Nghiên cứu không phải công việc duy nhất của khoa học
Ảnh: nguồn từ Tạp chí Science

Ngay sau khi tốt nghiệp đại học cách đây 1 năm, tôi đã quyết định thử sức với vị trí nghiên cứu viên trong một trường đại học. Tuy vậy, tôi chưa bao giờ ngưng trăn trở về tương lai của mình. Từ thuở bé, tôi đã có ấn tượng sâu sắc rằng, hàn lâm là nơi quy tụ những người thông minh nhất. Các bộ truyện về danh nhân như Marie Curie hay Albert Einstein đều phác hoạ họ là những thiên tài.

Khi xung quanh bạn là những người giỏi giang và đạt nhiều thành tựu, rất nhiều bạn trẻ (thậm chí những người đã có con đi học) đều cảm thấy áp lực từ đồng nghiệp xung quanh. Trải nghiệm đó không hề dễ chịu. Rất nhiều người chắc hẳn luôn bị giằng xé giữa một bên là cảm giác sung sướng mỗi khi tìm hiểu các ý tưởng hay phương pháp mới, còn một bên là sự hoài nghi về khả năng của bản thân. Cảm giác này phổ biến đến nỗi người ta ưa ái đặt một cái tên riêng cho nó: hội chứng kẻ mạo danh (imposter syndrome).

Làm khoa học dường như không phải công việc phù hợp cho tất cả mọi người. Trước áp lực, đôi lúc câu nói “Cố là sẽ làm được” không còn đủ nữa.

Khi đó, tôi tìm thấy sự an ủi trong kinh nghiệm của những người có cùng trải nghiệm. Phần tin tức của Tạp chí Science dành riêng một mục để thảo luận các khía cạnh nghề nghiệp, nơi nhiều người chia sẻ rằng, trở thành giáo sư không phải con đường duy nhất của họ, dù vị trí đó là mơ ước của đông đảo những người trong giới khoa học.

Mới đây, anh Paul Abel chia sẻ công việc anh từng làm trong hội đồng tuyển dụng, bên cạnh vị trí nghiên cứu [1]. Những CV trải dài các thành tích như đang bóp nát sự tự tin của anh về tương lai có được vị trí trong các khoa. Rồi anh lần lượt phân loại những CV đó để tham khảo ý kiến của các giáo sư và cùng quyết định xem sẽ chọn ai vào vòng phỏng vấn.

Nghiên cứu không phải công việc duy nhất của khoa học
Nguyễn Thanh Thanh Huyền, Trường đại học Phenikaa

Tôi cũng như anh Paul Abel. Ngoài nghiên cứu, tôi còn tham gia công việc truyền thông khoa học. Càng viết, tôi càng cảm nhận được sự quan trọng của truyền thông khoa học, ngoài mục tiêu đưa thông tin khoa học chính xác, dễ hiểu đến với công chúng.

Các cuộc họp đưa cho anh một hiện thực hoàn toàn khác những gì anh đã nghĩ. Những ứng viên anh cho là sáng giá nhất lại bị loại đầu tiên, không phải vì họ không đủ tư cách, mà vì hội đồng cho rằng, khoa không cần những người có chuyên ngành đó. Rồi anh thấy rằng, những quyết định còn tuỳ thuộc vào sức nặng trong lời nói và sự áp đảo về tính cách của các thành viên trong hội đồng.

Trải nghiệm này thúc giục anh nhìn lại những kế hoạch cho tương lai của mình. Anh có thể cống hiến hết sức để trau dồi bản thân, nhưng anh không thể quyết định được các yếu tố nằm ngoài tầm với.

Lúc này, công việc tư vấn ở doanh nghiệp mà anh từng nghĩ sẽ chẳng bao giờ thoả mãn được cơn đói tri thức của mình, giờ đây lại đưa đến những thách thức mà anh mong muốn. Ở đó còn có những lợi ích về kinh tế, thời gian và sự tự do được lựa chọn chỗ ở. Đến lúc này, tư vấn đã là công việc chính của anh và Paul luôn cảm ơn trải nghiệm làm việc trong hội đồng đã cho anh cơ hội nhìn lại tương lai của mình.

Tôi cũng như anh Paul Abel. Ngoài công việc chính là nghiên cứu, tôi còn tham gia vào công việc truyền thông khoa học [2], đưa các thông tin khoa học đến với đại chúng. Những lúc tự do viết về khoa học lại trở thành một biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu căng thẳng lúc nghiên cứu. Càng viết, tôi càng cảm nhận được sự quan trọng của truyền thông khoa học, ngoài mục tiêu đưa những thông tin khoa học chính xác, dễ hiểu đến với công chúng. Truyền thông khoa học kém có thể dẫn đến suy nghĩ rằng, khoa học là lãng phí khi công chúng không có thông tin chi tiết, minh bạch về nội dung nghiên cứu và các bằng chứng liên quan, do đó đánh giá thấp giá trị của nghiên cứu khoa học [3]. Làm truyền thông khoa học là một khía cạnh không thể thiếu của khoa học mở, để tất cả mọi người đều có thể tiếp cận và tham gia đóng góp vào phát triển tri thức và các sự kiện diễn ra trong giới khoa học, cùng sửa những lỗi sai trong nghiên cứu [4,5].

Công việc không hề dễ dàng, đòi hỏi khả năng truyền tải những thông tin và khái niệm phức tạp, thành quả của nhiều năm nghiên cứu thành những mẩu tin súc tích, dễ hiểu và đầy đủ thông tin. Tuy vậy, tôi lại thấy vui với thách thức mới. Vì công việc này, tôi tự khuyến khích mình tìm đọc tin tức và luyện thêm kỹ năng viết. Công việc mới cũng cho tôi niềm vui mỗi khi đọc được những mẩu tin thách thức các định kiến, ví dụ như việc có nên nghiên cứu các bộ sưu tập hộp sọ người [6], hay những cuộc hội thoại về khoa học mở [7,8].

Dù vẫn hoài nghi về khả năng của bản thân, nhưng công việc truyền thông lại đem cho tôi thêm ý tưởng mới, cả niềm tin và con đường mình đã chọn. Có thể trở thành một nhà khoa học thực thụ không dành cho tất cả mọi người, nhưng tình yêu và niềm tin vào khoa học vẫn có thể mang tới những con đường khác nhau như biên tập viên khoa học, tư vấn, điều tra viên hay làm ở doanh nghiệp tư nhân...

Tài liệu tham khảo:

[1] Abel P. (2021). I thought I wanted to be a professor. Then, I served on a hiring committee. Science, doi:10.1126/science.caredit.abl3842.

[2] Ho, MT, Ho MT, Vuong QH. (2021). Total SciComm: A strategy for communicating open science. Publications, 9(3), 31. https://doi.org/10.3390/publications9030031.

[3] Vuong QH. (2018). The (ir)rational consideration of the cost of science in transition economies. Nature Human Behaviour, 2(1), 5.

[4] Vuong QH. (2020). Reform retractions to make them more transparent. Nature, 582(7811), 149.

[5] Vuong QH. (2017). Open data, open review and open dialogue in making social sciences plausible. Nature: Scientific Data Updates. URL: https://go.nature.com/2QdnUrW.

[6] Wade L. (2021). A racist scientist built a collection of human skulls. Should we still study them?. Science, doi:10.1126/science.abk3522.

[7] Fecher B, & Friesike S. (2014). Open science: one term, five schools of thought. Opening Science, 17-47.

[8] Vuong QH, et al. (2018). Cultural additivity: Behavioural insights from the interaction of Confucianism, Buddhism, and Taoism in folktales. Palgrave Communications, 4, 143./.

“Gót chân Achilles” của xuất bản khoa học “Gót chân Achilles” của xuất bản khoa học

Khi xuất bản khoa học đã được thương mại hoá dựa trên quan hệ cung cầu, thì mong muốn được có một nền khoa học ...

Đặt chân tới kho tàng của người khổng lồ - Madame Tussaud II Đặt chân tới kho tàng của người khổng lồ - Madame Tussaud II

Lần đầu tiên được đặt chân vào Humanities and Social Sciences Communications, với tôi, như là bước chân vào “vùng đất của những người khổng ...

Chạy đua vaccine: Thực trạng toàn cầu và bài toán cho Việt Nam Chạy đua vaccine: Thực trạng toàn cầu và bài toán cho Việt Nam

Cuộc chạy đua chống lại COVID-19 trên toàn cầu cho thấy, những lợi thế về kinh tế, khoa học, dân số vẫn chưa đủ để ...