Mục tiêu chính của chương trình là huấn luyện giảng viên nguồn, chuyên gia về Kinh tế tuần hoàn (CE ToT) cung cấp kiến thức và đào tạo chuyên sâu thực hành Kinh tế tuần hoàn cho các đơn vị, doanh nghiệp. Cùng với đó, chương trình cũng huấn luyện về thực hành Kinh tế tuần hoàn dành cho doanh nghiệp (CE Bootcamp) xây dựng tầm nhìn, mục tiêu phát triển bền vững cho doanh nghiệp, chuyển đổi từ Kinh tế tuyến tính sang Kinh tế tuần hoàn.

Huấn luyện về kinh tế tuần hoàn cho các giảng viên và doanh nghiệp
Mục tiêu chính của chương trình là huấn luyện giảng viên nguồn, chuyên gia, doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn
Huấn luyện về kinh tế tuần hoàn cho các giảng viên và doanh nghiệp
Ông Nguyễn Tuấn Lương, Trưởng phòng Accelerator Lab UNDP tại Việt Nam

Việc đào tạo là bước khởi đầu, còn rất nhiều hoạt động tạo cơ hội cho những người cùng quan điểm được làm với nhau.

CE ToT là sự kiện thuộc “Chương trình Đào tạo Kinh tế Tuần hoàn" dành cho Giảng viên các trường Đại học, các nhà quản lý, các chuyên gia tư vấn, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia từ các vườn ươm, trung tâm đào tạo quan tâm đến Phát triển bền vững & kinh tế tuần hoàn.

Trong khóa học tháng 11 vừa qua, 8 diễn giả, 150 đơn đăng ký, 15 điều phối viên (facilitator), 46 giảng viên, chuyên gia và tư vấn viên và 20 cá nhân từ các tổ chức/doanh nghiệp đã lĩnh hội những kiến thức và trải nghiệm chương trình huấn luyện trong 3 ngày đào tạo.

Liên quan đến chương trình huấn luyện về thực hành kinh tế tuần hoàn dành cho doanh nghiệp (CE Bootcamp), chương trình đào tạo nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn, mục tiêu phát triển bền vững, nhận diện chuỗi cung ứng trên mô hình kinh doanh của doanh nghiệp với công thức tạo ra dòng tiền. Đặc biệt, chương trình được thiết kế giúp các doanh nghiệp tham gia có thể thực hành mô hình kinh doanh tuần hoàn và xây dựng kế hoạch hành động khi hoạt động trong Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh đó, chương trình cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết về Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn dành cho những doanh nghiệp đang tìm hiểu hoặc đang chuyển đổi. Đặc biệt, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội sẽ có thể được ươm tạo dự án trong vòng 2 tháng cùng các cơ hội kết nối hấp dẫn với các nhà đầu tư và chuyên gia đầu ngành trong Mạng lưới kinh tế tuần hoàn.

Cô Lê Hà, Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS) cho biết, chương trình không chỉ chia sẻ kiến thức, mà còn mở ra cho mọi người một chặng đường hoàn toàn mới, trong chặng đường đó chúng ta tiếp tục kết nối và chia sẻ với nhau.

Ông Nguyễn Tuấn Lương, Trưởng phòng Thí nghiệm Đổi mới sáng tạo (Accelerator Lab) của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam - diễn giả chương trình nêu quan điểm, việc đào tạo là bước khởi đầu, còn rất nhiều hoạt động tạo cơ hội cho những người cùng quan điểm được làm với nhau.

Khái niệm Kinh tế tuần hoàn được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce và Turner từ năm 1990. Nó được dùng để chỉ mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống. Tại Việt Nam, tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của Việt Nam cho thấy sự chuyển đổi sang sản xuất tiêu dùng bền vững là một nhiệm vụ quan trọng với nhằm hướng tới bền vững lâu dài. Kinh tế tuần hoàn như một công cụ thiết thực sẽ giúp ích cho Việt Nam chuyển đổi kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện sản xuất tiêu dùng bền vững.

Thông tin thêm về hoạt động Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn tại Đà Nẵng và miền Trung:

https://dceh.dnes.vn/post/khoi-dong-chuong-trinh-huan-luyen-giang-vien-nguon-chuyen-gia-ve-kinh-te-tuan-hoan-ce-tot