Kinh tế toàn cầu 24 giờ qua
Thủ tướng Hy Lạp Minister Alexis chưa nhượng bộ EU - Ảnh : BBC
Hy Lạp đang phải vật lộn để đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế. Nếu không, Hy Lạp có thể phải tuyên bố phá sản hoặc phải rời khỏi khối Eurozone. Những bất đồng về vấn đề lương hưu, thuế thu nhập và cắt giảm nợ đang tạo nên căng thẳng leo thang giữa chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ. Nếu đàm phán không đi đến kết quả khả quan, Hy Lạp có nguy cơ phá sản khi không trả được khoản nợ khổng lồ cho IMF vào ngày 30/6 tới. Grexit là một từ ghép, xuất hiện từ năm 2012 trong một bài bình luận của 2 nhà kinh tế trưởng của CitiGroup, ghép từ “Greek” và “exit” (hay Greek Euro exit), để chỉ việc Hy Lạp có thể sẽ rời khỏi khối Eurozone. Thị trường toàn cầu đang dõi theo các diễn biến của khủng hoảng nợ Hy Lạp và lo ngại xảy ra “Grexit” sẽ gây biến động lớn trong khối Eurozone, khiến đồng Euro chao đảo, kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cuối tuần qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lại tiếp tục tăng mức trần hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) cho Hy Lạp lần thứ ba trong vòng chưa đầy một tuần, lên tới 87.8 tỷ Euro (tương đương 99.8 tỷ USD). Hôm thứ Hai đầu tuần, Thủ tướng Hy Lap đã đệ trình bản đề xuất cải cách trước các chủ nợ quốc tế và được đánh giá cao. Nhưng, ngày thứ Tư, các chủ nợ quốc tế đã đưa ra một bản yêu cầu cải cách mới đối với Hy Lạp khiến cho cuộc đàm phán khủng hoảng nợ Hy Lạp rơi vào bế tác. Dự kiến sẽ diến ra cuộc họp thượng đỉnh vào thứ 7 nhằm tránh Hy Lạp vỡ nợ, hoặc chuẩn bị để bảo vệ Eurozone trước hỗn loạn trên thị trường tài chính nếu có bất trắc xảy ra. |
Diễn biến khủng hoảng nợ Hy Lạp
Cuộc đàm phán giữa các chủ nợ quốc tế và Hy Lạp vẫn rơi vào thế bế tắc và dự kiến sẽ diến ra cuộc họp thượng đỉnh vào thứ 7 nhằm tránh khỏi tình trạng Hy Lạp vỡ nợ, hoặc chuẩn bị để bảo vệ Eurozone trước hỗn loạn trên thị trường tài chính nếu có bất trắc xảy ra.
Thủ tướng Angela Merkel của Đức vừa cho biết cuộc họp hôm thứ 7 sẽ mang tính quyết định và nhấn mạnh rằng phải đạt được thỏa thuận trước khi thị trường mở cửa vào thứ 2 tới.
Nếu không đạt được thỏa thuận vào cuối tuần để giải ngân gói cứu trợ, Hy Lạp sẽ vỡ nợ khi khoản vay của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đáo hạn vào thứ 3 tuần sau. Điều này co thể dẫn đến việc kiểm soát vốn và đẩy Hy Lạp khỏi Eurozone.
Bộ trưởng Tài chính Hà Lan, Jeroen Dijsselbloem cho hay: “Cánh cửa vẫn rộng mở với Hy Lạp, nước này có thể đưa ra đề xuất mới hoặc chấp nhận đề xuất được chủ nợ đưa ra.”
Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận trong 2 tiếng nhằm khiến thủ tướng Alexis Tsipras chấp nhận đề xuất và tránh để người dân Hy Lạp phải chịu đựng thêm. Ông Tsipras thúc giục các nhà lãnh đạo khác phải có trách nhiệm và không để số phận của Hy Lạp vào tay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo từ chối can thiệp và cho biết đàm phán phải được tiến hành giữa các bộ trưởng tài chính.
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, Yanis Varoufakis, cho biết: “Các định chế sẽ tái xem xét đề xuất của chùng tôi và đề xuất của họ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận cho đến khi đạt được giải pháp.”
IMF cho biết, họ vẫn kỳ vọng Hy Lạp sẽ trả 1.7 tỷ USD vào thứ 3 tới (30/6), trong bối cảnh các chủ nợ và Hy Lạp đang đau đầu đàm phán để đạt được thỏa thuận giải ngân gói cứu trợ trước khi quốc gia này tuyên bố vỡ nợ.
Gerry Rice, phát ngôn viên chính của IMF phát biểu :“Chúng tôi kỳ vọng khoản nợ sẽ được thanh toán. Chính sách lâu dài của IMF không phải là liên tục ra hạn nợ, và Hy Lạp sẽ ngập trong đống nợ nếu không có tiền.”
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, ông Draghi đã từng cam kết vào tháng 07/2012, sẽ làm mọi điều cần thiết để giữ vững khối liên minh EU. Đồng thời, ông nhấn mạnh “tôn chỉ” của khối: Mối liên kết không thể phá vỡ.
Elwin de Groot, chuyên gia tại Rabobank International, Utrecht, Netherlands nhận định: “Có quá nhiều yếu tố chính trị liên quan đến việc Hy Lạp đi hay ở lại. Sự thật là, một khi Hy Lạp rời đi, thị trường sẽ cho rằng, Eurozone không còn là một thể thống nhất và không còn cái gọi là “mối liên kết không thể phá vỡ” nữa.”
Bundesbank: ELA cho Hy Lạp và nguy cơ vi phạm nguyên tắc của ECB
Cuối tuần qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lại tiếp tục tăng mức trần hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) cho Hy Lạp lần thứ ba trong vòng chưa đầy một tuần, lên tới 87.8 tỷ Euro (tương đương 99.8 tỷ USD).
Chủ tịch Bundesbank Jens Weidmann trong một cuộc phỏng vấn vào hôm qua cho rằng, có khả năng ECB đang có nguy cơ vi phạm các nguyên tắc và luật cấm tài trợ tài chính cho Hy Lạp khi liên tục nâng trần ELA cho Hy Lạp.
Khi các ngân hàng không tiếp cận được thị trường lại đi mua trái phiếu của một chính phủ đã bị “đá” ra khỏi thị trường, liên tục cần đến ELA có thể sẽ vi phạm quy định của ECB.
Hy Lạp đã bị đẩy ra khỏi thị trường tài chính toàn cầu, hệ thống tài chính của nước này giờ phải dựa vào tiền do chính ngân hàng trung ương Hy Lạp bơm ra để thay thế cho số tiền gửi bị rút.
Thông tin kinh tế từ Mỹ
Theo dữ liệu kinh tế Mỹ vừa công bố, trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đứng ở mức 271.000 người, tăng so với tuần trước đó.
Chi tiêu tiêu dùng Mỹ tăng 0,9% trong tháng 5, mức tăng mạnh nhất trong gần 6 năm, là thông tin tốt lành cho nền kinh tế Mỹ khi người dân đã trút hầu bao để chi tiêu.
Trong khi thu nhập cá nhân chỉ tăng 0,5%, không đổi so với kỳ thống kê trước nhưng giảm so với kỳ vọng của giới chuyên gia.
Chỉ số PMI dịch vụ giảm từ mức 56 trong tháng 5, xuống 54,6 trong tháng 6, cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm hơn trong các lĩnh vực dịch vụ tại Mỹ trong tháng 5/2015.
Diễn biến các thị trường toàn cầu
Các diễn biến mới nhất trong 24 giờ qua đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục giảm điểm do “bóng ma Hy Lạp” lại quay về với nỗi lo sợ “Grexit” xảy ra, dù trong phiên các thông tin kinh tế Mỹ khá tích cực.
Kết thúc phiên 25/6, chỉ số Dow Jones giảm 75,71 điểm (-0,42%), xuống 17.890,36 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 6,27 điểm (-0,3%), xuống 2.102,31 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 10,22 điểm (-0,2%), xuống 5.112,19 điểm.
Các chỉ số chứng khoán toàn cầu
Kết thúc phiên 25/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 36,98 điểm (-0,54%), xuống 6.807,82 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 1,87 điểm (+0,02%), lên 11.473,13 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 3,64 điểm (-0,07%), xuống 5.041,71 điểm.
Sáng nay, các chỉ số chứng khoán Châu Á đồng loạt giảm điểm Chỉ số Nikkei 225 giảm 0,03% xuống 20764,19 điểm, chỉ số Hang Seng giảm 1,49% còn 26740,96 điểm.
Chỉ số VN Index của Việt Nam ít biến động trong phiên buổi sáng, chỉ số VN INDEX đạt 588 điểm, không đổi so với mức đóng cửa ngày hôm qua.
Trên thị trường hối đoái, chỉ số USD dao động mạnh trong khu vực từ 95,10 đến 95,50 điểm và dường như các nhà đầu tư vẫn đang phân vân trước diễn biến Hy Lạp và sức khỏe của nền kinh tế Mỹ.
Diễn biến các đồng tiền chính trong rổ tiền tệ
Trong tuần, giá vàng thế giới giảm mạnh bởi tâm lý thị trường khá lạc quan về triển vọng Hy Lạp, nhu cầu tìm “nơi trú ẩn an toàn” đã hạ nhiệt. Sáng nay, trên thị trường Châu Á, giá vàng dao động quanh 1175 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC đã giảm còn 34,35 – 34,39 triệu/lượng (mua vào – bán ra, theo Eximbank).
Giá dầu tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thông tin do dự trữ xăng và khí tự nhiên của Mỹ tăng mạnh tuần trước, lấn át thông tin kho dự trữ dầu thô giảm tuần thứ 8 liên tiếp.
Kết thúc phiên 25/6, giá dầu thô Mỹ giảm 0,57 USD/thùng (-0,95%), xuống 59,70 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,29 USD (-0,46%), xuống 63,20 USD/thùng.
Giá cả một số hàng hóa khi kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm
Thị trường hàng hóa thế giới ít biến động trong ngày hôm qua do chưa có thông tin nào xác lập một xu hướng rõ ràng cho các thị trường./.
Bình luận