Giá gạo tại Việt Nam tăng do nguồn cung khan hiếm
Các thị trường xuất khẩu gạo tại Thái Lan và Việt Nam, hai nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai và thứ ba thế giới sau Ấn Độ, có thể ít sôi động trong đến đầu năm 2016 do hầu hết nhu cầu đã được đáp ứng trước những kỳ nghỉ lễ cuối năm.
"Giá gạo Việt Nam tăng cao và sẽ không giảm do nguồn cung khan hiếm," một thương nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Gạo vỡ 5% của Việt Nam duy trì ở mức 375-380 USD/tấn giá FOB cảng Sài Gòn trong tháng qua, trong khi gạo vỡ 25% giảm xuống mức 360-365 USD/tấn so với mức 362-365 USD/tấn ở cùng kỳ tuần trước.
Thu hoạch lúa mùa tới sẽ bắt đầu vào cuối tháng 2/2016 tại nam đồng bằng song Mê Kong.
Giá gạo tại Việt Nam vẫn ổn định do nguồn cung khan hiếm, đặc biệt gạo vỡ 15% do Indonesia mua trong kế hoạch mua 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam.
Giá gạo tăng sau khi Việt Nam bán gạo cho Philippines và Indonesia góp phần vào đà tăng giá 0,31% của giá lương thực trong tháng 11, mức tăng tháng đầu tiên kể từ tháng 2/2015.
Trung Quốc, nước mua gạo Việt Nam nhiều nhất, đã nhập khẩu 199.350 tấn gạo từ Việt Nam trong tháng 10, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu hải quan Trung Quốc cho biết. Tổng khối lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam của Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2015 đạt gần 1,6 triệu tấn, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6,24 triệu tấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.
Trung Quốc và một số nước tại Trung Đông cũng đang mua một vài lô gạo của Thái Lan. Gạo vỡ 5% của Thái Lan không thay đổi tại vùng giá 360 – 365 USD/tấn giá FOB.
"Toàn bộ gạo cần cho những kỳ nghỉ lễ như Giáng sinh và Tết dương lịch đã được mua ở nhiều tháng trước," một thương nhân tại Bangkok cho biết, do đó kỳ vọng hoạt động mua bán gạo diễn biến chậm cho đến đầu tháng 1/2016.
Tờ Jakarta Post cuối tuần trước đưa tin Indonesia dự kiến ký biên bản ghi nhớ với Pakistan về nhập khẩu gạo.
Biểu đồ gạo thô tương lai tại sàn CBOT Chicago – Nguồn: Barchart
Thái Lan dự kiến bán 200.000 tấn gạo cho Iran
Ngày 25/11/2015, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết sẽ bán 200.000 tấn gạo cho Iran sau khi cử phái đoàn thương thảo đến nước Trung Đông này.
Thứ trưởng Bộ thương mại Suvit Maesincee cho biết Iran bày tỏ quan tâm nhập khẩu 200.000 tấn gạo từ Thái Lan và đang đàm phán với các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, nhưng chi tiết về thương vụ này vẫn chưa rõ ràng.
Các quan chức Bộ Thương mại và đại diện 53 công ty tư nhân tại Thái Lan đã tham gia chuyến thăm Iran trong tuần này, nhằm mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước với kỳ vọng đẩy mạnh giao thương quốc tế với nước cộng hòa Hồi giáo này.
Iran vốn tiêu thụ khoảng 3 triệu tấn gạo mỗi năm, vẫn chưa cho biết muốn nhập khẩu loại gạo nào hay có mua gạo từ dự trữ dồi dào của Thái Lan hay không.
"Thái Lan sẵn sang mời các cơ quan của Iran đến kiểm tra chất lượng gạo," Thứ trưởng Suvit cho biết.
Giới thương nhân tại Thái Lan kỳ vọng các đơn hàng mới từ Iran có thể giúp ngăn chặn đà giảm giá ở thị trường gạo Thái Lan.
"Điều đó có thể không giúp giá gạo tăng nhưng sẽ giúp ổn định giá gạo," một thương nhân tại Bangkok cho biết.
Vào tháng 8, Thái Lan từng cho hay sẽ bán 1 triệu tấn gạo cho Trung Quốc với kỳ hạn giao vào cuối năm nay.
USDA điều chỉnh giảm dự báo sản lượng gạo thế giới niên vụ 2015/16
Theo báo cáo tháng 11 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sản lượng gạo thế giới niên vụ 2015/16 được điều chỉnh giảm xuống mức 473,50 triệu tấn từ mức 474,02 triệu tấn ở dự báo tháng 10 và so với mức ước tính 478,29 triệu tấn ở niên vụ 2014/15 và mức sản lượng chính thức 478,44 triệu tấn ở niên vụ 2013/14. Sản lượng gao thế giới niên vụ 2015/16 ước tính giảm chủ yếu do dự báo sản lượng gạo giảm tại Bangladesh, Campuchia và Philippines, bù lại sản lượng gạo tăng tại Sri Lanka, Hàn Quốc và Mỹ. Tiêu thụ gạo thế giới dự báo đạt 486,2 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn so với tháng trước nhưng vẫn ở mức kỷ lục. Tiêu thụ gạo dự báo giảm tại Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Thương mại gạo toàn cầu niên vụ 2015/16 dự báo giảm nhẹ do xuất khẩu gạo giảm từ Campuchia, nhập khẩu gạo giảm từ Sri Lanka và Việt Nam.
Tồn kho gạo toàn cầu cuối vụ có xu hướng giảm trong vài năm gần đây – Nguồn: USDA
Tồn kho gạo toàn cầu cuối niên vụ 2015/16 điều chỉnh tăng 2,7 triệu tấn tức tăng 3% lên mức 91,02 triệu tấn chủ yếu do tồn kho đầu niên vụ tăng và tiêu thụ gạo giảm. Tuy nhiên mức tồn kho này vẫn giảm 12,7 triệu tấn so với niên vụ trước và là mức tồn kho thấp nhất kể từ niên vụ 2007/08. Tỷ lệ tồn kho/sử dụng trong niên vụ 2015/16 ở mức 18,7% là mức thấp nhất kể từ niên vụ 2006/07. Tồn kho gạo đầu niên vụ 2015/16 được điều chỉnh tăng 1,9 triệu tấn do điều chỉnh giảm tiêu thụ gạo niên vụ 2014/15 đối với Trung Quốc và Ấn Độ khiến cho tồn kho gạo cuối niên vụ 2014/15 tăng lên.
Sản lượng gạo niên vụ 2015/16 của Mỹ dự báo đạt 190,8 triệu tấn, tăng 3,0 triệu tấn so với ước tính tháng trước do năng suất tăng.
Tiêu thụ gạo của Trung Quốc đều giảm trong niên vụ 2014/15 và 2015/16 do giá gạo trong nước tăng, chất lượng dự trữ gạo quốc gia không đồng nhất và mô hình tiêu thụ thay đổi. Tiêu thụ gạo của Ấn Độ dự báo giảm nên tồn kho cuối vụ điều chỉnh tăng./.
Bình luận