Ngày 15/09/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1614/QĐ- TTg phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Kết quả sau 3 năm triển khai cho thấy, chỉ số nghèo đa chiều của Việt Nam là 0,0197 và đứng thứ 31 trong tổng số 105 nước. Tỷ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam là 5%, cao hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, chỉ sau Thái Lan (0,79%) và Trung Quốc (4,02%). Mặc dù Việt Nam có nhiều tiến bộ trong giảm nghèo đa chiều ở cấp quốc gia, nhưng vẫn còn chênh lệch lớn giữa các vùng miền và nhóm dân cư. Thông qua bài viết “Nhìn lại 3 năm thực hiện giảm nghèo đa chiều”, tác giả Ngô Xuân Quyết cho thấy, một cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề này.

Triển khai Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động và là con đường để tạo lập phồn vinh cho quốc gia, dân tộc. Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP, ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử nhằm đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, để chính sách đi vào thực tiễn thì sự tham gia của người dân hay đối tượng hưởng thụ chính sách vào quá trình hoạch định chính sách là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thành công của chính sách. Thông qua bài viết “Tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạch định chính sách thông qua xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Nam Hải kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân vào khâu hoạch định chính sách, góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách.

Hiện nay, công tác kế toán tại các doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành, đồng thời phải thực thi các quy định trong luật thuế và các văn bản dưới luật. Thực tế triển khai cho thấy, các văn bản pháp quy hướng dẫn về cách xử lý chênh lệch tỷ giá có một số khác biệt trên phương diện kế toán và phương diện tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông qua bài viết “Xử lý chênh lệch tỷ giá trên phương diện kế toán và phương diện tính thuế thu nhập doanh nghiệp”, tác giả Thái Nữ Hạ Uyên tập trung vào việc so sánh những điểm giống và khác nhau trong những văn bản hướng dẫn về xử lý chênh lệch tỷ giá giữa chế độ, chuẩn mực kế toán và chính sách thuế. Qua đó đưa ra cách xử lý về sự khác biệt trong những hướng dẫn nêu trên.Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13, ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, ngành Kế hoạch và Đầu tư, Thống kê đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách có tác dụng thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy tiến độ triển khai xây dựng nông thôn mới trong cả nước. Thông qua bài viết, Ngành Kế hoạch và Đầu tư, Thống kê với phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, tác giả Trần Anh Dũng sẽ làm rõ hơn những nội dung này, cũng như những nhiệm vụ của toàn ngành Kế hoạch và Đầu tư, Thống kê trong 2 năm còn lại của kế hoạch 10 năm.Sau trên 30 năm đổi mới, có thể nói mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa vào năm 2020 của nước ta có thể khẳng định là không đạt được. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, được dự báo sẽ tác động và làm thay đổi nhiều quan niệm, cách thức điều hành kinh tế - xã hội của nhiều chính phủ trên thế giới và Việt Nam cũng kỳ vọng xác định đây là cơ hội để nhanh chóng đạt được mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, Việt Nam cần xây dựng cho mình một số ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên nhằm tận dụng những tiềm năng thế mạnh để phát triển. Thông qua bài viết “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển công nghiệp ưu tiên ở Việt Nam”, tác giả Phùng Thế Đông đề xuất một số nguyên tắc trong việc xây dựng ngành công nghiệp ưu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Những tác động của biến đổi khí hậu đã, đang và tiếp tục gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế Việt Nam, nhất là các đô thị ven biển. Bên cạnh những đặc điểm chung của biến đổi khí hậu, thì đô thị vùng ven biển còn phải chịu tác động của đặc trưng biến đổi vùng biển mà các khu vực sâu trong nội địa không phải gánh chịu. Đó là: Nhiệt độ nước biển tăng; Ô nhiễm môi trường biển, axit hóa đại dương, suy thoái các hệ sinh thái biển và ven biển; Bờ biển bị xâm thực gây xói lở bờ biển... Để hiểu rõ hơn những tác động này, cũng như làm gì để hạn chế những tác động do các hiện tượng này gây ra cho các đô thị ven biển Việt Nam, mời bạn đọc đón đọc bài viết “Đánh giá tác động của yếu tố BĐKH đến phát triển kinh tế các đô thị biển Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Lê Vinh.

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, các hoạt động liên quan đến phát triển doanh nghiệp trong trường đại học ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, hợp tác các bên vẫn chưa hiệu quả, đổi mới công nghệ và sáng tạo chậm đưa vào thực tiễn. Thông qua bài viết, “Phát triển doanh nghiệp trong đại học: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam”, tác giả Đinh Văn Toàn đưa ra một số gợi mở việc xây dựng chính sách, cải tiến cơ chế quản lý của cơ quan nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp trong trường đại học, góp phần đổi mới quản trị đại học theo hướng tăng cường tự chủ và định hướng đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh một số bài viết trên, trong số Tạp chí này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực, như: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Ngô Xuân Quyết: Nhìn lại 3 năm thực hiện giảm nghèo đa chiều

Nhữ Thị Hồng: Chuẩn mực IFRS 16 - thuê tài sản: Tăng cường tính minh bạch thông tin đối với bên đi thuê

Nguyễn Nam Hải: Tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạch định chính sách thông qua xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Phùng Thế Đông: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển công nghiệp ưu tiên ở Việt Nam

Trần Thu Thủy: Một số vấn đề về việc làm cho người lao động ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Trần Anh Dũng: Ngành Kế hoạch và Đầu tư, Thống kê với phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Thái Nữ Hạ Uyên: Xử lý chênh lệch tỷ giá trên phương diện kế toán và phương diện tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Nguyễn Thị Thúy: Thượng tôn pháp luật trong quản trị ngân hàng thương mại cổ phần

Nguyễn Sỹ Thành: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam

Vũ Thị Minh Huyền, Lê Thị Liễu: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hoa Lư

Nguyễn Lê Vinh: Đánh giá tác động của yếu tố BĐKH đến phát triển kinh tế các đô thị biển Việt Nam

Nguyễn Văn Quyết, Hoàng Thọ Vương: Ứng dụng công cụ bản đồ, GIS trong thực hiện quy hoạch tích hợp cấp tỉnh

Nông Thị Hồng Ánh: An toàn vệ sinh lao động tại các DNNVV Việt Nam

Trần Thị Liên Trang: Thúc đẩy doanh nghiệp lập báo cáo bền vững

Hà Phương: Vài ý kiến về chính sách thuế và giá đối với nhiên liệu hóa thạch ở nước ta

Nguyễn Anh Quyền: Tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong ngành xây dựng

Phùng Thị Phương Anh, Đỗ Thị Dinh: Nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

NHÌN RA THẾ GiỚI

Đinh Văn Toàn: Phát triển doanh nghiệp trong đại học: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Ngô Thị Hồng Nhung, Nguyễn Anh Tú: Nghiên cứu về các mô hình phát triển bền vững trên thế giới

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Bùi Đình Thọ: Giải pháp đào tạo nghề trong các trường cao đẳng vùng Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Hồ Viết Chiến: Kết nối hệ thống cảng và dịch vụ logistics trong phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ

Võ Ngọc Hải, Nguyễn Thành Tôn, Tăng Thị Thanh Nhàn: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội

Nguyễn Ngọc Sơn, Ngô Quốc Dũng: Giải pháp tháo gỡ những “nút thắt” trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc

Phí Văn Hạnh, Hoàng Trung Thành: Vĩnh Phúc thúc đẩy xuất khẩu lao động giải quyết việc làm

Nguyễn Thị Thanh Huyền: Giải pháp tài chính nâng cao chất lượng lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên

Vân Khánh: Ninh Bình nâng cao chất lượng công tác xuất khẩu lao động, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo bền vững

Đinh Thị Thu Thủy, Lê Thị Thu Hà: Quản trị rủi ro tín dụng cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Chi nhánh Thanh Hóa

Lê Hoàng Oanh: Về quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Thị Thu: Thực trạng sinh kế của người Khơ Mú ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Nguyễn Đình Chiến, Trần Thị Giang: Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp: Từ trường hợp tỉnh Thừa Thiên Huế

Trần Đức Vui: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh Phú Yên

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Ngo Xuan Quyet: Look back 3 years of implementing multi-dimensional poverty reduction

Nhu Thi Hong: IFRS 16 - Leases: Enhance information transparency on the lessee

Nguyen Nam Hai: Enhance people’s involvement in policymaking through building e-Government in Vietnam

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Phung The Dong: Industrialization, modernization with priority industries development in Vietnam

Tran Thu Thuy: Some issues in employment for workers in our country at present

Tran Anh Dung: Planning and Investment, Statistics department in the movement of new rural construction in the period 2016-2020

RESEARCH - DISCUSSION

Thai Nu Ha Uyen: Address exchange rate difference in terms of accounting and corporate income tax calculation

Nguyen Thi Thuy: Respect the law in administrating joint stock commercial banks

Nguyen Sy Thanh: Schemes to develop human resources in Vietnam’s aviation sector

Vu Thi Minh Huyen, Le Thi Lieu: Enhance the quality of lecturers in Hoa Lu University

Nguyen Le Vinh: Evaluate the impact of climate change on the economic development of Vietnam’s coastal cities

Nguyen Van Quyet, Hoang Tho Vuong: Apply mapping tools, GIS to the implementation of integrated planning at provincial level

Nong Thi Hong Anh: Occupational safety and health in Vietnam’s SMEs

Tran Thi Lien Trang: Encourage businesses to make sustainability report

Ha Phuong: Some opinions about tax and price policy for fossil fuels in our country

Nguyen Anh Quyen: Ensure labor safety in construction sector

Phung Thi Phuong Anh, Do Thi Dinh: Enhance the quality of sending laborers to work abroad under contracts

WORLD OUTLOOK

Dinh Van Toan: Develop business in university: International experiences and policy suggestion for Vietnam

Ngo Thi Hong Nhung, Nguyen Anh Tu: Research on sustainable development models in the world

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Bui Dinh Tho: Solutions to vocational training in Red River Delta-based colleges in the context of the Forth Industrial Revolution

Ho Viet Chien: Connect harbor system and logistics services in economic development of the Southeast region

Vo Ngoc Hai, Nguyen Thanh Ton, Tang Thi Thanh Nhan: Evaluate the activity of granting land use certificates in Thanh Tri district, Ha Noi city

Nguyen Ngoc Son, Ngo Quoc Dung: Schemes to overcome shortcomings in the economic growth of Vinh Phuc province

Phi Van Hanh, Hoang Trung Thanh: Vinh Phuc province promotes labor export to create jobs

Nguyen Thi Thanh Huyen: Financial schemes to enhance the quality of rural workforce in Hung Yen province

Van Khanh: Ninh Binh raises the quality of exporting labor activities to promote sustainable poverty reduction

Dinh Thi Thu Thuy, Le Thi Thu Ha: Credit risk management of the lending in Cooperative Bank of Vietnam, Thanh Hoa Branch

Le Hoang Oanh: Situation of commune budget management in Trieu Son district, Thanh Hoa province

Nguyen Thi Thu: Situation of livelihood of Kho Mu people in Ta Ca commune, Ky Son district, Thanh Hoa province

Nguyen Dinh Chien, Tran Thi Giang: Improve policies on corperate income tax: Case study of Thua Thien Hue province

Duc Vui: Promote investment attraction into Phu Yen province