Tháo ngòi nổ chiến tranh

Các nước giàu có về trữ lượng dầu mỏ thường có khuynh hướng chiến tranh. Sự xâm lăng của Iraq vào Kuwait, sự can thiệp của Nga vào Ukraina và hành vi hung hăng của Iran là những ví dụ điển hình. Trong bài viết của mình trên tạp chí “Conflict Management & Peace Science”, Cullen Hendrix nhận định việc giá dầu giảm có thể làm giảm nguy cơ quân sự. Ở mức hơn 77 USD/thùng, các nước xuất khẩu dầu mỏ có xu hướng chiến tranh hơn các nước không có dầu mỏ. Khi giá dầu thấp hơn 33 USD/thùng, các quốc gia xuất khẩu dầu ít có khả năng tham gia xung đột vũ trang hơn.

Nga và Arab Saudi đã tiến hành cắt giảm chi phí ngân sách khi giá dầu giảm, bởi thế khả năng hai nước này cuốn vào vòng xoáy quân sự cũng trở nên ít hơn. Có thể với mức giá dầu cao các nước nhiều dầu mỏ ít lo ngại về việc các nước khác chỉ ra những vi phạm pháp luật và quy định. Sự dồi dào dầu mỏ có thể “dập tắt” nền dân chủ, dẫn đến sự vi phạm bình đẳng giới và tăng số lượng các cuộc nội chiến.

Mặt khác sự bất ổn định của giá dầu có thể gây ra sự mất ổn định trong đất nước: tăng nguy cơ hành động bạo lực. Với sự sụt giảm giá dầu và cắt giảm ngân sách nhà nước, hình ảnh các nhà lãnh đạo sẽ bị mờ nhạt dần. Ngoài ra, giảm giá dầu dẫn đến giảm giá lương thực thực phẩm, góp phần giảm thiểu sự mất ổn định tại các nước không xuất khẩu dầu. Do đó xét trên phương diện toàn cầu, việc giảm giá dầu có tác động tích cực lên tình hình an ninh quốc tế, mặc dù vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Thúc đẩy hợp tác, hữu nghị

Việc giảm giá dầu có thể mở rộng và thắt chặt hợp tác quốc tế. Một quốc gia càng phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ thì càng ít hợp tác với bên ngoài. Họ ít có khả năng tham gia vào các tổ chức quốc tế và có xu hướng ít thừa nhận thẩm quyền của các cơ quan tư pháp quốc tế.

Giải thích điều này không quá khó. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế là một yếu tố quan trọng kích thích hợp tác quốc tế. Các quốc gia tham gia vào các hiệp ước và hiệp định quốc tế giúp phát triển xuất khẩu hoặc thu hút vồn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung các quốc gia dầu mỏ hiếm khi “mời chào” một nước khác đề buôn bán dầu khí với họ. Hơn nữa khi giá dầu cao, các nhà xuất khẩu dầu thường gặp vấn đề trong bán hàng hoá khác do “Hội chứng Hà Lan” (hiện tượng các nước xuất siêu tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làm suy giảm các ngành công nghiệp khác). Trong trường hợp này, thu nhập ngoại hối đáng kể dẫn đến sự gia tăng giá của đồng nội tệ. Do đó, các nhà xuất khẩu dầu không mặn mà với việc duy trì tiếp cận thị trường và đầu tư.

Với giá dầu cao, các nước xuất khẩu dầu không cần hợp tác quốc tế như các nước mua dầu. Ví dụ: Bolivia, Ecuador và Venezuela đả huỷ bỏ thoả thuận song phương và rút khỏi công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà nước và công dân nước ngoài, được thông qua hệ thống đầu tư nước ngoài. Thông thường các nước này tham gia vào hệ thống đầu tư nước ngoài để làm rõ với các nhà đầu tư nước ngoài rằng họ sẽ không tăng lượng đầu tư của mình. Nhưng điều kiện giá dầu cao khiến các quốc gia này còn lo lắng về những tổn thất trực tiếp do các tranh chấp về đầu tư hơn là do những khoản lỗ từ đầu tư nước ngoài.

Khi giá dầu thấp, các nước thường tìm cách đa dạng hoá nền kinh tế. Sự sụt giảm giá dầu buộc lãnh đạo các nước tìm kiếm cơ hội hợp tác quốc tế. Mexico bắt đầu tỏ ra quan tâm đến khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vào năm 1980 khi giá dầu giảm. Indonesia đã chú ý tới Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á khi doanh thu dầu mỏ bắt đầu giảm. Sau khi giá dầu giảm xuống còn 30 USD/thùng, Tổng thống Putin đã làm hết sức mình để thiết lập hợp tác đa phương nhưng động cơ hợp tác hoàn toàn khác nhau.

Griffin Cohen, sinh viên tại trường đại học Jorrozhtown cũng phát hiện ra rằng, nhờ sự sụt giảm giá dầu mà Mỹ có được những gì họ cần từ các tổ chức quốc tế. Ở mức giá dầu thấp, các nước xuất khẩu dầu có xu hướng bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc giống Mỹ. Hiểu được nguyên nhân này có thể lấy ví dụ về sự phụ thuộc lần nhau về mặt kinh tế. Với giá dầu cao các nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà xuất khẩu trong khi các ưu đãi về chính sách đối ngoại không hoàn toàn trùng với các ưu đãi về chính sách đối ngoại của Mỹ.

Mặt khác giá dầu cao tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác giữa các nước xuất khẩu dầu lớn. Có thể lấy Trung Quốc và Mỹ làm ví dụ. Trung Quốc tập trung vào khai thác nguồn tài nguyên tại châu Phi. Tuy nhiên trong danh sách mười quốc gia giàu tài nguyên mà Bắc Kinh nhằm tới chỉ có Angola. Trên thực tế, Trung Quốc mua dầu hầu như ở Mỹ và các nước ở vịnh Ba Tư. Tại đây xuất hiện lợi ích trong hợp tác với Iran trong việc đảm bảo các tuyến thương mại hàng hải mở rộng, lớn hơn là duy trì sự ổn định. Khi giá dầu giảm nhẹ, những mong muốn chung này sẽ giảm đi phần nào.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là giá dầu giảm thì các nước hồi giáo, Nga hay Iran ngay lập tức yêu chuộng hoà bình và sẵn sàng hợp tác với các thành viên cộng đồng quốc tế. Giá dầu thấp có thể dẫn đến hậu quả khác: mất ổn định tại các nước xuất khẩu dầu mỏ, ảnh hướng xấu đến sự tương tác trong vấn đề nóng lên toàn cầu.

Tóm lại, nhìn chung kinh nghiệm cho thấy rằng, với sự “xuống dốc” của giá dầu, các quốc gia xuất khẩu ở một mức độ nào đó giảm thiểu sự bùng nổ các cuộc chạy đua quân sự tốn kém, đồng thời chú trọng hơn về vấn đề hợp tác quốc tế. Nhờ đó hoà bình sẽ được giữ vững lâu dài./.

Nguồn tham khảo:

1. https://ria.ru/economy/20170911/1502205266.html
2. http://www.vestifinance.ru/articles/90675
3. http://tass.ru/ekonomika/4559719
4. Николаций Массимо, Цена нефти, певевод. Николаев А., Из. меж. отношений, 2012.
5. http://www.seb.lv/ru/info/investirovanie/kak-izmenenie-ceny-na-neft-vliyaet-na-ekonomiku