Lao động - việc làm quý II/2017: Thu nhập trình độ cao đẳng, trung cấp… thua sơ cấp
Thông tin này được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố vào chiều 15/09/2017 tại Hà Nội.
Đại diện Ban biên tập Bản tin thị trường lao động Việt Nam, bà Chử Thị Lân cho biết, nhóm lao động có trình độ đại học và trên đại học có thu nhập cao nhất với 7,49 triệu đồng. Thu nhập nhóm này có xu hướng giảm so với quý I/2017, cũng giống như các nhóm có trình độ khác, nhưng nhóm này mức giảm cao nhất: 736 nghìn đồng, tương đương 8,9%.
Quý II/2017, thu nhập của lao động trình sơ cấp cao hơn trình độ cao đẳng và trung cấp
Đáng chú ý, thu nhập của nhóm lao động có trình độ sơ cấp đạt 6,04 triệu/tháng, cao hơn nhóm lao động có trình độ trung cấp (5,39 triệu/tháng), cao đẳng (5,62 triệu/tháng)
Cũng trong quý II này, thu nhập bình quân theo giờ của nhóm lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn cao nhất là 35,2 nghìn đồng/h (gấp 1,79 lần so với nhóm có thu nhập thấp nhất), nhóm không có hợp đồng lao động là 19,7 nghìn đồng/giờ. Thu nhập bình quân giờ của lao động có hợp đồng thuê khoán công việc có mức tương đối cao (23,2 nghìn đồng).
Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động, Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội cho rằng, thu nhập một số ngành, như: vận tải, kho bãi và dịch vụ lưu trú và ăn uống thu nhập vẫn tăng phản ánh sự phù hợp với kết quả tăng trưởng của các ngành vận tải, kho bãi và dịch vụ lưu trú trong quý 2/2017. Đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng lao động cũng tăng lên theo nhịp độ phát triển kinh tế và phản ánh quy luật của thị trường lao động. |
Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động làm công hưởng lương tiếp tục xu hướng tăng, đạt 42,77% vào quý II/1017. Số người làm việc trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 6,21 triệu người, tăng 38 nghìn người so với quý 1-2017. Số người làm việc trong các cơ sở kinh doanh cá thể cũng tăng 824 nghìn người so với quý 01/2017.
Đáng chú ý, trong quý II/2017, khi đa số lao động trong các ngành có thu nhập giảm so với quý 1/2017 thì các ngành, như: vận tải, kho bãi và dịch vụ lưu trú và ăn uống thu nhập vẫn tăng.
Bản tin thị trường lao động quý II cũng cho biết số người thất nghiệp có trình độ “đại học trở lên” và nhóm thanh niên tăng mạnh so với quý 1/2017.
Cụ thể, trong quý II này cả nước có 53,40 triệu người lao động có việc làm, tăng 164.300 người so với quý II/2016 và 39.700 người so với quý 1/2017. Số người lao động trong độ tuổi là 1.081.600 người, giảm 21.100 người so với quý trước.
Trong quý II/2017, tỷ lệ lao động làm công hưởng lương tiếp tục có xu hướng gia tăng, đạt 42,7%. Số người làm việc trong khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 6.210.000 người, tăng 38.000 so với quý trước. Số người làm việc trong các cơ sở kinh doanh cá thể cũng tăng 824.000 người so với quý 1/2017.
Bên cạnh đó, lao động đã qua đào tạo có sự gia tăng nhanh hơn của nhóm sơ cấp và trung cấp. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có bằng chứng chỉ từ 3 tháng trở lên là 11.780.000 người, tăng 564.000 người (5,03%) so với quý II/2016.
Trong đó, tăng mạnh nhất là nhóm sơ cấp nghề (8,44%), tiếp đến là nhóm trung cấp (5,01%), nhóm đại học và trên đại học (4,64%) và nhóm cao đẳng (2,98%).
Tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên trong tổng lực lượng lao động là 9,09%, cao đẳng là 3,17%, trung cấp là 5,43% và sơ cấp nghề là 3,53%.
Điều đáng lưu ý là thất nghiệp giảm nhẹ cả về số lượng và tỷ lệ. Thế nhưng, thất nghiệp của nhóm trình độ “đại học trở lên” và nhóm thanh niên lại tăng mạnh so với quý I/2017. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15-24 tuổi) lại tăng lên thành 7,67% (cao hơn 0,38% so với quý 1/2017). Số người thất nghiệp có trình độ đại học là 183.100 người, tăng 44.200 người so với quý I/2017.
Tuy rằng, nhóm trình độ “cao đẳng” số người thất nghiệp là 82.600, giảm 21.600 người so với quý 1/2017, thì nhóm trình độ “trung cấp” có 92.700 người thất nghiệp, tăng 9.400 người./.
Bình luận