Khả năng áp dụng chính sách lãi suất âm của Fed trong thời gian tới?
Fed đang cân nhắc áp dụng lãi suất âm? - Ảnh : Marketwatch
Trong bối cảnh hầu hết lăi suất trên thế giới đều đă chạm đáy, các nhà hoạch định chính sách một lần nữa phải xem xét lại những công cụ chính sách tiền tệ mà họ có thể sử dụng. Lăi suất tiền gửi âm đă được sử dụng bởi một số NHTW trong vài năm gần đây, nhưng chủ yếu là các nước nhỏ. Trong 14 tháng kể từ năm 2009 đến 2010, Thụy Điển đă thử nghiệm chính sách này. Tháng 7/2012, Đan Mạch có động thái tương tự, mặc dù với mục đích bảo vệ đồng nội tệ thay vì kích thích tăng trưởng.
Khi một ngân hàng trả cho người gửi tiền mức lãi suất dưới 0%, thì có thể hiểu rằng người gửi tiền thậm chí còn phải bỏ tiền ra để giữ tiền của họ ở trong tài khoản tiết kiệm.
Về lư thuyết, lăi suất tiền gửi âm sẽ kéo tất cả các loại lăi suất giảm theo, đồng thời giảm chi phí đi vay cho các công ty và hộ gia đ́nh. Tuy nhiên, trên thực tế tồn tại nguy cơ tác động tiêu cực nhiều hơn cả tích cực. Chủ tịch Fed Janet Yellen từng phát biểu hôm 14/11/2013 rằng lăi suất càng gần với mức 0, nguy cơ thị trường tiền tệ rối loạn càng lớn.
Ở Đan Mạch, các ngân hàng thương mại đă không đồng ư áp dụng lăi suất âm cho người gửi tiền bởi họ lo sợ sẽ mất hết khách hàng. Khi các ngân hàng phải tự gánh chi phí, lợi nhuận của họ giảm mạnh và do đó càng không muốn cho vay.
ECB đã trở thành NHTW lớn đầu tiên trên thế giới áp dụng lãi suất âm. Đây là một cách để tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế khi không còn cách nào khác.
Các quan chức của ECB cho rằng nền kinh tế cần thêm kích thích để ngăn chặn kịch bản giảm phát – tình trạng giá hàng hóa sụt giảm và làm chệch hướng đà phục hồi vốn đang rất mong manh. ECB giảm lăi suất tiền gửi từ 0 xuống -0,1%, đồng thời giảm lăi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 0,15%. Lăi suất tiền gửi âm sẽ giúp ích cho nền kinh tế bằng cách đẩy đồng Euro xuống thấp hơn.
Diễn biến lăi suất của ECB kể từ 2008
Tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao nhất kể từ khối đồng tiền chung được thành lập năm 1999 trong khi nhu cầu vay vốn đang rất yếu ớt. Chủ tịch ECB Mario Draghi trong suốt 2 năm nay vẫn đưa ra ư tưởng buộc các ngân hàng phải gửi số tiền dự trữ dư thừa vào ECB. Do đó, hạ lăi suất tiền gửi xuống mức dưới 0% cũng đồng nghĩa với trừng phạt các ngân hàng dư thừa tiền mặt, nhưng lưỡng lự không muốn mở rộng tín dụng cho các ngân hàng yếu kém hơn.
ECB có lư do cụ thể để sử dụng chính sách lăi suất âm. Fed và NHTW Nhật Bản đă viện đến các chương tŕnh mua tài sản trên quy mô lớn (nới lỏng định lượng), qua đó bơm tiền cho nền kinh tế hồi phục. Tuy nhiên, luật của Liên minh châu Âu khiến ECB gặp nhiều khó khăn khi mua lượng lớn trái phiếu chính phủ.
Không có ǵ đảm bảo chắc chắn lăi suất âm sẽ có thể giúp toàn bộ nền kinh tế hồi sinh hay có hiệu quả ở một vùng rộng lớn và phức tạp như Eurozone. Khi khủng hoảng nợ lên đến đỉnh điểm cách đây 2 năm, ông Draghi đă hứa sẽ “làm bất cứ điều ǵ có thể” để cứu lấy đồng tiền chung. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy ECB sẵn sàng thử nghiệm các chính sách tiền tệ mới.
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình CNBC cuối tuần qua, Chủ tịch Feb tại New York, William Dudley nhận định: “Theo kinh nghiệm áp dụng chính sách lãi suất âm tại thị trường Châu Âu, chúng ta có thể cân nhắc việc áp dụng lãi suất âm nếu suy thoái xảy ra và cái giá nền kinh tế Mỹ phải trả cho việc này không thật sự “nghiêm trọng” như những đồn đoán trước đây.”
Ông Dudley cho biết: “Fed đã từng quyết định không áp dụng chính sách lãi suất âm cho dù nền kinh tế Mỹ có rơi vào giai đoạn tồi tệ nhất và không đạt được các mục tiêu đã đề ra bởi họ lo ngại rằng các ảnh hưởng từ việc áp dụng chính sách này có thể nặng nề hơn so với các lợi ích có thể đạt được.”
Cuối tuần qua, Ben Bernanke, cựu Chủ tịch Fed, đã trả lời phỏng vấn của hãng tin Bloomberg Radio lý do ông đã không áp dụng lãi suất âm vì lo ngại rằng lãi suất âm có thể tạo ra các ảnh hưởng ngược đối với các quỹ thị trường tiền tệ (Money markets funds - MMF). Đây là mối quan tâm lớn vì các quỹ thị trường tiền tệ không thể phục hồi các phí quản lý và thị trường các quỹ liên bang có thể bị đình trệ.
Tuy nhiên, các diễn biến tại thị trường châu Âu trong vài năm qua đã dần thay đổi suy nghĩ của ông. Tại châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) và các ngân hàng trung ương tại Đan Mạch và Thụy Điển đã và đang áp dụng lãi suất âm và thực tế cho thấy có vẻ họ đang đi đúng hướng.
Vì vậy, Ben Bernanke đã đề cập đến việc nên áp dụng lãi suất âm trong giai đoạn hiện nay nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính. Theo ông “trong viễn cảnh tương lai, Fed có thể nghĩ đến việc này. Tuy nó không phải là “phương án khả thi nhất” nhưng đó là một cách hiệu quả để tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế khi không còn cách nào khác”. Nhưng ông từ chối đưa ra bất kỳ ý kiến cụ thể nào khác.
Đồng quan điểm về vấn đề này, trong một thông báo được tung ra vào tháng trước, chủ tịch Fed tại Minneapolis, ông Narayana Kocherlakota đã lên kế hoạch áp dụng lãi suất âm trong dự báo mới nhất của ông về “hướng đi” của lãi suất.
Kocherlakota cho biết ông sẵn sàng hạ lãi suất xuống 0 để “tạo đà” cho thị trường lao động Mỹ vốn bị trì trệ kể từ sau đợt tăng trưởng mạnh năm 2014.
Giáo sư kinh tế Miles Kimball của Đại học Michigan, người theo chủ trương áp dụng lãi suất âm cho rằng việc hạ lãi suất xuống ngưỡng âm chỉ giống như một sụt giảm lãi suất có quy tắc mà chúng ta đều từng gặp phải. Nhưng để phát huy ảnh hưởng to lớn của lãi suất âm, phải cắt giảm lãi suất trên đồng tiền giấy. Ví dụ, với 100 đô la tiền gửi trong ngân hàng, sau một khoảng thời gian, giá trị 100 đô la đó chỉ còn 98 đô la.
Chính vì điều này, Fed ít có khả năng sẽ thực hiện chính sách này, Giáo sư Kimball nhận định như thế.
Tuy nhiên, các lợi ích đối với nền kinh tế Mỹ của việc áp dụng lãi suất âm như “mỡ treo miệng mèo”, nhất là trong tình hình nền kinh tế Mỹ đang đối mặt nguy cơ tăng trưởng giảm tốc. Theo Kimball, nếu áp dụng lãi suất âm sẽ thúc đẩy mạnh nhu cầu chi tiêu và đầu tư trên thị trường Mỹ./.
Bình luận