Thực tế như KỲ 2: NHẬN DIỆN NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI TMĐT đã phân tích, quản lý thuế với TMĐT đang nhận được sự quan tâm rất lớn của công luận, nhưng cũng đồng thời là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý thuế của Việt Nam.

Kỳ 3: GỢI MỞ HƯỚNG GIẢI BÀI TOÁN “QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI TMĐT”
Quản lý thuế với TMĐT đang nhận được sự quan tâm rất lớn của công luận, nhưng cũng đồng thời là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý thuế của Việt Nam. Ảnh minh họa

Những cách quản lý thuế Bộ Tài chính đang vận dụng

Vừa qua, Tổng cục Thuế đã cho ra mắt Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (Etaxvn.gdt.gov.vn) và ứng dụng eTax Mobile. Đây là địa chỉ để nhà cung cấp nước ngoài thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế cũng như có thể tra cứu thông tin, tìm hiểu về hệ thống chính sách pháp luật thuế và các chính sách pháp luật liên quan về lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam. Song, đây cũng là công cụ hữu hiệu để cơ quan Thuế kiểm soát được nguồn thu từ các giao dịch TMĐT (kể cả giao dịch xuyên biên giới). Mặt khác, điều này cũng giúp lành mạnh hóa “sân chơi” TMĐT giữa các cá nhân và doanh nghiệp, giúp minh bạch và bình đẳng hơn.

Để quản lý thuế trong nền kinh tế số, Tổng cục Thuế đang hiện đại hóa công tác quản lý thuế để hỗ trợ nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế theo hình thức điện tử tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Mới đây, Bộ Tài chính đã phê duyệt và ban hành Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam”. Theo đó, đối với lộ trình ngắn hạn từ nay đến hết năm 2023, ngành Thuế sẽ tập trung các giải pháp tăng cường công tác quản lý thông qua việc tăng cường một số giải pháp quan trọng, như: tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; hiện đại hoá công tác quản lý thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro; phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội có liên quan để trao đổi kết nối thông tin…; đồng thời, thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thông tin đối với hoạt động TMĐT.

Đối với lộ trình dài hạn, đến hết năm 2025, ngành Thuế tăng cường một số giải pháp quan trọng như: nghiên cứu xây dựng chính sách thuế đối với dịch vụ số xuyên biên giới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật thuế, pháp luật chuyên ngành liên quan để đáp ứng quản lý đối với TMĐT nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 40/2021/TT-BTC với mục tiêu là cải cách công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hướng đơn giản, khuyến khích hộ lên doanh nghiệp, cải cách công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp, tổ chức sử dụng vốn ngân sách nhà nước có sử dụng nhiều hoá đơn.

Chia sẻ cụ thể về Thông tư số 40, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân, Tổng cục Thuế cho biết, theo quy định, sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm khai thay, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn giao dịch TMĐT. Số thuế khai thay, nộp thay được căn cứ theo thuế suất của từng lĩnh vực, ngành nghề áp dụng đối với cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ.

Theo đó, sàn giao dịch TMĐT căn cứ doanh thu, các khoản thu khác mà cá nhân kinh doanh thông qua sàn giao dịch nhận được bao gồm các trường hợp như: các khoản nhận được thông qua các đơn vị vận chuyển - COD; thông qua các hình thức trung gian thanh toán; thông qua các hình thức thanh toán khác..., để xác định doanh thu kê khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh.

Toàn bộ thông tin doanh thu và số thuế đã khai thay, nộp thay theo từng đơn hàng trên chứng từ cung cấp cho người mua hàng và người bán (cá nhân kinh doanh) sẽ được sàn giao dịch TMĐT ghi nhận lại.

Như vậy, đến trước ngày 1/7/2022, ngoài việc sàn giao dịch TMĐT cung cấp chứng từ theo từng đơn hàng cho người mua và người bán, trường hợp người mua có yêu cầu hóa đơn thì cá nhân kinh doanh có trách nhiệm xuất hóa đơn giấy của cơ quan Thuế theo quy định hiện hành.

Kỳ 3: GỢI MỞ HƯỚNG GIẢI BÀI TOÁN “QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI TMĐT”

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 121, trong đó đề xuất, đối với sàn TMĐT thì bắt buộc sàn phải thu hộ thuế của những người tham gia sàn

Bà Nguyễn Thị Lan Anh cũng cho biết, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng giải pháp kỹ thuật, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để kết nối, lưu trữ thông tin từ các sàn giao dịch TMĐT và thông tin từ các cơ quan nhà nước có liên quan để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý thuế đối với TMĐT.

Ngành Thuế đang từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với TMĐT. Thông tin quản lý rủi ro được xử lý tập trung tại Tổng cục Thuế và được thu thập từ các nguồn: hệ thống thông tin trong cơ quan thuế; từ bộ, ngành có liên quan; từ tổ chức, cá nhân, người nộp thuế có liên quan; từ cơ quan thuế các nước, tổ chức hợp tác quốc tế về thuế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; mua thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế…

“Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã ký thỏa thuận, phối hợp công tác với Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, xây dựng thỏa thuận phối hợp công tác với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an. Theo đó, các bộ, ngành đã thống nhất nguyên tắc phối hợp trong công tác quản lý TMĐT như chia sẻ cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin và phối hợp sửa đổi chính sách pháp luật để tăng cường công tác quản lý TMĐT nói chung và quản lý thuế nói riêng”, bà Lan Anh cung cấp thêm thông tin.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, nghĩa vụ đăng ký, kê khai nộp thuế, các loại thuế phải nộp đến tất cả người nộp thuế có hoạt động kinh doanh TMÐT, tạo sự đồng thuận cao trong quản lý thu thuế TMĐT.

Sẽ thanh tra sâu các “ông lớn” công nghệ, kinh doanh ở Việt Nam

Kỳ 3: GỢI MỞ HƯỚNG GIẢI BÀI TOÁN “QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI TMĐT”
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đã giải quyết được một bước thuế với các "ông lớn" về công nghệ thông qua khai trương Cổng thông tin điện tử nộp thuế xuyên biên giới...

Trên diễn đàn Quốc hội ngày 8/6/2022, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về cách thức quản lý thuế đối với TMĐT, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đã giải quyết được một bước các "ông lớn" về công nghệ thông qua khai trương Cổng thông tin điện tử nộp thuế xuyên biên giới, các tập đoàn lớn này kê khai nộp thuế ở đó để kinh doanh ở Việt Nam, sau này tiến hành thanh tra sâu.

“Các sàn TMĐT đang tích cực kiểm tra, đối với Zalo, Facebook và một số nền tảng khác; chúng tôi đang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành khác để đấu tranh trong lĩnh vực này. Trong tương lai chắc là phải xây dựng một hệ thống công nghệ để kiểm soát và tự động thu tiền thông qua hệ thống vay ngân hàng”, người đứng đầu ngành Tài chính cho biết.

Bộ trưởng cho hay, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 121, trong đó mạnh dạn đề xuất, đối với sàn TMĐT thì bắt buộc sàn TMĐT phải thu hộ thuế của những người tham gia sàn TMĐT cho Nhà nước, có như vậy mới cấp phép để sàn TMĐT hoạt động. Dư luận có nhiều ý kiến chưa đồng ý, vì những người tham gia trên sàn TMĐT có thể là người nước ngoài, có thể doanh nghiệp nước ngoài, cũng có thể trong nước, nhưng cơ quan quản lý có cái lý của mình khi đưa ra đề xuất trên.

Theo Bộ trưởng, đối với ở nước ngoài và ở những máy chủ khác, đúng là rất khó quản lý vì không biết ở quốc gia nào, không biết họ đâu, sử dụng máy chủ như thế nào để quản lý được, nên chỉ có sàn thương mại là người biết. Vì, doanh nghiệp muốn tham gia ở sàn thương mại này, thì phải đăng ký nộp thuế, sàn TMĐT sẽ thu thuế theo tỷ lệ phần trăm mà cơ quan nhà nước quy định, sau đó nộp thuế cho ngân sách nhà nước.

“Nếu được ủng hộ theo phương án này thì tôi nghĩ biện pháp để thu thuế trên sàn TMĐT sẽ tốt hơn”, Bộ trưởng nêu quan điểm.

Quốc tế đang quản lý thuế với TMĐT như thế nào?

TMĐT chiếm doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm trên toàn cầu. Những hoạt động bán hàng trên nền tảng này hiện diện ngày càng nhiều hơn ở các quốc gia. Tuy nhiên, việc thu thuế với hoạt động diễn ra trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới luôn là vấn đề đau đầu với nhiều chính phủ.

Để đối phó với những phát sinh đến từ TMĐT xuyên biên giới, tùy vào mục tiêu quản lý và quan điểm về hàng hóa, các quốc gia sẽ đưa ra các chính sách quản lý của riêng mình. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia vẫn điều chỉnh chính sách theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm: giảm thời gian lưu kho, kiểm tra đối với sản phẩm giao dịch TMĐT; giảm khối lượng hàng hóa phải kiểm tra; và đơn giản hóa quy trình giao dịch (quy trình đặt hàng, giao dịch, thanh toán...).

Điển hình như Trung Quốc, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT xuyên biên giới nhanh nhất thế giới (trung bình 30% năm) (China Internet Watch), đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi riêng dành cho TMĐT. Từ năm 2012, Chính phủ Trung Quốc chọn 13 thành phố thử nghiệm toàn diện TMĐT xuyên biên giới. Các chính sách của Trung Quốc cũng hướng đến việc giảm thời gian và khối lượng hàng hóa phải kiểm tra, bao gồm các quy định giúp giảm khối lượng hàng hóa cần kiểm tra; thành lập các cơ quan quản lý chất lượng riêng đối với hàng hóa giao dịch qua TMĐT xuyên biên giới, chính sách ưu đãi về việc kiểm tra chuyên ngành cũng được Trung Quốc áp dụng nhằm đơn giản hóa quá trình thông quan (thủ tục đơn giản, thời gian rút ngắn, một số sản phẩm không phải dán nhãn phụ).

Bên cạnh đó, các chính sách thuế ưu đãi cũng được áp dụng như miễn thuế cho các sản phẩm có mức đóng thuế dưới 50 nhân dân tệ, giảm thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa giao dịch qua kênh TMĐT.

Về phương thức giao dịch, các trang web TMĐT bán hàng tại Trung Quốc đều có kết nối chia sẻ dữ liệu với cơ quan hải quan về thông tin đơn hàng, tình trạng thanh toán, việc vận chuyển hàng hóa theo thời gian thực khi khách hàng mua hàng hóa. Hàng hóa được xuất từ kho hàng tại nước ngoài và được vận chuyển đến khu vực riêng đối với hàng TMĐT được kiểm soát bởi cơ quan hải quan bằng dịch vụ chuyển phát nhanh. Sau khi hoàn tất thủ tục thông quan, giám sát kiểm định, hàng hóa được đưa đến tay khách hàng.

Kỳ 3: GỢI MỞ HƯỚNG GIẢI BÀI TOÁN “QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI TMĐT”
Việc thu thuế với hoạt động diễn ra trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới luôn là vấn đề đau đầu với nhiều chính phủ. Ảnh minh họa

Để đơn giản hóa quá trình thông quan cho các sản phẩm giao dịch qua TMĐT, Indonesia lại tập trung kiểm soát của hải quan đối với hàng hóa giao dịch qua TMĐT được thực hiện dựa trên giá trị của hàng hóa.

Đối với hàng hóa mua bán qua sàn giao dịch TMĐT trị giá dưới 1.500 USD, cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai hải quan từ các doanh nghiệp bưu chính, thực hiện thu thuế thông qua nền tảng điện tử Marketplace. Đối với hàng hóa giao dịch TMĐT gửi kho ngoại quan, không có định mức miễn thuế mà áp dụng mức thuế suất là 7,5% đối với hàng trị giá dưới 1.500 USD và trên 1.500 USD thì áp thuế MFN, đồng thời được chậm nộp thuế trong ba năm.

Còn Hàn Quốc, với đặc thù của hàng hóa qua giao dịch điện tử đa số là sản phẩm cá nhân và hàng hóa giá trị nhỏ, việc vận chuyển và thông quan hàng hóa thông thường sẽ thực hiện thông qua công ty chuyển phát nhanh, chiếm tỷ trọng 70% trên tổng số hàng hóa chuyển phát nhanh tại Hàn Quốc.

Các chính sách của Hàn Quốc theo hướng giảm tối đa thời gian thông quan cho hàng hóa TMĐT, bao gồm hình thành trung tâm lưu thông hàng hóa chuyển phát nhanh với các thiết bị soi chiếu có tốc độ xử lý tối đa 30.000 đơn hàng/giờ. Bên cạnh đó, Hàn Quốc hình thành Cục thông quan hàng chuyển phát nhanh thuộc Hải quan Incheon chuyên quản lý thông quan hàng chuyển phát nhanh. Hàn Quốc cũng áp dụng cơ chế cho phép miễn kiểm tra, miễn xác minh điều kiện những hàng hóa giao dịch điện tử có trị giá (giá trước thuế) dưới 2.000 USD.

Gợi mở giải pháp quản lý thuế TMĐT cho Việt Nam

Kỳ 3: GỢI MỞ HƯỚNG GIẢI BÀI TOÁN “QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI TMĐT”
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các sàn TMĐT đang tích cực kiểm tra, đối với Zalo, Facebook và một số nền tảng khác

Trước vấn đề mới và rất khó về tư duy tổ chức cách thu thuế TMĐT cho Việt Nam, ông Nguyễn Việt Anh, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) chia sẻ, quản lý thuế đối với các hoạt động TMĐT và kinh doanh dựa trên nền tảng số là việc khá mới mẻ đối với nhiều cơ quan thuế trên thế giới. Tuy nhiên, đi sâu hơn vào các nội dung cụ thể có thể chia làm hai trường hợp.

Đối với thuế trực thu, quan sát của chuyên gia WB cho biết, đây là một nội dung rất mới và hiện nay các quốc gia vẫn chưa tìm ra được giải pháp có sự đồng thuận cao về cách thức ứng xử với loại thuế trực thu đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên nền tảng số. Loại doanh nghiệp này có thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh tại một quốc gia, nhưng lại không có sự hiện diện tại quốc gia đó. Đây là một nội dung đã được thảo luận qua nhiều vòng trong khuôn khổ của Diễn đàn BEPS do G20/OECD khởi xướng, nhưng vẫn chưa có kết quả cuối cùng.

Đối với thuế gián thu, cụ thể là thuế giá trị gia tăng, việc đánh thuế đối với hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các dịch vụ số được cung cấp qua các giao dịch TMĐT, các nền tảng số…, cho đến nay đã có nhiều thông lệ quốc tế tốt. Các nước thuộc khối EU cũng như nhiều quốc gia xung quanh Việt Nam, như: Úc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đã ban hành quy định cũng như chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng để quản lý thuế TMĐT từ các giao dịch này. Việt Nam có thể tham khảo và chọn lọc cách làm từ các nước đã có kinh nghiệm, để tiến đến kiểm soát tốt nguồn thu từ thuế gián thu này.

“Thực tế cho thấy, phần lớn các giao dịch TMĐT, giao dịch kinh tế số được thực hiện thông qua các chợ điện tử, hoặc nền tảng số. Con số các nhà cung cấp lên tới hàng trăm ngàn, hàng triệu đơn vị. Số lượng giao dịch rất lớn, nhưng giá trị từng giao dịch thường nhỏ. Việc quản lý nhóm đối tượng này luôn là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý thuế”, ông Nguyễn Việt Anh lưu ý và khuyến nghị, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế TMĐT là một giải pháp nhất thiết phải thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học, để đạt được mục tiêu quản lý số lượng lớn.

Cùng quan điểm trên, PGS, TS. Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính) đề nghị, bên cạnh hoàn thiện hành lang pháp lý, cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ để thúc đẩy sự minh bạch và giám sát công bằng với các chủ thể nộp thuế. Ông Trường gợi ý, nên thành lập Trung tâm phòng chống trốn lậu thuế công nghệ cao thuộc Tổng cục Thuế, hoặc giao bổ sung chức năng này cho Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế) để làm đầu mối triển khai hệ thống phần mềm quản lý thuế đối với TMĐT. Đồng thời, tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý đối với TMĐT.

Kỳ 3: GỢI MỞ HƯỚNG GIẢI BÀI TOÁN “QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI TMĐT”

TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam (VNF) nhận định, một số biện pháp quản lý thuế được đưa ra trong thời gian gần đây quản lý hoạt động của sàn TMĐT dường như mới chủ yếu tập trung vào mục tiêu đảm bảo nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, chứ chưa hướng tới mục tiêu phát triển ngành TMĐT, cụ thể là các sàn TMĐT - một ngành mới, nhưng hứa hẹn là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập niên sắp tới.

TMĐT là một ngành non trẻ và rất cần được bảo vệ để phát triển, thậm chí bằng cách chính sách cởi mở, khuyến khích sáng tạo, cho phép mạnh dạn thí điểm các ý tưởng mới (sandbox policy) hoặc chí ít cũng cần phản ánh đúng bản chất vận hành của hoạt động TMĐT của vai trò và trách nhiệm của các tác nhân trong thị trường TMĐT.

“Về lâu dài, cùng với việc sửa đổi quy định pháp luật về kê khai, nộp thuế, cần phát triển hệ thống tính thuế tự động gắn với không gian và thời gian thực của giao dịch trong nền kinh tế số”, ông Trường nói.

Nhìn thêm ở góc độ phát triển thị trường TMĐT, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam (VNF) chỉ rõ, chính sách thuế ngoài mục tiêu đảm bảo nguồn thu cho NSNN, còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường, khuyến khích và phát triển một ngành hay một khu vực doanh nghiệp và đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

Ông Bình nhận định, một số biện pháp quản lý thuế được đưa ra trong thời gian gần đây quản lý hoạt động của sàn TMĐT dường như mới chủ yếu tập trung vào mục tiêu đảm bảo nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, chứ chưa hướng tới mục tiêu phát triển ngành TMĐT, cụ thể là các sàn TMĐT - một ngành mới, nhưng hứa hẹn là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập niên sắp tới.

“TMĐT là một ngành non trẻ và rất cần được bảo vệ để phát triển, thậm chí bằng cách chính sách cởi mở, khuyến khích sáng tạo, cho phép mạnh dạn thí điểm các ý tưởng mới (sandbox policy) hoặc chí ít cũng cần phản ánh đúng bản chất vận hành của hoạt động TMĐT của vai trò và trách nhiệm của các tác nhân trong thị trường TMĐT”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Ông cũng lưu ý rằng, các biện pháp quản lý quá chặt chẽ, cứng nhắc và có phần vội vã có thể làm thui chột sự phát triển của các sàn giao dịch điện tử, giảm sự hứng thú của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mạo hiểm. Theo đó, hệ lụy sẽ là chính nền kinh tế số của Việt Nam chịu thiệt thòi sau cùng.

Chia sẻ với Tạp chí Kinh tế và Dự báo về giải pháp cụ thể nào cho câu chuyện thuế TMĐT tại Việt Nam, TS. Lê Duy Bình kiến nghị, bên cạnh yêu cầu ngân hàng thực hiện việc khấu trừ, trích nộp thuế từ TMĐT như hiện nay, Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước khác (như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng….) đưa ra các quy định buộc các đối tượng nộp thuế có trách nhiệm mở tài khoản và ủy quyền cho ngân hàng tự động khấu trừ vào số dư tài khoản của khách hàng để thực hiện nghĩa vụ thuế.

Theo TS. Bình, sự ủy quyền như vậy thể hiện được tính tự nguyện và bình đẳng trong quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng thương mại chỉ là đơn vị phối hợp. “Khi có sự ủy quyền từ khách hàng, thì ngân hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc thực hiện sự ủy quyền từ khách hàng”, ông nhận định. “Ngân hàng thương mại cũng là một đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác. Khi có lệnh, yêu cầu từ phía cơ quan quản lý thì ngân hàng thương mại có nghĩa vụ phối hợp thực thi”, ông tin tưởng.

KỲ 2: NHẬN DIỆN NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI TMĐT KỲ 2: NHẬN DIỆN NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI TMĐT
KỲ 1: CHÚNG TA ĐANG THẤT THU RẤT LỚN KỲ 1: CHÚNG TA ĐANG THẤT THU RẤT LỚN

Thực tế, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã được phân công phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong cung cấp thông tin về thanh toán các hóa đơn trong lĩnh vực TMĐT. Tuy nhiên, cơ quan này cần nghiên cứu quản lý thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua phương thức tiền điện tử khi loại tiền tệ này chưa thực sự được giám sát hoàn toàn, chỉ mới ở trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm tại Việt Nam.

Góp ý về góc nhìn tổ chức nhân sự, TS. Vũ Xuân Dũng (Trường Đại học Thương mại) cho rằng, cơ quan thuế các cấp cần thành lập bộ phận chuyên trách quản lý thuế với hoạt động TMĐT đẩy mạnh đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật, phần mềm ứng dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức thuế. Con người là gốc của mọi thành, bại, nên để ứng phó với bài toán thu thuế TMĐT, cần nhất là đào tạo được một hệ thống nhân sự tốt, từ đó, việc thu và nộp thuế sẽ không còn chịu thách thức và trăn trở như hiện nay.

Thực tế cho thấy, một mình ngành thuế sẽ không thể giám sát và thực hiện chống thất thu thuế nói chung, thuế TMĐT nói riêng, nhất là khi đây là mảng việc mới với Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo đó, luật sư Hà Huy Phong, Giám đốc điều hành Công ty Luật Inteco, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội kiến nghị, rất cần có sự tham gia và phối hợp từ các cơ quan nhà nước khác, đặc biệt là các tổ chức có khả năng kiểm soát dòng tiền như hệ thống ngân hàng. Cùng với đó, để đảm bảo tính liêm chính và nghiêm minh của chính sách, các chế tài xử phạt đối với các hành vi trốn thuế trong lĩnh vực TMĐT cần mạnh hơn, sát thực hơn, nhằm hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận thuế hay không thực hiện các nghĩa vụ về thuế./.