Mối lo “hết thuốc chữa” vì kháng thuốc
Tình trạng kháng thuốc ngày càng tăng
Vấn đề kháng thuốc kháng sinh xuất hiện từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, tuy nhiên việc gia tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh đang trở thành một nguy cơ lớn cho toàn thể nhân loại.
Năm 2011, toàn cầu có khoảng 640.000 trường hợp lao đa kháng thuốc. 15% người điều trị HIV đã phải dùng đến thuốc phác đồ bậc 02 và bậc 03 đối với các nhiễm khuẩn kháng. Ký sinh trùng sốt rét Falciparum kháng với artemisinin đang nổi lên ở Đông Nam Á, kháng với chloroquine phổ biến ở hầu hết các nước lưu hành sốt rét.
Năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra thông báo toàn cầu về kháng thuốc kháng sinh, trong đó ghi nhận tỷ lệ kháng thuốc cao ở các vi khuẩn gây một số bệnh truyền nhiễm thông thường (ví dụ: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn vết mổ, viêm phổi và nhiễm khuẩn máu) ở tất cả các khu vực trên thế giới.
Những kết quả ban đầu trong cuộc khảo sát toàn cầu của WHO xác nhận sự kháng thuốc xảy ra rất thường xuyên ở các vi khuẩn bị cô lập tại các cơ sở y tế. Ví dụ như, Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA), sự kháng thuốc trung bình là 44% ở Mỹ La-tinh, 40% ở các nước Tây Phi và 38% ở châu Âu.
Cuối tháng 04/2015, WHO tiếp tục đưa ra cảnh báo tình trạng kháng thuốc đang là thách thức lớn nhất trong điều trị các bệnh truyền nhiễm hiện nay. Mối lo ngại đặc biệt cấp bách là sự phát triển của các vi khuẩn mà các loại thuốc kháng sinh có sẵn “bất lực”.
Hiện có 04 yếu tố quan trọng nhất tập trung kháng lại kháng sinh là vi khuẩn, virus (HIV), ký sinh trùng (sốt rét) và nấm. Việc gia tăng sự kháng thuốc của các yếu tố gây bệnh đang trở thành một nguy cơ lớn cho toàn thể nhân loại.
Tại Việt Nam, theo báo cáo kết quả nghiên cứu của 19 bệnh viện ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng trong 02 năm (2009-2010) về tình trạng kháng thuốc kháng sinh, có 04 chủng vi khuẩn thường gặp kháng thuốc kháng sinh là acinetobacter spp, Pseudomonas spp, E.coli, Klebsiella. Hầu hết các kháng sinh thông thường, như: penicillin, tetracycline, streptomycine… hay như kháng sinh Cephalosporn thế hệ thứ 03 đều đã xuất hiện các khuẩn kháng thuốc.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng thuốc là do lạm dụng và sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, kích thích vi khuẩn phát triển các chủng mới để vô hiệu hóa tác dụng của thuốc. Hiện nay để điều trị bệnh, các bác sĩ không chỉ dùng một mà phải phối hợp nhiều loại. Khảo sát 443 hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 của Bộ Y tế cho thấy, chỉ có duy nhất một hồ sơ bệnh án sử dụng một loại kháng sinh, 02 loại là 43 hồ sơ; trong khi đó nhiều nhất là sử dụng 03 loại, thậm chí có 34 hồ sơ bệnh án sử dụng đến hơn 06 loại.
Chưa kể, người dân thường mua và sử dụng thuốc theo kinh nghiệm, không cần kê đơn của bác sĩ. Trong một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương, có đến 44% các bà mẹ tự ý đi mua thuốc kháng sinh cho con. Chính việc lạm dụng kháng sinh và sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm ban đầu đã dẫn đến hệ lụy kháng thuốc cao.
Ngoài ra, Việt
Việc thiếu các cơ sở xét nghiệm có thể xác định chính xác vi sinh vật đề kháng dẫn đến khó khăn trong việc phát hiện các vi sinh vật đề kháng mới nổi, nên không thể có những hành động nhanh chóng để khống chế tình trạng kháng thuốc này.
Hệ lụy khôn lường
Hệ lụy từ tình trạng kháng thuốc kháng sinh là vô cùng lớn. Khi bệnh nhân bị nhiễm các vi khuẩn không phản ứng với thuốc, bệnh của họ thường nặng hơn, tốn nhiều chi phí chữa trị hơn và có nguy cơ tử vong cao hơn so với các bệnh nhân khác.
Theo nhiều chuyên gia, tình trạng kháng thuốc đang ở mức báo động, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nếu không giải quyết bây giờ thì trong tương lai nhiều bệnh nhiễm khuẩn không điều trị được, các phẫu thuật sẽ nguy hiểm hơn.
Hệ lụy từ tình trạng kháng thuốc kháng sinh là vô cùng lớn. Khi bệnh nhân bị nhiễm các vi khuẩn không phản ứng với thuốc, bệnh của họ thường nặng hơn, tốn nhiều chi phí chữa trị hơn và có nguy cơ tử vong cao hơn so với các bệnh nhân khác. |
Tại Hội nghị Triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2014-2020, TS. Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, chính tỷ lệ kháng thuốc ngày càng cao đã làm cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhất là nhiễm khuẩn huyết bị thất bại dẫn đến tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn ngày càng gia tăng. Không chỉ làm tăng tỷ lệ tử vong, kháng kháng sinh còn làm tăng gánh nặng bệnh tật (bệnh nặng hơn), cũng như tốn kém về kinh tế cho bệnh nhân và cho xã hội (tăng chi phí chữa bệnh, thời gian điều trị kéo dài hơn).
Ví dụ, đối với một ca viêm phổi thông thường, người bệnh chỉ cần điều trị ngoại trú với amoxycyllin kết hợp acid clavulanic (uống). Về chi phí, hết khoảng 65.000đ/ngày x 07 ngày (một đợt điều trị). Thế nhưng, đối với một ca kháng thuốc phải nhập viện (nằm viện) và dùng đến kháng sinh tiêm (ceftazidime 1g x 3 lọ/ngày, dùng trong 7 ngày). Như vậy, riêng đối với tiền thuốc kháng sinh bệnh nhân đã phải chi trả khoảng 300.000đ/ngày, chưa tính các chi phí xét nghiệm tìm kháng thuốc, chi phí nằm viện và người nhà thăm nom...
Những hành động quyết liệt
Từ tháng 02/2014, Chương trình Nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu (GHSA) đã được khởi xướng, trong đó chống kháng thuốc là một trong 12 mục tiêu chính của GHSA. Mục tiêu của GHSA là hỗ trợ các hoạt động được điều phối bởi WHO, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) để phát triển một gói tích hợp các hoạt động toàn cầu chống lại kháng thuốc đối với con người, động vật, nông nghiệp, thực phẩm và các lĩnh vực môi trường.
GHSA là một nỗ lực của các quốc gia, tổ chức quốc tế và cộng đồng để đẩy nhanh tiến trình tới một thế giới an toàn và được bảo vệ khỏi các nguy cơ bệnh truyền nhiễm. Cùng với WHO, Chính phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ các nhà lãnh đạo và các chuyên gia y tế công cộng của Việt Nam tăng cường khả năng dự phòng, phát hiện và phản ứng nhanh với dịch bệnh bùng phát.
Ở Việt
Sáng 24/06/2015, lần đầu tiên Bộ Y tế tổ chức lễ ký kết văn bản thỏa thuận về phòng chống kháng thuốc với sự tham gia của đại diện các bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng nhiều tổ chức quốc tế khác. Việt
Kế hoạch phòng chống kháng thuốc là kế hoạch liên ngành, đòi hỏi sự nỗ lực và cam kết của tất cả các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là người dân cùng vào cuộc để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc./.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2013). Quyết định số 2174/QĐ-BYT, ngày 21/6/2013 phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020
2. An Nguyên (2014). 91% thuốc kháng sinh bán ở nông thôn không theo đơn thuốc, truy cập từ http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_suckhoe/_mobile_tieudiem/item/23964002.html
3. PV (2015). Các Bộ chung tay phòng, chống tình trạng kháng thuốc kháng sinh, truy cập từ http://www.vietnamplus.vn/cac-bo-chung-tay-phong-chong-tinh-trang-khang-thuoc-khang-sinh/329477.vnp
Bình luận