổi Phụ lục của Quy định (EU) 231/2012 quy định các thông số kỹ thuật cho các chất phụ gia thực phẩm được liệt kê trong Phụ lục II và III của Quy định (EC) số 1333/2008 liên quan đến thông số kỹ thuật đối với natri diacetate (E262).

EU sửa đổi một số quy định về thực phẩm nhập khẩu
EU là thị trường rất quan trọng đối với nông sản, hay thủy sản của Việt Nam.

Đây là những quy định doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sang EU cần nắm bắt để đảm bảo duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, bởi EU là thị trường rất quan trọng đối với nông sản, hay thủy sản của Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, nhờ tận dụng tốt những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu nông sản sang EU trong năm 2021 đã tăng trưởng tốt. Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam (cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè) sang thị trường EU trong 11 tháng năm 2021 đạt khoảng 2,2 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Với kết quả này, EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất nước ta, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính.

Bên cạnh đó, đối với mặt hàng thủy sản, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khoảng 1,077 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2020, đưa EU là thị trường đứng thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản./.